Vai trò của cán cân thương mại (trade balance) đối với nền kinh tế

Đối với bất kỳ quốc gia nào, tình hình xuất nhập khẩu luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu vì đôi khi nó là nguồn thu chính của một địa phương, một quốc gia nào đó và phần nào thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế – xã hội. Vì vậy Trade Balance được xem là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi trong hoạt động xuất – nhập khẩu của một quốc gia trong khoảng thời gian xác định cũng như sự chênh lệch giữa chúng.

💡

– Tham gia cộng đồng ZALO tại: Giao Lộ Đầu Tư để học hỏi kinh nghiệm, chiến lược đầu tư cùng Zoom giao dịch thực chiến tin tức hàng ngày

– Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại CHANNEL TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Thứ nhất, cán cân thương mại cung cấp những thông tin liên quan đến cung cầu tiền tệ của một quốc gia

Cụ thể Trade Balance thể hiện sự thay đổi tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ. Khi một quốc gia đang có thặng dư thương mại thì tổng giá trị các dòng ngoại tệ chảy vào quốc gia đó cao hơn tổng giá trị các dòng ngoại tệ chảy ra. Ngoại tệ khi vượt qua biên giới sẽ được chuyển đổi thành đồng nội tệ và như vậy, nguồn cung ngoại tệ sẽ tăng lên. Kết quả là tỷ giá hối đoái của các đồng ngoại tệ sẽ giảm còn tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ sẽ tăng.

Ngược lại, trong trường hợp một quốc gia đang bị thâm hụt thương mại, đồng nội tệ cần được chuyển đổi thành đồng ngoại tệ để thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế. Kết quả là, nguồn cung đồng nội tệ tăng lên và tỷ giá hối đoái sẽ giảm, còn tỷ giá của đồng tiền của quốc gia đang có thặng dư với quốc gia này sẽ tăng.

Thứ hai, cán cân thương mại phản ánh khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế của một quốc gia

Bời vì tình trạng của cán cân thương mại phản ánh tình trạng của cán cân vãng lai, do đó ảnh hưởng đến sự ổn định nền kinh tế vĩ mô. Đây được xem là ảnh hưởng quan trọng nhất của cán cân thương mại tới nền kinh tế và dựa vào đó nhà nước có thể đưa ra các chính sách để có thể điều chỉnh cán cân thương mại đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.

Trade Balance được tất cả các quốc gia quan tâm đến sự ảnh hưởng của nó tới sản lượng trong nước (Net Exports hay NX là thành tố của GDP), việc làm và cán cân đối ngoại.

Ví dụ, các nền kinh tế đang phát triển cần thu hút nhiều nguồn lực nước ngoài để thúc đẩy quá trình phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế trong nước, đặc biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài, có thể chấp nhận thâm hụt cán cân thương mại trong một thời gian. Nhưng vì không thể chấp nhận tình trạng nhập siêu hoặc xuất siêu trong thời gian dài hạn, nên chính phủ thường vận dụng các chính sách điều chỉnh thích hợp để loại trừ những hiện tượng này.

Trong khí đó các nước phát triển thường nhập khẩu rất nhiều nguyên vật liệu thô từ những nước đang phát triển với giá cả rẻ mạt. Sau đó những nguyên vật liệu này đều được chuyển những mặt hàng dùng sẵn, và giá trị của nó thì đã tăng lên đáng kể.

Mặc dù, rất nhiều những nước phát triển khác (ví dụ như khối cộng đồng chung châu Âu) đều có trade balance cân bằng về mặt tiền tệ, thì phần thể chất của trade balance ấy cũng rất kém (đặc biệt với những nước đang phát triển, nghĩa là nếu xét về mặt vật liệu thì nhập khẩu chiếm ưu thế hơn là xuất khẩu.

Thứ ba, cán cân thương mại thể hiện mức tiết kiệm, đầu tư và thu nhập thực tế

Vai trò của cán cân thương mại (trade balance) đối với nền kinh tế
Trade Balance – Tình hình xuất nhập khẩu

Nếu cán cân thương mại bị thâm hụt thì điều đó thể hiện quốc gia chi nhiều hơn thu nhập của mình cũng như tiết kiệm sẽ ít hơn đầu tư và ngược lại.

Vì những tác động to lớn của cán cân thương mại tới nền kinh tế nên các nhà kinh tế và quản lý luôn tìm ra phương pháp để dự báo những cơ hội cũng như các thách thức từ đó đề ra những giải pháp kịp thời và hiệu quả nhất cho hoạt động xuất – nhập khẩu trong tương lai, từ đó giúp điều tiết vĩ mô một cách tốt hơn.

Tuy nhiên vẫn tồn tại những quan điểm khác nhau về ảnh hưởng của cán cân thương mại đến nền kinh tế của một quốc gia:

Khác với quan niệm sai lầm của nhiều người, cán cân thương mại tích cực hay tiêu cực không nhất thiết chỉ ra sức khỏe của một nền kinh tế là khỏe hay yếu. Việc Trade Balance tích cực hay tiêu cực có lợi cho nền kinh tế hay không phụ thuộc vào các quốc gia liên quan, các quyết định chính sách thương mại, thời gian của Trade Balance tích cực hay tiêu cực và quy mô của sự mất cân bằng thương mại, và một số vấn đề liên quan khác.

Ngoài ra, những nhà kinh tế học đương đại không thống nhất ý kiến về ảnh hưởng của sự thâm hụt thương mại trong kinh tế với những ý kiến nhận định đó sẽ là một sự trì trệ của GDP và tình trạng việc làm trong suốt một khoảng thời gian dài với chi phí xã hội cao trong khi đó có những người lại cho rằng đó là dấu hiệu của một sự tăng trưởng kinh tế. Một vài chuyên gia kinh tế tin GDP và tình trạng việc làm có thể bị trì trệ kéo dài nếu thâm hụt quá lớn và trong một khoảng thời gian quá dài.

Như vậy, riêng bản thân Trade Balance không cung cấp nhiều dấu hiệu liên quan đến việc một nền kinh tế đang hoạt động tốt như thế nào. Các nhà kinh tế thường đồng ý rằng thặng dư thương mại hay thâm hụt thương mại không phải luôn là không tốt, hay là tốt cho nền kinh tế.

💡

Các bài viết và nhận định thị trường của Mr. Phan Trọng: TẠI ĐÂY

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!