Sideway là gì?
Sideway là cách gọi khi mà thị trường “đi ngang”, nghĩa là không có biến động rõ ràng hoặc giá đang khá bình ổn. Đây là hiện tượng phần lớn trader cho là khó xơi và khó nhằn nhất khi giao dịch vì các tín hiệu không rõ ràng.
Cụ thể, đường giá trong hiện tượng này sẽ dịch chuyển lòng vòng trong giữa vùng được tạo ra bởi đường kháng cự và hỗ trợ mà không phá ra được. Không giống xu hướng tăng (uptrend) hoặc xu hướng giảm (downtrend), sideway giữ vị thế cân bằng giữa bên mua và bên bán.
Ngoài ra, ta còn có một khái niệm khác liên quan đến sideway, đó là Range. Range chính là độ rộng của vùng sideway, dùng để xác định biên độ của vùng sideway đó rộng hay hẹp để có chiến lược giao dịch cụ thể.
Tại sao sideway lại xuất hiện?
Giải thích đơn giản thế này. Trên đời không có gì là vĩnh cửu, và xu hướng giá cũng vậy. Không thể nào tăng mãi, hay giảm mãi được. Thị trường cũng phải có những giai đoạn nghỉ ngơi, để cho phe mua và phe bán củng cố lực lượng. Đây cũng là giai đoạn trader tranh thủ review và xác định lại xu hướng trước đó để xem nên tiếp tục lối mòn theo xu hướng cũ hay đảo ngược xu thế để tìm 1 con đường mới.
Và để làm được điều đó, giai đoạn sideway chính là lúc mà phe mua hay phe bán đều “âm thầm” tuyển thêm quân xông pha vào trận để đấu tranh trở thành người làm chủ cuộc chơi. Một khi đã đủ lực lượng để cho 2 phe tiếp tục “choảng” nhau, lúc này 1 xu thế mới sẽ hình thành. Cán cân “giằng co” bị lật đổ. Thị trường lại chuyển hướng uptrend hoặc downtrend.
Như vậy, một khi thị trường đi ngang là có nhiều lý do và tuỳ thuộc vào biên độ dao động của giá.
Thị trường đi ngang trong biên độ hẹp là thời điểm không ai mua bán gì nhiều. Ví dụ thường xảy ra gần dịp lễ Tết, v…v…. Cách đối phó của nhiều trader là cũng tạm thời nghỉ ngơi và không vào lệnh gì cả trong thị trường này. Nói cách khác, phần lớn đều chủ động né thị trường sideway.
Một trường hợp khác, nếu thị trường đi ngang nhưng với biên độ lớn hơn thì được coi là khoảng nghỉ của thị trường ở giữa xu thế hoặc có thể là trạm dừng chân cuối cùng của cá mập trước khi đảo chiều xu hướng diễn ra, cũng đồng nghĩa giai đoạn sideway kết thúc.
💡
– Tham gia cộng đồng ZALO tại: Giao Lộ Đầu Tư để học hỏi kinh nghiệm, chiến lược đầu tư cùng Zoom giao dịch thực chiến tin tức hàng ngày
– Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại CHANNEL TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
Khi nào sideway bắt đầu và kết thúc?
Các trader muốn biết thị trường có đang “đi ngang” hay không, cần nắm rõ cách xem biểu đồ, xác định số lần giá chạm vào đường hỗ trợ và kháng cự. Từ đó, biết được thời điểm bắt đầu và kết thúc của Sideway, giúp trader dễ dàng đóng lệnh và dự đoán xu hướng thị trường tốt hơn. Để trader có thể thao tác tốt hơn, Tradingview.com.vn sẽ làm rõ hai vấn đề sau:
- Thời điểm Sideway bắt đầu: Sideway thường bắt đầu ở cuối một xu hướng tăng hoặc giảm giá. Ví dụ vào ngày bắt đầu nghỉ lễ hoặc Tết, số người tham gia mua/bán trên thị trường sẽ giảm hơn so với các ngày khác. Đây là giai đoạn thị trường nghỉ ngơi sau một khoảng thời gian dài. Sideway chính thức được xác nhận khi chạm kháng cự/hỗ trợ 4 lần mà không có dấu hiệu bứt phá.
- Thời điểm Sideway kết thúc: Sideway kết thúc là khi mà nó vượt qua ngưỡng đường hỗ trợ/kháng cự mạnh để di chuyển theo một xu hướng mới. Thường thì sau khi các dịp nghỉ lễ, Tết, thị trường sôi động trở lại sau một thời gian hai bên mua/bán “ngưng chiến” và cũng là khoảng thời gian Sideway chuẩn bị kết thúc, nhường chỗ cho thị trường tăng giá hoặc giảm giá.
Đặc điểm của thị trường sideway
Thị trường sideway vận động trong vùng cung cầu cân bằng và dần đi ngang trong biên độ hẹp. Quá trình này thường diễn ra trong khoảng thời gian khá lâu, gây ra nhức nhối và thậm chí là ức chế cho các nhà đầu tư bởi vì một số nguyên nhân sau:
Tín hiệu nhiễu
Các chỉ báo khi thị trường sideway đều bị nhiễu và có thể gây ra những giao cắt sai lệch liên tục. Điều này là bởi vì hệ thống hỗ trợ kỹ thuật chỉ có tác dụng bổ trợ cho thị trường có hướng đi lên hoặc đi xuống. Do đó, khi thị trường vô hướng, các chỉ báo kỹ thuật đều trở nên vô hiệu.
Bẫy tăng giá, giảm giá ảo liên tục xuất hiện
Bởi vì thị trường cân bằng về cung cầu, áp lực mua và áp lực bán liên tục triệt tiêu nhau ngay lập tức. Vì thế, khi thị trường xuất hiện tăng giá trong một khoảnh khắc thì sẽ gặp ngay áp lực bán đẩy giá đi xuống và ngược lại.
Trong trường hợp những nhà đầu tư hay xem bảng giá, các thời khắc tăng, giảm nhất thời rất dễ khiến bảng giá nhảy xanh, đỏ. Từ đó, các trader rất dễ nảy sinh tâm lý ham mua hoặc sợ bán nhất thời, dẫn đến quyết định sai và mua bán sai kỷ luật. Hậu quả của việc này sẽ là bán xong thì mất hàng và mua xong thì chịu lỗ.
Sideway Up và Sideway Down
Trong giai đoạn sideway, thị trường không chỉ có đi ngang mà còn có cả sideway up và sideway down. Sideway up có thể hiểu là giá tăng từ từ. Nói cách khác, giá vừa đang nằm trong xu hướng sideway nhưng vừa tăng nhẹ từng chút một. Ngược lại, Sideway down là khi giá giảm từ từ.
Những lúc sideway up, thị trường sẽ tăng chậm khiến các trader nóng ruột và cảm thấy ức chế. Kết quả là thường bán sớm vì kết luận cổ phiếu nặng, bị đu bám. Những lúc sideway down thì thị trường sẽ khốc liệt hơn, mỗi ngày lại bào mòn giá trị tài khoản một ít, dễ dẫn đến tâm lý bực bội và cáu gắt.
Cách xác định thị trường sideway
Trên thực tế, có khá nhiều cách xác định thị trường sideway. Tuy nhiên, phần lớn trader thường sử dụng các công cụ xác định thị trường sideway như sau:
Sử dụng các vùng hỗ trợ và kháng cự
Đây có lẽ là phương pháp phổ biến nhất mà người ta sử dụng để xác định thị trường sideway. Đối với trader mới, cách này ban đầu có lẽ hơi khó, nhưng chắc chắn luyện dần sẽ quen.
Cụ thể, khi nhìn vào chart, trader xác định đầu tiên là tập trung vào các vùng hỗ trợ và kháng cự của con sóng. Vùng sideway sẽ xuất hiện nếu giá thị trường không phá vỡ được vùng hỗ trợ hoặc vùng kháng cự, nói cách khác là giá chuyển động quanh một vùng được giới hạn bởi các vùng hỗ trợ và kháng cự.
Sử dụng các đỉnh và đáy
Đây là một trong những cách xác định thị trường sideway ưa thích của nhiều trader khi phân tích biểu đồ giá. Mặc dù nghe có vẻ rất đơn giản, nhưng bạn có thể áp dụng phương pháp này cho tất cả các loại đồ thị giá.
Khi phân tích kỹ thuật thông thường, bạn sẽ nhận thấy được khi mà biểu đồ giá đạt được một mức đỉnh mới (Higher High) trong uptrend, đó là bởi vì phe mua chiếm phần thắng và đẩy mức giá lên một mức cao hơn, đồng thời thì đáy cũng được đẩy lên một mức giá cao hơn vì tại mức giá thấp, lực mua sẽ tiếp tục mua vào.
Ngược lại, đối với trường hợp downtrend: giá đáy sẽ được đẩy càng ngày càng thấp hơn do phe bán ngày càng bán nhiều hơn và phe mua thì không có lực cầu để mua với giá thấp.
Môt ví dụ minh họa
HH: Higher High – mức đỉnh mới cao hơn
HL: Higher Low – mức đáy mới cao hơn
LL: Lower Low – mức đáy mới thấp hơn
LH: Lower High – mức đỉnh mới thấp hơn
Khi xuất hiện LL và LH trong một xu hướng uptrend, hãy cẩn thận, vì đây có thể dự báo bạn đang trong sideway, hoặc tệ hơn là sắp xuất hiện một xu hướng đảo chiều.
Cách xác định thị trường sideway dựa vào đường trung bình
Đường trung bình động, không cần phải nghi ngờ gì nữa là một trong những chỉ báo xác định thị trường sideway phổ biến nhất và được sử dụng hoàn hảo để xác định xu hướng của thị trường.
- Độ dài đường trung bình động tác động rất lớn tới việc khi nào bạn nhận được tín hiệu thị trường đảo chiều
- Một đường trung bình động với độ dài nhỏ sẽ cho bạn tín hiệu sớm hơn, tuy nhiên những tín hiệu sai cũng xuất hiện nhiều hơn vì đường trung bình động ngắn phản ứng quá nhạy với những chuyển động của giá. Mặt khác thì đường trung bình động ngắn có thể giúp bạn thoát khỏi xu hướng hiện tại sớm.
- Một đường trung động dài hơn sẽ đưa ra tín hiệu quá trễ. Nhưng nó lại giúp bạn bám xu hướng tốt hơn vì loại bỏ những tín hiệu nhiễu.
Trong ví dụ bên dưới, tôi sử dụng MA 50 như một đường trung bình động trung hạn. Bạn cũng thấy trên đồ thị giá, khi mà trong giai đoạn uptrend, giá luôn nằm trên đường trung bình động. Khi mà giá bắt đầu đi ngang, thì đường trung bình động này không có nhiều ý nghĩa trừ việc xác định xu hướng sideway, vì giá cứ chuyển động lên xuống đường trung bình này liên tục.
Sử dụng kênh giá và các đường xu hướng
Đường kênh giá và các đường xu hướng là một cách cách xác định thị trường sideway, và chúng cũng giúp bạn định vị được lúc nào thì nên tham gia thị trường hoặc đến lúc đảo chiều xu hướng. Nếu như đường trung bình động và phân tích dựa trên đỉnh và đáy có thể sử dụng ở ngay từ đầu xu hướng thì việc sử dụng kênh giá và các đường xu hướng lại tốt cho việc xác định một xu hướng dài hơn, vì bạn cần có ít nhất 2 điểm (tốt nhất nên sử dụng 3 điểm) để vẽ đường xu hướng.
Các trader chủ yếu sử dụng đường xu hướng để xác định những thay đổi của xu hướng giá hiện tại. Khi bạn đang có một xu hướng mạnh mẽ và đột nhiên đường xu hướng bị phá vỡ, nó có thể báo hiệu sự chuyển đổi sang một xu hướng mới. Giá chuyển động trong vùng trendline là lý tưởng để xác định xu hướng vẫn còn tiếp tục, nếu như giá phá vỡ đường xu hướng này, có khả năng là xu hướng đang cho bạn tín hiệu đảo chiều đấy. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp chung với các đường trung bình để tìm điểm gia tăng vị thế.
Sử dụng chỉ báo Choppy Index
Chỉ báo Choppy index là một công cụ dùng để xác định thị trường có đang rơi vào trạng thái Choppy hay không. Lưu ý chỉ báo này chỉ giúp ta xác định được xu hướng hiện tại của thị trường chứ không dự đoán được tương lai thị trường sẽ diễn biến như thế nào. Ví dụ dưới đây bạn có thể thấy giao đoạn giá nằm trên đường 60 hoặc nằm dưới đường 40 ta có thể xác định là thị trường vào giai đoạn Choppy.
Xác định xu hướng trong khung thời gian nhỏ.
Mỗi khung thời gian sẽ cho các cấu trúc thị trường khác nhau. Xét ví dụ dưới đây ta có thể thấy giá đang là đi trong giai đoạn sideway, rõ ràng nếu nhìn trong khung thời gian này ta chẳng có một dấu hiệu gì để vào lệnh cả. Nhưng nếu bạn vào khung thời gian nhỏ hơn bạn có thể nhìn ra được cấu trúc tăng của thị trường, cụ thể trong trong hợp này là xu hướng tăng trong khung nhỏ.
Trong khung nhỏ hơn ta thấy giá đã tạo ra xu hướng tăng nhưng giá vẫn chưa chạm được đến biên trên của vùng sideway. Vì thế, ta hoàn toàn có thể vào một lệnh mua và target lên vùng biên trên. Như bạn thấy, kết quả là khi giá vừa chạm biên trên đã rơi mạnh xuống.
Phương pháp Wyckoff
Phương pháp Wyckoff là sự kết hợp hoàn hảo giữa phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản thông qua ba quy luật chính của thị trường là: quy luật cung cầu, quy luật nhân quả, quy luật nỗ lực kết quả.
Phương pháp này giúp ta biết được tâm lý thị trường qua từng cây nến thông qua khối lượng của nó. Một điều khó của thị trường sideway là ta không biết được kết thúc giai đoạn sideway này là tích lũy hay phân phối.
Nếu là tích lũy thì giá sẽ đi lên, còn nếu là phân phối giá sẽ đi xuống. Nếu không biết phương pháp này, thì trader chỉ có thể dự đoán 50-50. Ngược lại, khi bạn sử dụng Wyckoff thì tỷ lệ dự đoán chính xác sẽ tăng lên đáng kể.
💡
Các bài viết và nhận định thị trường của Mr. Phan Trọng: TẠI ĐÂY