Sóng Elliott là biểu đồ dạng đường biểu thị cho thị trường mua – bán chứng khoán, Forex. Tâm lý các nhà đầu tư trên thị trường trông có vẻ điên rồ, thậm chí không kiểm soát được nhưng lại có quy luật trật tự đan xen. Đó chính là quy luật lên xuống của sự tham lam và nỗi sợ hãi. Vì lẽ đó, thị trường được biến động theo quy luật đó và được lặp lại tạo thành con sóng Elliott nối tiếp nhau. Dựa trên cơ sở đó, từng đợt sóng Elliott sẽ giúp bạn nhận định được xu hướng của thị trường đầu tư trong tương lai.
Lịch sử hình thành và ra đời “Lý thuyết sóng Elliott”
Lý thuyết Sóng Elliott được ra đời do nhà kế toán viên người Hoa Kỳ là Ralph Nelson Elliott phát triển vào năm 1930. Với nhiều năm kinh nghiệm dày dặn trong đầu tư chứng khoán, ông nhận thấy rằng thị trường đầu tư trong có vẻ hỗn loạn nhưng lại có quy luật và chu kỳ. Điều này được lặp đi lặp lại và có thể dự đoán được xu hướng trong tương lai.
Các nhà đầu tư, đặc biệt trong chứng khoán và Forex dễ bị tác động bởi các yếu tố ngoại quan như chính trị, kinh tế, năng lượng,… hoặc hiệu ứng FOMO tâm lý đám đông sẽ đưa ra quyết định mua hay bán. Ông cho rằng, chỉ cần dựa vào quy luật này bạn có thể dự đoán được xu hướng giá.
Sau 8 năm miệt mài tìm hiểu, Elliott cho ra đời lý thuyết sóng lấy tên của mình lần đầu tiên trong cuốn The Wave Principle. Sau này, nhà đầu tư hay gọi là Lý thuyết Elliott Wave. Đến năm 1946, nhờ sự vang danh của lý thuyết này, ông tiếp tục đăng trong cuốn Nature’ Law cung cấp cho các nhà đầu tư.
💡
– Tham gia cộng đồng ZALO tại: Giao Lộ Đầu Tư để học hỏi kinh nghiệm, chiến lược đầu tư cùng Zoom giao dịch thực chiến tin tức hàng ngày
– Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại CHANNEL TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
Cấu trúc của một chu kỳ sóng Elliott
Một chu kỳ sóng Elliott hoàn chỉnh gồm 8 bước sóng. Trong đó, với 5 bước sóng đầu là sóng động lực – được di chuyển theo xu hướng chính. Và, 3 bước sóng cuối thì điều chỉnh ngược xu hướng chính. Do đó, Elliott wave sẽ phân làm 2 sóng: Sóng động lực và sóng điều chỉnh được cụ thể hóa như sau:
1. Sóng động lực (bước sóng 1 – bước sóng 5)
Để dễ dàng hình dung các bước sóng, bạn có thể xem hình minh họa ngay dưới đây:
- Bước sóng số 1, 3, 5 gọi là sóng đẩy thuận xu hướng chính.
- Bước sóng số 2, 4 gọi là sóng điều chỉnh ngược xu hướng chính.
Cụ thể:
Bước sóng 1: Được đánh dấu từ điểm cuối của xu hướng cũ. Ở bước này, tin tức về thị trường vẫn còn tiêu cực nhưng có một số nhà đầu tư sẽ nhận định rằng đây là thời điểm tốt, có cơ hội cao sẽ mua vào và đẩy giá tăng lên.
Bước sóng 2: Bước sóng này sẽ điều chỉnh ngược xu hướng chính của bước sóng 1, sẽ có hiện tượng giảm. Tuy nhiên, ở bước sóng này sẽ không giảm hơn so với bước sóng 1, sẽ giảm khoảng 50-70% so với sóng 1. Sự giảm ở bước 2 là do các nhà đầu tư đã bắt đầu thoát lệnh (bán ra) để đảm bảo được mực lợi nhuận tiềm năng đã đạt được nhờ sự mua vào ở bước sóng 1.
Bước sóng 3: Vì ở bước sóng 2, một số nhà đầu tư đã thoát lệnh nên sẽ có một nhóm nhà đầu tư khác lợi dụng thị trường giảm giá (gần tương đồng so với bước sóng 1) để mua vào và tiếp tục đẩy giá lên cao hơn. Do đó, bước sóng 3 vì thế lại cao hơn so với bước sóng 1. Và thông thường thì bước sóng 3 là bước sóng có biên độ điều chỉnh đẩy xu hướng chính cao và dài nhất trong 5 sóng.
Bước sóng 4: Vì sóng 3 đã ở trên ngưỡng cao một thời gian khá dài, các nhà đầu tư sẽ có xu hướng chốt lời và khiến giá sẽ giảm. Lúc này thị trường sẽ giảm khoảng 30 -40% so với bước sóng 3. Điều này được lý giải vì tâm lý nhà đầu tư vẫn kỳ vọng sẽ tăng thêm một đợt nữa.
Bước sóng 5: Tâm lý thị trường ngày càng tích cực do đợt sóng 1-4 mang lại khiến nhà đầu tư thấy tiềm năng. Lúc này, nhiều nhà đầu tư sẽ đẩy mạnh mua vào khiến giá tăng cao hơn so với đợt 3. Có vẻ sóng 5 sẽ đẩy giá cao nhất nhưng lại sẽ không dài và đạt ngưỡng lợi nhuận tốt nhất.
2. Sóng điều chỉnh (bước sóng 6 – bước sóng 8)
Để dễ dàng hình dung các bước sóng, bạn có thể xem hình minh họa ngay dưới đây:
Sau khi các bước sóng 1-5 tạo động lực thuận xu hướng chính (tăng) thì bước sóng 6 – 8 sẽ điều chỉnh, giảm nhiệt trên thị trường bằng cách đi xuống hoặc đi ngang.
Bước sóng 6: Nhà đầu tư vẫn khá tích cực và lạc quan về thị trường vì ở sóng 5 đang vẫn ở xu hướng đi lên. Mặc dù nhận thấy thị trường có giảm nhưng vẫn chỉ nghĩ rằng đó là điều chỉnh của sóng đẩy thuận xu hướng.
Bước sóng 7: Ở bước sóng này, xu hướng tăng giảm không rõ rệt nên nhà đầu tư sẽ nhận định vẫn là sóng động lực thuận xu hướng. Tin tức này đang ở trạng thái “tĩnh” không quá tích cực cũng như không quá tiêu cực. Ở bước sóng này, bạn sẽ phân tích được mô hình giá và mô hình nến đảo chiều cực rõ nét.
Bước sóng 8: Thị trường giá đã được điều chỉnh về mức thấp, thậm chí về mức như đợt bước sóng 1 và 2. Lúc này, nhà đầu tư đã nhận ra được giá đã được đảo chiều và chờ cơ hội đợt Elliott wave mới.
💡
Các bài viết và nhận định thị trường của Mr. Phan Trọng: TẠI ĐÂY