Trader nên chọn một chiến lược đơn giản hay phức tạp?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cho bạn biết vì sao các chiến lược giao dịch đơn giản có thể đánh bại các chiến lược giao dịch phức tạp.

Sức mạnh của chiến lược giao dịch đơn giản

Nhiều người tin vào sức mạnh của sự phức tạp. Càng phức tạp và càng nâng cao bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu.

Nhưng may mắn thay, sự phức tạp không có chỗ trong trading.

Chiến lược giao dịch của bạn có thể được hình thành từ những ý tưởng cực kỳ đơn giản mà bạn tự nghĩ ra. Hoặc bạn cũng có thể backtest một ý tưởng của ai đó và tự đưa ra kết luận cho riêng mình.

Vâng, thị trường thì phức tạp, rất phức tạp. Nhưng (có lẽ), giải quyết các vấn đề phức tạp bằng sự đơn giản lại là điều hợp lý.

Bạn có cần kỹ năng lập trình siêu phàm không? Không cần.

Bạn có cần sức mạnh máy tính không? Có cần, nhưng không cần quá nhiều.

Bạn có cần những công thức phức tạp không? Không cần.

Sức mạnh của việc tìm kiếm ý tưởng để thử nghiệm đến từ kinh nghiệm. Khi một trader có kinh nghiệm có được thông tin và năng lực tối thiểu cần thiết để hình thành giả thuyết, việc đưa thêm các biến số vào giả thuyết thường không cải thiện tính chính xác của giả thuyết của họ.

Ngược lại, sự phức tạp quá mức sẽ dẫn đến việc trader tự tin thái quá và “gượng ép” dữ liệu vào mô hình (curve-fitting). Trader trở nên tự tin hơn vào khả năng dự đoán của mình, nhưng thiên hướng tự tin thái quá đã được chứng minh khá rõ ràng. (Bạn có thể quan sát biểu đồ minh họa ở phần sau của bài viết).

Bạn nên tập trung vào việc vượt qua những thiên kiến, khắc phục các điểm yếu và phát huy các điểm mạnh của bản thân.

Trong trading, việc bỏ bớt các biến số sẽ mang lại lợi ích hơn là thêm vào

Bạn có biết việc loại bỏ đèn giao thông và biển báo đường bộ sẽ dẫn đến ít tai nạn hơn không? Tại sao chúng ta luôn muốn thêm nhiều sự phức tạp hơn vào giải pháp? Tại sao chúng ta không loại bỏ các thông tin không cần thiết khi giải quyết vấn đề? Tại sao chúng ta không loại bỏ luật lệ và quy định để giải quyết vấn đề? Tại sao chúng ta lại thêm luật thay vì loại bỏ nó?

Trader nên chọn một chiến lược đơn giản hay phức tạp?

Gần đây, tôi đã đọc được một bài báo thú vị trên Tạp chí Khoa học Mỹ [Scientific American] do Diana Kwon viết với tiêu đề “Bộ não của chúng ta thường bỏ qua chiến lược giải quyết vấn đề tuyệt vời này” [Our Brain Typically Overlooks This Brilliant Problem-Solving Strategy]. Bài báo giải thích cách chúng ta có thể loại bỏ các yếu tố thay vì thêm vào và vẫn có được giải pháp tốt hơn. Loại bỏ các yếu tố đối với nhiều người là một ý tưởng cấp tiến, nhưng nó không nên như vậy.

Điều này rất quan trọng đối với các trader và những người quan tâm đến việc định lượng các vấn đề. Hầu hết chúng ta xây dựng các chiến lược dựa trên nhiều biến số, nhưng thường thì các mô hình đơn giản và ít biến số lại hiệu quả và đáng tin cậy hơn. Đặc biệt, người mới bắt đầu thường tin rằng họ cần tìm thứ gì đó phức tạp để thành công. Nhưng thực tế thường ngược lại. Giao dịch có lợi nhuận phụ thuộc nhiều hơn vào việc tìm các chiến lược đơn giản và tuân theo kế hoạch. Nó không cần phải là kế hoạch tốt nhất hoặc tối ưu nhất, mà là kế hoạch “đơn giản nhất” mà bạn có thể tuân theo và thực hiện.

Tại sao trading lại khó?

Trader nên chọn một chiến lược đơn giản hay phức tạp?

Trong cuốn “The Psychology of Money”, tác giả Morgan Housel viết rằng một kỹ sư có thể có một sự nghiệp thành công mà không cần biết gì nhiều ngoài kỹ thuật. Điều tương tự cũng xảy ra với bác sĩ thú y – họ không cần biết nhiều về điều khác.

Nhưng trong kinh doanh, trading và đầu tư thì không như vậy!

Trading gồm một chút toán học, tâm lý học, lý thuyết trò chơi, lịch sử, v.v. Có lẽ điều này không làm cho trading trở nên khó khăn hơn, nhưng chắc chắn nó khiến trading dễ bị thay đổi và không chắc chắn hơn nhiều.

Hãy tưởng tượng tất cả các tiêu chí mà bạn có thể đưa vào chiến lược giao dịch của mình…

Nó vô tận!

Chủ nghĩa “Less is more” trong trading

Rory Sutherland đã viết trong cuốn sách ‘Alchemy’ của ông rằng nói dối nhân với nói dối sẽ bằng nói dối gấp đôi. Ông ấy nói đúng. Trong nhiều trường hợp, giải pháp dễ dàng và tốt nhất là loại bỏ thông tin hoặc tiêu chí. Một nhà định lượng giỏi sẽ làm cho mọi thứ đơn giản.

Biểu đồ bên dưới giải thích tại sao Sutherland đúng (biểu đồ được lấy từ ‘Psychology of Intelligence Analysis’ của Richards Heuer).”

💡

– Cộng đồng giao lưu và học hỏi phương pháp quản lý vốn, xử lý lệnh âm tài khoản, phương pháp giao dịch, chiến lược đầu tư vàng, ngoại tệ ngắn – trung – dài hạn, cùng ZOOM giao dịch thực chiến tin tức phiên Mỹ hàng ngày từ thứ hai đến thứ sáu.

– Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY

– Tham khảo tín hiệu giao dịch trên TELEGRAM: TẠI ĐÂY

Trader nên chọn một chiến lược đơn giản hay phức tạp?

Khi bạn đã có được lượng thông tin tối thiểu để đưa ra phán đoán, việc bổ sung thêm thông tin cũng không cải thiện được kết quả. Nassim Taleb từng viết rằng cách dễ nhất khiến một kẻ ngốc phá sản là cung cấp cho anh ta thật nhiều thông tin.

Jim Simons đã kiếm bộn tiền bằng cách sử dụng các chiến lược được lượng hóa trên thị trường, nhưng trong cuốn sách “The Man Who Solved The Market”, tác giả lập luận rằng các chiến lược này không mới lạ cũng không phức tạp.

Tại sao chúng ta lại làm cho trading trở nên phức tạp?

Rất có thể chúng ta có khuynh hướng sẵn có đối với sự phức tạp. Đây là những gì Diana Kwon viết trong bài báo:

“Mặc dù xu hướng của các doanh nghiệp và tổ chức lựa chọn sự phức tạp thay vì đơn giản hóa đã được biết đến trước đây, nhưng điều mới mẻ của bài báo này là nó cho thấy mọi người có xu hướng thêm các tính năng mới, “ngay cả khi việc loại bỏ chúng rõ ràng sẽ tốt hơn,” ông nói thêm. Meyvis cũng lưu ý rằng những lý do khác cho hiệu ứng này có thể là khả năng được đánh giá cao hơn đối với các giải pháp cộng thêm, hoặc cái gọi là thiên kiến chi phí chìm, trong đó mọi người tiếp tục đầu tư vào những thứ mà họ đã dành thời gian, tiền bạc hoặc công sức.”

Nhiều người chưa từng nghe về Curtis Faith, nhưng ông là một trong những “Turtle Trader” ban đầu trong dự án giao dịch theo xu hướng thành công của Richard Dennis vào những năm 1980.

Ông Faith đã viết một trong những cuốn sách giao dịch hay nhất hiện nay: một cuốn sách dễ đọc về những khía cạnh quan trọng nhất của trading. Đây là quan điểm của Curtis về sự phức tạp:

“Phải mất rất nhiều thời gian và nghiên cứu để nhận ra việc giao dịch thực sự đơn giản như thế nào, nhưng phải trải qua nhiều năm thất bại thì hầu hết các trader mới hiểu được việc giữ mọi thứ đơn giản và không quên những điều cơ bản khó khăn đến mức nào (trang 115). Hãy giữ cho mọi thứ đơn giản. Các phương pháp đơn giản, được kiểm nghiệm theo thời gian và được thực hiện tốt sẽ luôn vượt qua các phương pháp phức tạp, cầu kỳ (trang 131). Tương tự như vậy, các quy tắc đơn giản giúp hệ thống mạnh mẽ hơn vì những quy tắc đó hoạt động hiệu quả trong nhiều tình huống khác nhau (trang 212). Mọi người có xu hướng tin rằng những ý tưởng phức tạp tốt hơn những ý tưởng đơn giản… Một số người trong chúng ta nghĩ rằng giao dịch thành công không thể đơn giản đến thế; rằng phải có điều gì khác nữa (trang 224).”

Vậy, lý do chúng ta thích thêm sự phức tạp vào phương trình là vì:

  1. Bán chạy hàng hơn: Ai muốn mua một chiến lược giao dịch chỉ với hai biến số khi bạn có thể có một chiến lược với tám biến số?
  2. Loại bỏ sự nhàm chán: Khi mọi thứ đơn giản, nó trở nên nhàm chán. Nhiều người giao dịch vì sự kích thích, không phải vì tiền (dù bạn có tin hay không).
  3. Ảo tưởng về kiến thức: Càng biết nhiều về một chủ đề, chúng ta càng thích sự phức tạp. Có thể nói sự phức tạp là một cột mốc di động liên tục thay đổi.
  4. Nghe có vẻ hay hơn: Hầu như không ai muốn nghe những giải pháp đơn giản. Càng thêm nhiều sự phức tạp, nó càng nghe có vẻ hay hơn.

Kết luận

Khi chúng ta tìm cách cải thiện một vấn đề giao dịch, việc thêm nhiều biến số hơn là điều đương nhiên. Tuy nhiên, đó thường là cách tiếp cận sai lầm.

Bằng cách bỏ bớt các biến, bạn có thể cải thiện kết quả và đồng thời giảm nguy cơ “curve-fitting”.

Chiến lược giao dịch đơn giản đánh bại các chiến lược phức tạp. Hãy luôn ghi nhớ điều này!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!