Thâm hụt thương mại (Trade Deficit) là một thước đo trong thương mại quốc tế thể hiện việc một quốc gia đang nhập khẩu nhiều hơn so với xuất khẩu (nhập siêu). Thâm hụt thương mại cho thấy dòng tiền nội địa đang chảy ra thị trường nước ngoài – hay còn được gọi là cán cân thương mại âm.
Thâm hụt thương mại xảy ra khi một quốc gia không sản xuất đủ hàng hóa cho người dân trong nước. Tuy nhiên, đôi khi thâm hụt thương mại lại là dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng của quốc gia đó đủ giàu có để có thể mua nhiều hàng hóa hơn khả năng sản xuất của quốc gia đó. Thâm hụt thương mại như vậy có thể không phải là mối lo trực tiếp, nếu nó được bù lại bằng phần thặng dư được tạo ra ở phần nào đó trong cán cân thanh toán.
Vậy đâu là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thâm hụt cán cân thương mại: Hiện đang tồn tại hai cách lý giải về nguyên nhân gây thâm hụt thương mại trong suốt một thời gian dài. Một là hậu quả của đầu tư tăng trưởng nhanh chóng, vượt xa tiết kiệm trong nước. Hai là do sự biến dạng cấu trúc nền kinh tế. Điều này cản trở việc đổi mới chính sách thương mại.
Chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư
Mức tiết kiệm thấp: Bên cạnh việc người dân có mức tiết kiệm thấp thì việc tăng trưởng ấm lên của thị trường chứng khoán và bất động sản làm cho người dân có cảm giác giàu hơn từ đó cũng làm tăng tiêu dùng và giảm tiết kiệm.
Đầu tư tăng cao: Khi chính sách tiền tề được nới lỏng thì lãi suất trong nước sẽ phần nào giảm và làm tăng đầu tư trong nước.
💡
– Tham gia cộng đồng ZALO tại: Giao Lộ Đầu Tư để học hỏi kinh nghiệm, chiến lược đầu tư cùng Zoom giao dịch thực chiến tin tức hàng ngày
– Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại CHANNEL TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
Tình trạng lạm phát tăng cao
Như đã nói ở trên, tình trạng lạm phát cũng phần nào tác động đến cán cân thương mại, do đó việc lạm phát tăng cao cũng sẽ làm nâng cao chỉ số cạnh tranh của hàng hóa/dịch vụ trong nước tăng và ngược lại.
Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu
Đây là vấn đề phổ biến tại Việt Nam khi tình trạng tăng tỉ lệ xuất khẩu, đồng thời tỷ lệ nhập khẩu cũng tăng lên, đến 2/3 giá trị xuất khẩu là nguyên liệu nhập khẩu. Ngoài ra, năng lực cạnh tranh hàng hóa trong nước còn quá thấp.
Mặt khác, Việt Nam chưa gia nhập hoàn toàn vào chuỗi giá trị trong khu vực và chỉ đóng vai trò là nơi lắp ráp sản phẩm. Hay đây còn gọi là vấn đề thương mại tạo thương mại tại Việt Nam.
Chính sách giảm thuế nhập khẩu
Việt Nam thực hiện chỉ tiêu giảm thuế nhập khẩu theo các cam kết có trong thỏa thuận WTO và thương mại khu vực. Điều này trở thành nguyên nhân là thâm hụt thương mại xảy ra ở các nước, đặc biệt là với Việt Nam.
Thâm hụt ngân sách
Thâm hụt ngân sách thường đi kèm với thâm hụt cán cân vãng lai. Ở Việt Nam, tình trạng thâm hụt cán cân thương mại là do:
- Việt Nam theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong những năm qua, đồng thời suy thoái kinh tế cũng buộc chính phủ tăng chi ngân sách.
- Nguyên nhân dẫn đến thâm hụt ngân sách là do đầu tư tràn lan – thể hiện sự đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả thể hiện qua hệ số ICOR (Hệ số hiệu quả sử dụng vốn).
Đối với nước Mỹ, thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ đã lên tới 7% GDP vào năm 2007 (trên 800 tỷ đô-la). Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do tổng giá trị nhập khẩu đã vượt xa tổng giá trị xuất khẩu.
Tuy nhiên, thâm hụt tài khoản vãng lai của nước Mỹ được tài trợ bởi các khoản vay từ nước ngoài và từ các định chế tài chính quốc tế. Nó tạo ra các nguồn tài chính khổng lồ chảy vào quốc gia này mỗi năm. Sự giảm giá của đồng đô-la là một trong những yếu tố chính dẫn đến tính trạng thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ. Việc tăng nguồn thu bằng đồng đô-la từ các hoạt động đầu tư tại nước ngoài đã khuyến khích Mỹ thúc đẩy các hoạt động này.
Kết luận
Trong các tin tức kinh tế tài chính của một quốc gia, Trade Balance thường không có những biến chuyển đột phá như các chỉ số như NFP, CPI, PPI nhưng về lâu về dài nó giúp chúng ta có một cái nhìn tổng thể về thương mại của quốc gia đấy. Như vậy, thông qua bài viết này các bạn đã tìm cho mình lời giải đáp về Trade Balance là gì cũng như tầm quan trọng của nó đối với nền kinh tế của một quốc gia cũng như nền kinh tế toàn cầu.
💡
Các bài viết và nhận định thị trường của Mr. Phan Trọng: TẠI ĐÂY