Stoploss tưởng chừng chỉ là một lệnh cắt lỗ thông thường nhưng thực ra nó lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng với các nhà đầu tư. Thậm chí, đây còn là một vấn đề được nhiều nhà đầu tư bàn luận nhưng lại không đi sâu tìm hiểu ý nghĩa thực sự của nó.
Nói về Stoploss thì chắc chắn ai giao dịch cũng đều biết, Stoploss (viết tắt SL) là lệnh dừng lỗ tự động, là loại lệnh dùng để ngăn chặn thua lỗ không vượt quá một mức mà bạn đã tính toán trước. Nói cách khác, vai trò quan trọng nhất của việc đặt lệnh dừng lỗ khi giao dịch đó là bảo vệ lợi nhuận, bảo vệ vốn, hạn chế việc thua lỗ lớn dẫn đến cháy tài khoản.
Tuy nhiên phần lớn lại không hiểu ý nghĩa thực sự của nó. Hiểu sai ý nghĩa của Stoploss sẽ là một thảm họa, dẫn đến những hành động sai trong việc xử lý giao dịch, đặc biệt trong trường hợp thị trường di chuyển ngược hướng bạn vào lệnh.
Stoploss là ranh giới giữa một nhận định đúng với một nhận định sai của bạn, giá chạm stoploss tức nhận định trước đó của bạn không còn giá trị nữa. Đó mới là ý nghĩa thực sự của Stoploss.
Bạn nên chấp nhận sai, và update lại các phân tích về xu hướng của đường giá, theo tôi khi lệnh giao dịch chạm phải mức dừng lỗ, nên rời khỏi thị trường, cho đến khi tâm lí giao dịch được giải phóng, bạn mới có cái nhìn khách quan về đường giá, và lúc này mới đủ tỉnh táo để phân tích chuẩn chỉ được.
Không đặt stoploss hoặc di dời stoploss là bạn đang tự tin thái quá, hoặc không chấp nhận quyết định của mình là sai và sau nhiều lần ngoan cố với suy nghĩ đó sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Biểu hiện của việc bạn đang vô trách nhiệm với tài khoản của mình.
Một điều nữa, chính tâm lý tham lam và sợ hãi là hai yếu tố tâm lý chi phối khiến nhà giao dịch không tuân thủ được kế hoạch giao dịch của mình.
Vậy, tại sao phải dừng lỗ đúng kế hoạch?
Điều mà các trader ít khi chú tâm tới…
Đầu tiên hãy nhìn vào hình ảnh minh hoạ này. Bạn thấy được điều gì? Có phải bạn càng lỗ thì bạn càng phải kiếm lời nhiều hơn để hòa vốn?
Ví dụ bạn lỗ 30% thì bạn cần kiếm lại 42,9% để hòa vốn trong khi nếu bạn lỗ 10% thì bạn chỉ cần kiếm lại 11,1% để hòa vốn. Nếu bạn lỗ 50% thì bạn cần kiếm lợi nhuận 100% để hòa vốn.
Nếu bạn lỗ 85% thì con số bạn cần recover lên tới 566,7%, tức là bạn phải kiếm lợi nhuận 566,7% mới hoà vốn!
Có một sự thật, con số lỗ càng lớn(trên 20%, hoặc > 50%) thì bạn không tài nào cắt lỗ được nữa!
Hãy chú tâm tới nguyên lí này mà xây dựng một kế hoạch hoàn chỉnh, đừng để lỗ quá 15% tài khoản, dừng lỗ ngắn thì còn cơ hội làm lại, chứ con số lỗ càng lớn thì càng ảnh hưởng đến tâm lí giao dịch, lúc đó là mang tâm lí gỡ lỗ, ko còn những nhận định và quyết định thông minh nữa…mà thói thường thì càng gỡ thì càng lỗ…nhớ lấy!