Vùng kháng cự và hỗ trợ

Hỗ trợ kháng cự là gì?

Hiểu về vùng kháng cự hỗ trợ là kỹ năng quan trọng nhất bạn nên học trong giao dịch.

Và hiểu về chúng là dễ dàng.

Các khu vực hỗ trợ và kháng cự chia biểu đồ của bạn thành các khu vực mua và bán. Một khu vực nằm trên giá hiện tại là bán, bất kỳ khu vực nào nằm dưới giá hiện tại là mua.

Vùng kháng cự và hỗ trợ

Trên biểu đồ GBPUSD bên dưới bạn có thể thấy giá đang tiếp cận khu vực bóng mờ màu xanh 1.3500. Đây là một khu vực kháng cự mạnh ( bán).

Vùng kháng cự và hỗ trợ

Khi giá tiếp cận khu vực bán một lượng lớn lệnh bán được kích hoạt để chống lại các lệnh mua. Điều này dẫn đến việc đình trệ giá hoặc thậm chí giá có thể đảo chiều.

Tại sao điều này xảy ra?

Thật đơn giản, các động lực chính của thị trường là các ngân hàng, các quỹ phòng hộ có những lệnh đặt của họ tại các mức kháng cự và hỗ trợ.

Tại sao những tác nhân gây di chuyển thị trường lại đặt các lệnh của họ tại ngưỡng kháng cự và hỗ trợ?

Những nhà giao dịch giỏi không ngẫu nhiên đặt lệnh để vào thị trường rồi chờ may mắn. Họ đặt những điểm vào lệnh của mình ở những mức giá đáng kể. Mức giá đáng kể này đến trong nhiều hình thức.

· Mức giá năm, mức giá tháng, mức giá tuần cao hoặc thấp.

· Các con số làm tròn như 1.0000 và 1.0500 ( những con số này được gọi là cấp độ tâm lý).

· Mức giá cao nhất từ trước đến nay hoặc thấp nhất.

· Các khu vực giá mà trong đó giá bị đình trệ hoặc hoặc đảo chiều hơn một lần.

Vùng kháng cự và hỗ trợ

Trong ví dụ về biểu đồ GBPUSD ở trên chúng ta có thể thấy rằng giá đã bị đình trệ ở mức 1.3070 hai lần ( màu xanh lá cây) lần tiếp theo nó tiếp cận mức đó và bị kéo trở lại ( pullback) sau đó là thêm 2 lần nữa ( màu vàng nổi bật).

Tại sao?

Bởi vì các động lực chính của thị trường đã đặt lệnh mua của họ ở mức 1.3070 và khi giá chạm vào khu vực này lệnh mua được kích hoạt sẽ gây ra sự đảo ngược.

Điều này xảy ra mọi lúc trên mọi cặp forex và trên mọi thị trường tài chính khác.

Đây là cách thị trường hoạt động các lệnh mua và bán được nhóm lại trong cùng một khu vực và khi chúng ảnh hưởng chúng ta sẽ thấy tác động của giá cả.

💡

– Cộng đồng giao lưu và học hỏi phương pháp quản lý vốn, xử lý lệnh âm tài khoản, phương pháp giao dịch, chiến lược đầu tư vàng, ngoại tệ ngắn – trung – dài hạn, cùng ZOOM giao dịch thực chiến tin tức phiên Mỹ hàng ngày từ thứ hai đến thứ sáu.

– Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY

– Tham khảo tín hiệu giao dịch TELEGRAM: TẠI ĐÂY

– Tham gia Group cộng đồng TELEGRAM: TẠI ĐÂY

Đặt vùng kháng cự và hỗ trợ

Có rất nhiều chỉ báo tuyệt vời ngoài kia tuyên bố sẽ cung cấp cho bạn mức hỗ trợ và kháng cự tuyệt vời. Tôi đã thử tất cả và thấy chúng không đáng tin cậy.

Các vùng kháng cự và hỗ trợ cần phải được thực hiện bởi cá nhân. Đây là vùng kháng cự và hỗ trợ của tôi nhưng nếu bạn muốn giao dịch với nhiều cặp forex bạn phải tự tìm chúng.

Một chiến lược giao dịch forex tốt đòi hỏi bạn phải làm một số việc.

Nhưng đừng lo lắng, thật dễ dàng tất cả những gì bạn cần làm là kẻ mức ngang khi bạn nhìn thấy giá ít nhất 2 lần chạm một khu vực giá.

Tôi sẽ chia nó thành từng bước, nhưng trước tiên hãy xác định một số quy tắc của khu vực kháng cự và hỗ trợ.

3 quy tắc xác định mức kháng cự và hỗ trợ

Có 3 quy tắc chính bạn cần nhớ khi đặt vùng kháng cự và hỗ trợ.

1. Đặt các khu vực trên thân nến, thân nến quan trọng hơn là bấc.

2. Những lần giá bật gần đây thì quan trọng hơn, ưu tiên các lần giá bật gần hơn là xa.

3. Bạn cần ít nhất 2 kết nối khi giá bị trả lại ( bật lại) để đặt vùng hỗ trợ hoặc kháng cự. Có một ngoại lệ cho vấn đề này một trong những vấn đề phổ biến nhất là tại các điểm có mức giá cao, thấp nhất của năm hoặc mọi thời đại, bạn có thể đặt nó ngay cả khi chỉ có 1 lần chạm.

Hướng dẫn từng bước đặt kháng cự hỗ trợ

Bước 1: Chọn biểu đồ ngày và thu nhỏ nó cho đến khi bạn có khung thời gian là 1 năm dữ liệu. Đừng lo lắng nếu bạn thấy ít hơn một chút, đó không phải vấn đề lớn.

Bước 2: Xác định số lần giá bật cao nhất và thấp nhất trong năm trước và đặt một khu vực tại mỗi khu vực. Hãy nhớ rằng bạn đặt các khu vực tại thân nến không phải bấc vì đây là mức giá cao nhất và thấp nhất hàng năm nên chỉ cần một lần nảy là đủ.

Bước 3: Đặt vùng hỗ trợ kháng cự giữa 2 vùng đầu tiên bằng cách kết nối ít nhất 2 lần hoặc nhiều lần nảy.

Nhìn chung bạn sẽ thấy từ 5-8 vùng hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ. Nếu nhiều hơn 8 thì có lẽ là quá nhiều.

💡

Tham khảo thêm các bài viết nhận định của Cindy tại đây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!