Những trạng thái cảm xúc của Trader và những tâm lý khi đầu tư Forex khi giao dịch có thể gọi tên và phân tích cụ thể theo tính quy luật. Đó là những gì mà ai khi tham gia vào đều có chung những tâm trạng đó.
💡
– Hỗ trợ gỡ lệnh, chiến lược giao dịch tỷ lệ win cao
– View xu hướng VÀNG và tiền tệ hằng ngày, điểm mua bán cụ thể
– Zoom thực chiến phiên Mỹ, phân tích kỹ thuật + cơ bản từ thứ2 – thứ6
– Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY
– Tham khảo tín hiệu giao dịch trên TELEGRAM: TẠI ĐÂY
Kiến thức tổng quát về Tâm lý trong Forex
Định nghĩa tâm lý trong Forex
Tâm lý trong giao dịch forex (ngoại hối) đề cập đến những yếu tố tâm lý học mà nhà giao dịch (trader) phải đối mặt khi tham gia vào thị trường ngoại hối. Đây là những cảm xúc và tình trạng tâm lý như sợ hãi, tham lam, lo lắng, sự bất ổn và các yếu tố tâm lý khác.
Tâm lý là cơ sở để các Trader đưa ra quyết định. Đúng hay sai, lợi nhuận hay thua lỗ một phần đến từ kiến thức, kĩ năng ngoài ra tâm lý khi giao dịch Forex cũng là một trong những yếu tố tác động lớn.
Các loại tâm lý trong Forex
Đã nói đến trạng thái tâm lý thì chúng ta có tâm lý tiêu cực và tâm lý tích cực, tâm lý trong đầu tư Forex cũng vậy. Tâm lý tích cực sẽ xuất hiện thường khi chúng ta lạc quan bởi một tín hiệu thị trường tốt, một quyết định đúng đắn dựa trên các kiến thức, kỹ năng của bản thân hoặc một niềm tin về sự tăng trưởng trong tương lai.
Ngược lại tâm lý tiêu cực lại luôn trực chờ để xuất hiện bất cứ lúc nào, chúng ta thường dễ nhận thấy nhất là lo lắng sợ hãi và lòng tham.
Các yếu tố tâm lý tiêu cực có thể làm cho nhà giao dịch đưa ra quyết định sai lầm, ví dụ như bán khi giá còn đang tăng hoặc mua khi giá đang giảm, gia tăng tỉ lệ đòn bẩy. Những cảm xúc này cũng có thể dẫn đến các hành động bất hợp lý như giao dịch quá nhiều hoặc quá ít, giao dịch bằng cách dựa trên cảm giác chủ quan, hoặc không tuân thủ kế hoạch giao dịch được thiết lập trước đó.
Các cung bậc cảm xúc của tâm lý trong Forex
Lạc quan
Cảm xúc lạc quan có thể bắt gặp ở những F0 mới gia nhập vào thị trường giao dịch ngoại hối. Với sợ non trẻ trong kinh nghiệm và kĩ thuật cũng như là chưa bao giờ bị rơi vào cảnh đỏ “sập sàn, họ vô cùng thoải mái ra quyết định hoặc ngay cả khi không cần tìm hiểu mà trao thân gửi phận cho mã này mã kia được người khác “phím”. Tràn đầy tham vọng và sự lạc quan là tâm lý khi giao dịch Forex, họ nghĩ rằng thị trường giao dịch tiền ảo rất đơn giản, dễ chơi và dễ làm giàu.
Niềm tin
Niềm tin là điều vô cùng cần thiết khi thực hiện bất kể một vị thế nào dù nó đang uptrend hay tệ hơn là downtrend. Nếu như vị thế uptrend, nhà đầu tư tin rằng đang có rất nhiều nhà giao dịch cũng đang đẩy mạnh nhu cầu sản phẩm mà họ đang quan tâm, vì vậy một hoặc nhiều quyết định mua vào sẽ liên tục được đặt thêm với tâm lý sẽ đạt được mức lợi nhuận lớn hơn.
Ngoài ra nếu như vị thế downtrend, niềm tin rằng chúng sẽ giảm đi nhiều nữa khiến các trader mau chóng bán bớt vị thể để giảm biến động cho tài sản. Niềm tin sẽ giúp trader bảo vệ hoặc gia tăng lợi nhuận kịp thời và sáng suốt.
Hưng phấn
Dù là một tâm lý tích cực giúp kích thích sự sáng tạo và mới mẻ trong công việc nhưng điều này lại khá nguy hiểm nếu bạn hưng phấn trong đầu tư tài chính nói chung và trong forex nói riêng.
Khi tâm lý trader trong Forex trở nên hưng phấn, các trader sẽ quên đi các dự báo bằng kĩ thuật, những nghiên cứu tổng thể, những rủi ro được cảnh báo mà chỉ tập trung vào lợi nhuận mà nó đem về.
Tuy nhiên bạn cần biết rằng, thông thường cảm xúc này không có ý nghĩa trong việc đem lại sự đột biến trong tăng trưởng lợi nhuận. Trái với điều này là chúng có thể đem lại hậu quả khá nặng nề nếu đưa ra quyết định trong lúc hưng phấn, ví dụ như mua số lượng quá lớn, buy vô tội vạ với lệnh chồng lệnh.
Hậu quả có thể chưa nhìn thấy ngay nhưng nếu thị trường đảo chiều theo hướng bạn suy nghĩ và biến động một cách mạnh mẽ thì hệ lụy là rất nặng nề. Điều này sẽ đáng báo động hơn nếu như bạn sử dụng đòn bẩy tài chính để thực hiện giao dịch.
Lo lắng
Tâm lý lo lắng sẽ bắt đầu nhen nhóm lên khi thị trường có xu hướng trững lại và giảm nhiệt. Tâm lý trong giao dịch đầu tư Forex đem lại một chút hoang mang sau cái niềm tin và sự hưng phấn vừa rồi và họ bắt đầu suy nghĩ về sự đúng sai trong quyết định vừa qua.
Tuy nhiên tín hiệu thị trường mới chỉ bắt đầu có dấu hiệu chậm, các trader chưa quá suy nghĩ đến sự thua lỗ tạm thời mà vẫn tin vào viễn cảnh trong tương lai. Tại thời điểm này, chưa có quá nhiều lệnh sell xảy ra.
Sợ hãi
Những cơn giảm điểm ngày càng nhiều và thị trường dường như càng ngày càng đi sâu xuống khiến các nhà đầu tư bắt đầu cảm thấy sợ. Lệnh sell trở nên phổ biến hơn khiến các trader lung lay hơn bao giờ hết.
Với tâm lý trong giao dịch Forex rằng tài sản sẽ giảm sâu xuống đáy, giá trị vị thế mà họ đang nắm giữ ngày càng mất giá, thua lỗ sẽ ngày càng nặng nề, các nhà đầu tư bắt đầu đặt lệnh bán một cách tăng dần.
Tuyệt vọng
Tình trạng tuyệt vọng đang ngày càng tràn ngập tâm lý của các nhà đầu tư trong thị trường Forex. Sau cảm giác sợ hãi, tuyệt vọng làm mất kiểm soát hành động của họ. Nguyên nhân của tình trạng này là do giá sản phẩm đầu tư liên tục giảm và gây ra thua lỗ nặng nề, khiến cho tâm lý trong trader trong giao dịch Forex trở nên bất ổn.
Vì vậy, họ bán đi sản phẩm của mình mà không có bất kỳ suy nghĩ nào. Lúc này, họ chỉ mong muốn bán nhanh chóng để tránh thua lỗ. Ý tưởng của việc lấy lại vốn không còn xuất hiện ở giai đoạn này. Tuyệt vọng được coi là cảm giác khiến các nhà đầu tư cảm thấy bất lực và sợ hãi nhất.
Hoảng loạn
Với trạng thái này nhà đầu tư bán tháo các vị thế đang nắm giữ, cứu vớt được đồng nào hay đồng ấy như một cuộc tháo chạy. Các quyết định được đưa ra ngay lập tức và dường như là không cần phải suy nghĩ.
Giận dữ
Sau khi trải qua giai đoạn hoảng loạn, các nhà đầu tư có thể tiếp tục rơi vào cảm xúc giận dữ. Họ sẽ cảm thấy tức giận với chính bản thân mình vì đã đánh mất tiền bạc và quyết định đầu tư sai lầm.
Tuy nhiên, họ cũng có thể tức giận với những yếu tố bên ngoài như các sàn giao dịch, tin tức thị trường hoặc những người khác đã đưa ra lời khuyên sai lầm. Cảm xúc giận dữ có thể khiến họ đưa ra các quyết định hasty (hấp tấp) và thiếu suy nghĩ cẩn thận, dẫn đến thêm lỗ đầu tư.
Nguồn gốc của tâm lý trong Forex
Tâm lý đám đông
Tâm lý đám đông ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý đầu tư giao dịch Forex. Rất nhiều người mới gia nhập vào thị trường tiền ngoại hối bởi thấy hội nhóm, hoặc thấy nhiều người đã giao dịch trên sàn và đã trở lên vô cùng giàu có.
Đấy là lý do vì sao ngày càng nhiều đối tượng và độ tuổi người tham gia đa dạng và ngày càng đông đảo. Khi tham gia vào rồi, vì không có kiến thức và kỉ luật mà cũng đổ xô và ngay lập tức làm theo việc mua bán, đặt lệnh chồng lệnh khi nghe thấy các chuyên gia phím mã.
Đây là những tâm lý hình thành lên những cung bậc hưng phấn và sợ hãi, khởi nguồn của việc hình thành những hiện tượng bong bóng giá trị tiền ảo bất chấp giá trị thực tế.
Không có kiến thức về đầu tư và tâm lý trong Forex
Nếu ai đã từng cho rằng việc mua và bán là đủ để đạt lợi nhuận trên thị trường, thì đó là một quan niệm sai lầm hoàn toàn. Việc hiểu và nắm rõ kiến thức về lĩnh vực đầu tư là điều cần thiết để tránh thất bại.
Nếu không đủ kiến thức, bạn có thể dễ dàng bị các sàn môi giới không chính thống dụ dỗ và lừa lọc, khiến cho lợi nhuận không xuất hiện mà chỉ còn lại là khoản tiền bay hơi.
Vì vậy, tích lũy kiến thức và tìm hiểu kỹ về lĩnh vực đầu tư trước khi bắt đầu tham gia. Chỉ có sự tự tìm hiểu và làm dày vốn kinh nghiệm của bản thân thì mới đem lại cho mình bài học giá trị và thành công.
FOMO
Hiệu ứng FOMO – fear of missing out cơ bản được hiểu trong dân tài chính là nỗi sợ khi bỏ lỡ cơ hội nếu không mua vào. Nỗi sợ này đến từ cả hai nguồn gốc chúng ta vừa lệt kê bên trên khiến tâm lý đầu tư forex của người giao dịch cứ muốn mua vào dù họ có hoặc không có kiến thức về nó. Hậu quả hiệu ứng này là sự mua vào những sản phẩm không có giá trị, làm phân tán tài sản mà không đem lại lợi nhuận gì.
Quá tự tin và tự ti
Cái gì quá cũng không tốt ngay cả sự tự tin. Điều này đúng trong mọi hoàn cảnh và cả sự tự ti cũng vậy. Hai tâm lý này dù trái ngược nhau, một là quá lạc quan trước thị trường và chủ quan trong kiến thức và kinh nghiệm bản thân, hai là quá đề phòng, lo lắng trước diễn biến của thực tế và do dự khi đưa ra các quyết định và chiến thuật, nhưng đều có chung một kết quả là sự mua vào/bán ra gây thiệt hại về tài sản.
Lợi ích của việc rèn kỉ luật tâm lý trong Forex
Rèn kỷ luật tâm lý là một trong những yếu tố quan trọng giúp các nhà giao dịch Forex đạt được thành công trong lĩnh vực này. Các lợi ích của việc rèn kỉ luật tâm lý giao dịch Forex bao gồm:
Giảm rủi ro: Việc duy trì một kỷ luật tâm lý trong giao dịch sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro trong giao dịch. Bằng cách xác định trước mức độ rủi ro mà bạn có thể chấp nhận và tuân thủ các nguyên tắc quản lý rủi ro, bạn có thể giảm thiểu các rủi ro không cần thiết và tăng cơ hội thành công.
Kiểm soát cảm xúc: Khi giao dịch Forex, các nhà giao dịch thường phải đối mặt với các cảm xúc như sợ hãi, tham lam, tò mò và nỗi lo sợ. Tuy nhiên, nếu bạn có một kỷ luật tâm lý tốt, bạn sẽ có thể kiểm soát được các cảm xúc này và không bị chi phối bởi chúng. Điều này sẽ giúp bạn ra quyết định một cách nghiêm túc hơn và đạt được kết quả tốt hơn.
Tăng khả năng phân tích: Khi bạn tuân thủ một kỷ luật tâm lý, bạn sẽ tập trung vào việc phân tích thị trường và đưa ra quyết định dựa trên các chỉ số, thay vì dựa trên cảm xúc của mình. Điều này sẽ giúp bạn đạt được những kết quả chính xác hơn khi giao dịch Forex.
Cải thiện kế hoạch giao dịch: Khi bạn có một kỷ luật tâm lý, bạn có thể tạo ra một kế hoạch giao dịch tốt hơn và tuân thủ nó một cách nghiêm túc. Điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu các lỗ trong giao dịch và tăng khả năng thành công.
Kết luận
Tóm lại, việc rèn kỉ luật tâm lý trong giao dịch Forex là rất quan trọng để đạt được thành công trong lĩnh vực này. Bằng cách kiểm soát được cảm xúc, tập trung vào phân tích thị trường và tuân thủ kỷ luật giao dịch, bạn có thể giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng thành công của mình.
💡
– Các bài viết và nhận định thị trường của Mạnh Quang (Bét Chây): Tại đây