1. Lưu ý khi phân tích tương quan giữa các thị trường
Trong từng mối tương quan, mình cũng đã có những lưu ý cho anh em khi phân tích. Tuy nhiên để anh em dễ nắm bắt hơn thì chúng ta sẽ tổng hợp lại một số vấn đề quan trọng cần lưu ý khi phân tích các mối tương quan giữa các thị trường khác nhau.
Đầu tiên, anh em cần nhớ tầm quan trọng của chu kỳ kinh tế trong phân tích liên thị trường. Ở các chu kỳ kinh tế khác nhau, tình hình lạm phát sẽ khác nhau, do đó ảnh hưởng lớn, thậm chí có thể đảo ngược mối tương quan giữa các thị trường.
Vấn đề thứ hai, cũng liên quan tới lưu ý đầu tiên, nhưng chúng ta cần nhấn mạnh hơn vai trò của lạm phát trong phân tích liên thị trường. Hầu hết các mối tương quan giữa các thị trường đều có thể được phân tích thông qua lạm phát, vì nó ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa, đến chính sách tiền tệ, ảnh hưởng đến dòng tiền đổ vào cổ phiếu hay trái phiếu.
Lưu ý thứ ba, đó là nền kinh tế của mỗi quốc gia có những đặc tính khác nhau, do đó khi phân tích thị trường của nền kinh tế nào thì anh em cần hiểu được các đặc tính của nó, ví dụ như đất nước đó có xuất khẩu hàng hóa nổi bật hay không, hay có phải nhập khẩu nhiều hàng hóa… Đặc biệt là trong thị trường tiền tệ với thị trường hàng hóa, các đặc điểm của nền kinh tế sẽ là yếu tố quyết định đến mối tương quan giữa các thị trường.
Nhìn chung, từ cả ba vấn đề trên thì chúng ta có thể hiểu rằng tại sao phân tích liên thị trường lại là một nhánh của phân tích cơ bản. Việc hiểu được kinh tế vĩ mô và phân tích được các dữ liệu phân tích cơ bản là vô cùng quan trọng để anh em có thể phân tích liên thị trường một cách hiệu quả. Tất nhiên, điều này khiến cho phân tích mối tương quan giữa các thị trường trở nên khó hơn, nhưng đi kèm với nó là sự hiệu quả mà anh em sẽ cảm nhận được ngay lập tức.
💡
– Tham gia cộng đồng ZALO tại: Giao Lộ Đầu Tư để học hỏi kinh nghiệm, chiến lược đầu tư cùng Zoom giao dịch thực chiến tin tức hàng ngày
– Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại CHANNEL TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
2. Ví dụ khi áp dụng tương quan giữa các thị trường vào giao dịch
Để đưa các mối tương quan liên thị trường vào thực tế, anh em chỉ cần sử dụng thông tin về thị trường này làm một chỉ báo hỗ trợ cho thị trường mà mình đang xem xét. Ví dụ, dựa vào tương quan giữa vàng và đồng AUD, anh em có thể lấy biểu đồ giá vàng làm một chỉ báo hỗ trợ khi phân tích và giao dịch đồng AUD.
Chúng ta sẽ đi đến một số ví dụ cụ thể hơn để anh em hiểu được các áp dụng phương pháp này.
Dựa vào tương quan giữa hàng hóa và cổ phiếu, chúng ta lấy hai đại diện là dầu – một loại hàng hóa tiêu biểu, và chỉ số SPX (S&P500) – chỉ số chứng khoán Mỹ. Giả sử anh em đang giao dịch dầu, thì chỉ số SPX có thể trở thành một chỉ báo hỗ trợ cho việc phân tích xu hướng và tìm kiếm tín hiệu giao dịch.
Đầu tiên, anh em cần có cái nhìn tổng thể về thị trường xem tình hình lạm phát ra sao. Ví dụ trong biểu đồ dưới đây, chúng ta có giá dầu trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2021. Đây là giai đoạn thế giới vẫn đang chìm trong khủng hoảng dịch Covid, hàng hóa tiêu thụ kém khiến cho giá cả ở mức thấp, do đó lạm phát trong tầm kiểm soát, nếu không muốn nói là ở mức thấp hơn bình thường.
Trong trường hợp lạm phát thấp như vậy, chúng ta có mối tương quan thuận giữa thị trường chứng khoán và thị trường hàng hóa, đồng nghĩa với việc chỉ số SPX tương quan thuận với giá dầu. Cụ thể, trong ví dụ này, SPX có thể hoạt động như một chỉ báo xu hướng. Anh em có thể thấy một xu hướng tăng rất rõ ràng của chỉ số SPX, do đó ngay cả khi dầu tạo một đáy thấp hơn, chúng ta vẫn có thể nhận định rằng xu hướng tăng vẫn có thể tiếp diễn.
Nếu để ý kỹ hơn, thậm chí anh em còn thấy chỉ số SPX trong trường hợp này là một chỉ báo sớm, nó tạo ra các đáy sớm hơn so với giá dầu. Do đó, đến khi đáy thứ 4 (như hình vẽ) hình thành trên SPX, anh em có thể dự đoán rằng dầu cũng sắp tạo đáy và đảo chiều. Kết hợp với vị trí xuất hiện nến Inside bar, chúng ta hoàn toàn có thể có một tín hiệu mua vào đối với dầu.
Trên thực tế đây là một thiết lập khá hoàn hảo khi áp dụng tương quan liên thị trường, vì anh em có thể có được cả một tín hiệu giao dịch đáng tin cậy. Tuy nhiên, trên thực tế, thiết lập như vậy không thường xuyên xuất hiện, mà anh em chỉ nên sử dụng SPX như một chỉ báo xu hướng cho dầu, rồi kết hợp thêm các chỉ báo hay công cụ khác để tìm kiếm tín hiệu vào lệnh thuận theo xu hướng đó.
Ngoài ví dụ cụ thể vừa rồi, anh em cũng có thể áp dụng những ví dụ mà mình đã đưa ra trong các phần trước, như mối tương quan giữa đồng AUD với giá vàng – biểu đồ giá vàng có thể làm chỉ báo xu hướng khi giao dịch AUD hoặc ngược lại tùy theo điều kiện cụ thể.
Hay như chỉ số trái phiếu US30 có thể làm chỉ báo xu hướng để giao dịch đồng USD… Sau khi đã hiểu về tương quan giữa các thị trường, anh em có thể áp dụng một cách rất linh hoạt, thậm chí đôi khi chỉ cần dựa vào các mối tương quan đó để đưa ra tín hiệu giao dịch như ví dụ với dầu mà chúng ta vừa phân tích.
Kết luận
Hy vọng với những gì mà chúng ta vừa cùng nhau phân tích, anh em đã hiểu được về mối tương quan giữa các thị trường tài chính với nhau, đặc biệt là biết cách áp dụng các mối tương quan đó vào trong giao dịch. Mặc dù đây là một phương pháp tương đối khó và đòi hỏi nhiều kiến thức, nhưng nếu anh em nghiên cứu kỹ lưỡng và thực hành thành thạo, thì nó sẽ trở thành “chỗ dựa” chắc chắn để anh em nhận định thị trường và đưa ra các quyết định giao dịch chính xác.
Tuy nhiên, đừng quên backtest thật cẩn thận với các chiến lược cụ thể trước khi áp dụng vào tài khoản thật và tiền thật nhé.
💡
Các bài viết và nhận định thị trường của Mr. Phan Trọng: TẠI ĐÂY