Top 5 biểu đồ Forex phổ biến và cách đọc các loại biểu đồ Forex

Phân tích kỹ thuật thường hướng đến việc xác định xu hướng và các mô hình trên thị trường, bằng cách sử dụng các loại biểu đồ Forex khác nhau. Việc diễn giải nhiều dạng biểu đồ nghe có vẻ đáng sợ đối với các Trader mới, nhưng hiểu nó là một điều khá cần thiết để giao dịch thuận lợi.

Bài viết này, Vnrebates sẽ đưa ra một số dạng biểu đồ sử dụng phổ biến nhất không những trong thị trường Forex mà còn trong hầu hết trong các thị trường tài chính.

Hiểu về các loại biểu đồ Forex là một phần không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động giao dịch nào trên thị trường tài chính, đặc biệt là những Trader theo trường phái Price Action. Để đi sâu vào chiến lược giao dịch cụ thể, anh em cần tìm hiểu về khái niệm cũng như các loại biểu đồ giá một cách kỹ lưỡng.

Biểu đồ Forex là gì?

Biểu đồ trong Forex là một hình ảnh trực quan về chuyển động giá mua và giá bán của các cặp tiền tệ và được biểu diễn dưới dạng đường, thanh hoặc bất kỳ hình thức nào khác. Các biến động giá này có thể được thể hiện trong các khung thời gian khác nhau: phút, giờ, ngày, tháng, hay thậm chí cả năm.

Biểu đồ Forex hiển thị biến động giá theo cách này: trục x (đường nằm ngang) hiển thị khoảng thời gian – có thể ở bất kỳ đâu từ dữ liệu đánh dấu (mức thay đổi giá nhỏ nhất của một cặp ngoại hối) đến dữ liệu hàng năm, và trục y (đường thẳng đứng) hiển thị giá của một cặp.

Biểu đồ Forex được sử dụng để làm gì?

Phần lớn các nhà môi giới ngoại hối cung cấp các biểu đồ này như một phần của nền tảng của họ và chúng có thể truy cập được sau khi người dùng mở tài khoản Demo hoặc tài khoản trực tiếp. Ngoài ra còn có các công ty bên thứ ba cung cấp biểu đồ Forex miễn phí. Và bản thân các biểu đồ có thể có nhiều dạng khác nhau để lựa chọn trong giao dịch

Các nhà giao dịch sử dụng các loại biểu đồ Forex cho phương pháp được gọi là phân tích kỹ thuật. Với biểu đồ Forex, họ phân tích được các biến động giá trong quá khứ của các cặp tiền tệ và cố gắng dự đoán giá tiếp theo sẽ hoạt động như thế nào? Giá sẽ tăng hay giảm trong tương lai? Từ đó mang lại kết quả giao dịch cho người giao dịch.

Các loại biểu đồ Forex phổ biến cần biết trong khi giao dịch?

Có rất nhiều loại biểu đồ giá trên thị trường Forex, và những biểu đồ thông dụng nhất là Bar Chart, Line Chart, Candlestick Chart, Point and Figure Chart. Mỗi dạng biểu đồ có ưu nhược điểm riêng, cũng như trường hợp sử dụng riêng. Thay vì chỉ xài biểu đồ hình nến (Cansdlestick Chart), anh em thử bật lên các biểu đồ còn lại xem sao, sẽ phát hiện nhiều điều thú vị lắm!

Biểu đồ thanh Bar Chart là gì?

Biểu đồ Bar Chart hay còn gọi là biểu đồ hình thanh là một tập hợp các thanh giá, với mỗi thanh minh họa giá của tài sản hoặc chứng khoán di chuyển trong một khoảng thời gian nhất định. Mỗi thanh thường hiển thị giá mở cửa, cao, thấp và đóng cửa (OHLC), mặc dù điều này có thể được điều chỉnh để chỉ hiển thị giá cao, thấp và đóng cửa (HLC).

Top 5 biểu đồ Forex phổ biến và cách đọc các loại biểu đồ Forex
Một ví dụ về biểu đồ thanh (biểu đồ Bar Chart)

Giá mở cửa được đánh dấu bằng một đường ngang nhỏ bên trái đường thẳng đứng và giá đóng cửa được đánh dấu bằng một đường ngang nhỏ bên phải đường thẳng đứng.

  • Ưu điểm

Biểu đồ này thường thể hiện đầy đủ thông tin và gọn gàng, tối giản, dễ hiểu để xác định giá đang di chuyển như thế nào? Bên cạnh đó có thể xác định xu hướng một cách nhanh chóng để vẽ đường xu hướng chính xác.

  • Nhược điểm

Đối với Trader mới, có vẻ khó nhìn vì chưa quen, có thể khó phân tích sâu hơn. Khó phân tích theo  Price Action bằng Bar Chart được mặc dù nó vẫn thể hiện đầy đủ 4 thông số của cây nến (OHLC: Open-High-Low-Close)

Biểu đồ đường Line Chart là gì?

Biểu đồ đường (Line Chart) cơ bản là vẽ một đường nối từ mức giá đóng cửa của khung thời gian trước đến mức giá đóng cửa của khung thời gian sau. Khi những điểm này được nối lại với nhau, anh em sẽ thấy được tổng quát chuyển động của giá của một cặp tiền trong một khoảng thời gian nào đó.

  • Ưu điểm

Ưu điểm chính của biểu đồ đường là sự đơn giản của nó. Biểu đồ mang lại sự đơn giản vì giúp nhận diện xu hướng cho người mới bắt đầu. Và biểu đồ đường cũng cung cấp dễ dàng trực quan để nắm bắt các thay đổi giá theo thời gian. Cuối cùng, loại gần như toàn bộ biến động nhiễu, tập trung vào thông tin quan trọng nhất là giá đóng cửa.

  • Nhược điểm

Công dụng cũng là nhược điểm. Một biểu đồ đường thiếu chi tiết vì quá đơn giản. Nhà đầu tư có thể thấy được xu hướng trong nháy mắt, nhưng chưa thể cảm nhận được một cảm giác khác về cách xây dựng xu hướng. Phạm vi của đỉnh và đáy trên biểu đồ đường khá hẹp trong khung thời gian nhỏ dẫn đến không cung cấp đủ thông tin về giá và tạo ra nhiều tín hiệu sai trên các khung thời gian thấp hơn nếu sử dụng không đúng cách.

Top 5 biểu đồ Forex phổ biến và cách đọc các loại biểu đồ Forex
Nhược điểm của biểu đồ là không thể hiện biến động giá trong khung thời gian nhỏ

Ví dụ: Với biểu đồ đường khung 4 giờ, bạn chỉ biết được giá đóng cửa sau 4 giờ, nhưng không biết giá đã biến động tăng/giảm như thế nào trong 4 giờ đó.

Sự thiếu sót của thông tin trên biểu đồ đường là một nhược điểm. Bạn phải dừng lại và quan sát thật kĩ  những khoản hồi giá, bởi nó quan trọng đối với thành công của một giao dịch.

Biểu đồ Caro Point and Figure Chart là gì?

Biểu đồ điểm Point and Figure (P&F) hay còn gọi là biểu đồ Caro, là biểu đồ biến động giá cho cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa hoặc hợp đồng tương lai mà không tính đến thời gian đã đi qua.

Trái ngược với một số loại biểu đồ khác, như biểu đồ hình nến, đánh dấu mức độ chuyển động của tài sản trong các khoảng thời gian đã định, biểu đồ P&F sử dụng các cột bao gồm các cột X hoặc O xếp chồng lên nhau, mỗi cột biểu thị một lượng biến động giá nhất định. Chữ X biểu thị giá tăng, trong khi chữ O đại diện cho giá giảm.

Chìa khóa của đồ thị P&F là việc thiết lập đơn vị giá, là đơn vị đo lường chuyển động giá được vẽ trên biểu đồ. Trên biểu đồ P&F, không có trục thời gian, chỉ có trục giá. Giá cổ phiếu tăng được hiển thị với X và giá giảm được hiển thị bằng O. Những điểm này chỉ xuất hiện trên biểu đồ khi giá di chuyển ít nhất một đơn vị giá theo cả hai hướng.

Top 5 biểu đồ Forex phổ biến và cách đọc các loại biểu đồ Forex
Đồ thị P&F

Biểu đồ Caro và ưu, nhược điểm:

  • Ưu điểm: Biểu đồ Caro hầu như không được ưa chuộng ở thời điểm hiện tại, có lẽ chỉ một số ít nhà giao dịch sử dụng nó, nhưng nó đóng vai trò tương phản với biểu đồ đường và các định dạng biểu đồ khác vì cung cấp nhiều thông tin hơn. Và từ đó, người giao dịch có nhiều dữ liệu để phân tích.
  • Nhược điểm: Chính vì chỉ được thể hiện bằng 2 ký tự X và O, nên mọi khái niệm về xu hướng, Breakout, mô hình giá, hỗ trợ kháng cự cũng sẽ được điều chỉnh lại theo 2 ký tự X và O đó. Đôi khi gây nhiễu và nhầm lẫn trong khi ra quyết định giao dịch.

💡

– Cộng đồng giao lưu và học hỏi phương pháp quản lý vốn, xử lý lệnh âm tài khoản, phương pháp giao dịch, chiến lược đầu tư vàng, ngoại tệ ngắn – trung – dài hạn, cùng ZOOM giao dịch thực chiến tin tức phiên Mỹ hàng ngày từ thứ hai đến thứ sáu.

– Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY

– Tham khảo tín hiệu giao dịch TELEGRAM: TẠI ĐÂY

Biểu đồ nến Candlesticks

Biểu đồ nến bắt nguồn từ Nhật Bản hơn 100 năm trước khi có biểu đồ thanh và biểu đồ Caro. Vào những năm 1700, một người đàn ông Nhật Bản tên là Homma đã phát hiện ra rằng, mặc dù có mối liên hệ giữa giá cả và cung và cầu gạo, nhưng thị trường lại bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi cảm xúc của người bán.

Cũng giống như biểu đồ thanh, biểu đồ nến hàng ngày hiển thị giá mở cửa, giá cao, giá thấp và giá đóng cửa của thị trường trong ngày. Nến có một phần rộng, được gọi là “thân nến”.

Top 5 biểu đồ Forex phổ biến và cách đọc các loại biểu đồ Forex
Nến trong biểu đồ hình nến

Phần thân thực này đại diện cho phạm vi giá giữa mở và đóng của giao dịch trong ngày hôm đó. Khi phần thân thực được tô màu hoặc màu đen, có nghĩa là giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa. Nếu phần thân thực màu khác hoặc trống, điều đó có nghĩa là giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa.

  • Ưu điểm

Thể hiện đầy đủ thông tin của giá tại môt thời điểm, từ đó có thể đánh giá được toàn bộ yếu tố của xu hướng và tâm lý của thị trường tại thời điểm đó. Mặt khác biểu đồ hình nến dễ nhìn, bắt buộc cần thiết nếu giao dịch theo các phương pháp nến Nhật và Price Action.

  • Nhược điểm

Thể hiện tất cả các thông tin của giá bao gồm cả nhiễu và những biến động không quan trọng, từ đó có thể làm rối loạn cho anh em trong khi ra quyết định.

Biểu đồ cấu hình thị trường Market Profile là gì?

Biểu đồ cấu hình thị trường là công cụ tiện lợi được sử dụng bởi nhà đầu tư ngắn hạn và nhà giao dịch dài hạn. Chúng thường dựa trên thông tin về giá và khối lượng. Kết hợp các yếu tố này theo cách hiển thị giá, khối lượng và khung thời gian trên một biểu đồ. Sau đó, những dữ liệu này chỉ ra khu vực giá trị và các điểm kiểm soát của Forex hay Cổ phiếu.

Ở Market Profile không có tính hạn chế thời gian, vì công thức của Market Profile là:

Giá + Thời gian = Giá trị.

Top 5 biểu đồ Forex phổ biến và cách đọc các loại biểu đồ Forex
Market Profile

Khối lượng trên biểu đồ cấu hình thị trường được hiển thị dưới dạng biểu đồ ngang với các đường ngang dài nhất hiển thị khối lượng giao dịch lớn nhất. Giá này còn được gọi là điểm kiểm soát vì đây là mức giá kiểm soát thị trường nhiều nhất.

  • Ưu điểm

Biểu đồ cấu hình thị trường khi sử dụng độc lập sẽ cho thấy giá dao động và tạo nên các vùng giá trị được phân bổ theo thời gian, đồng thời để lại dấu hiệu diễn biến của thị trường. Nếu anh em nhìn theo quá trình phát triển của Market Profile và nguyên lý vận hành của nó, ta có thể nói, Market Profile áp dụng cho cả giao dịch trong ngày lẫn dài hạn.

  • Nhược điểm

Nhược điểm là nó làm chậm thời gian một chút khi nhà giao dịch cố gắng thay đổi khung thời gian để sử dụng biểu đồ. Anh em cần phải rất kiên nhẫn với chỉ báo trong khi sử dụng nó. Song song đó, Market Profile có thể làm tắc nghẽn các biểu đồ, cùng với các đường ngang và dọc, khó nhìn khi thêm bất kỳ công cụ hoặc chỉ báo nào khác. Và lưu ý rằng, anh em sẽ tốn thật nhiều thời gian để thực sự hiểu rõ về biểu đồ này.

Biểu đồ Forex với các chỉ số kĩ thuật

Biểu đồ Forex sẽ có các cài đặt tùy chỉnh cho các chỉ số kĩ thuật, chẳng hạn như giá, khối lượng và lãi suất mở.

Các nhà giao dịch thường xuyên sử dụng các chỉ số này, vì chúng được thiết kế để phân tích biến động giá trong ngắn hạn.

Có hai loại chỉ số kĩ thuật cơ bản:

1. Chập bản đồ (Overlays): như đường trung bình trượt (MA) và Dải bollinger.

2. Chỉ báo dao động (Oscillators): như chỉ số MACD hoặc chỉ báo RSI.

Hầu hết các phần mềm biểu đồ sẽ có nhiều loại chỉ số kĩ thuật để lựa chọn. Vì vậy, giữa hàng ngàn lựa chọn, nhà giao dịch phải chọn ra những lựa chọn phù hợp nhất với họ.

Ngoài ra, trong hầu hết các trường hợp, các chỉ số này có thể trở thành một phần của hệ thống giao dịch tự động.

Phần mềm biểu đồ Forex cung cấp phiên bản dùng thử hoặc tài khoản để nhà giao dịch thử nghiệm. Các nhà giao dịch sẽ được trải nghiệm các biểu đồ khác nhau trước khi quyết định nơi mở tài khoản của họ.

💡

– Các bài viết và nhận định thị trường của Phan Trọng: TẠI ĐÂY

🌏 Nếu thấy bài viết này hữu ích với bạn thì có thể ủng hộ Trọng bằng cách Donate phía bên dưới 👇 nhé. Xin cảm ơn!

error: Content is protected !!