Price Action chuyên sâu – Mô hình nến
Sau khi Steve Nison giới thiệu mô hình nến Nhật cho thế giới phương Tây, những hành động giá ngắn hạn được gọi là mô hình đó bắt đầu trở nên phổ biến hơn. Kể từ đó, mô hình nến trở thành 1 trong các phương pháp phân tích quan trọng nhất của Price Action hiện đại.
Một cây nến đơn giản như vậy nhưng lại ẩn chứa trong nó rất nhiều tâm tư nguyện vọng. Đuôi nến trên và dưới (hay còn gọi là bóng nến, râu nến) sẽ cho chúng ta thấy lực bán và lực mua. Trong khi đó thân nến cho thấy tâm lý thị trường hiện tại. Nói 1 cách đơn giản nhất, nếu nến đóng cửa cao hơn thì thị trường đang tăng giá, ngược lại là giảm giá. Nhưng nếu giá đóng gần bằng hoặc bằng giá mở, nôm na gần như không có thân nến, thì tâm lý là chưa xác định được. Cây nến này gọi là Doji.
Khoảng cách giữa đỉnh và đáy nến cho thấy độ biến động trong phiên giao dịch đó. Do đó nến càng dài tức là thị trường đang có biến động lớn. Bò Gấu choảng nhau xoành xoạch.
Nếu đọc hiểu được câu chuyện mà 1 cây nến muốn kể, thì dần dần Price Action Trader sẽ hiểu được câu chuyện thị trường muốn kể.
Price Action chuyên sâu – Phân Tích từng thanh nến
Tuy nhiên để đọc hiểu thị trường, đâu chỉ có đọc hiểu 1 cây nến là đủ. Price Action Trader phải biết cách đọc từng cây nến một trong một chuỗi, rồi ghép lại các mảnh nhỏ thành 1 câu chuyện. Đó gọi là phân tích từng thanh nến (bar-by-bar analysis). Tuy nhiên chúng ta phải đi từ từ, không có gì phải vội cả.
Người giao dịch Theo Price Action đã lâu, khi nhìn vào 1 chuỗi các cây nến, sẽ thấy ngay câu chuyện mà chúng muốn kể, 1 trận đánh giữa Bò và Gấu hiện rõ ngay trong đầu, ai thắng thế, ai thua hay thế trận chưa ngả ngũ sẽ kể được ngay. Không cần indicator hay chỉ báo gì cả, bản thân giá và nến là đã cho rất nhiều thông tin rồi.
Price Action chuyên sâu – Price Action áp dụng được trên các thị trường nào?
Price Action áp dụng được trên tất cả các thị trường có người giao dịch, có người mua kẻ bán, vì bản chất quá đơn giản của nó là chỉ cần mỗi giá và nến làm thông tin nên nó có khả năng tuyệt vời này.
Tuy nhiên, thị trường thanh khoản càng cao (nôm na nếu bạn muốn mua ở bất cứ giá nào thì vẫn có người chấp nhận bán, việc mua bán được diễn ra dễ dàng) thì Price Action càng phát huy thế mạnh. Thị trường thanh khoản cao, nến càng cho thấy rõ ràng câu chuyện đằng sau, Price Action Trader càng có lợi.
💡
– Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày
– Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
Price Action chuyên sâu – Các khái niệm Price Action quan trọng
1. Mô hình giá
Mô hình giá nghe qua có vẻ như là 1 phương pháp giao dịch khác (Trader 40 năm kinh nghiệm Peter Brandt kiếm trung bình 40%/năm nhờ phân tích mô hình giá cổ điển), nhưng nó là 1 phần quan trọng của phương pháp Price Action. Trong phân tích Price Action, chúng ta vẫn thường xuyên sử dụng các mô hình giá cổ điển làm căn cứ để phân tích, vì cơ bản mô hình giá cũng là biến động của thị trường lặp lại trong quá khứ, do đó chúng có khả năng tái diễn trong tương lai, và vẫn giữ được sự thuần khiết của giá, nên Price Action đều sử dụng tới cả.
Anh em sẽ thường xuyên gặp các mô hình giá đơn giản như hai đỉnh, hai đáy, vai đầu vai, cốc và tay cầm, vv. Hãy trang bị các kiến thức cơ bản về mô hình để có thể vận dụng trong Price Action.
2. Xu hướng và các điểm đảo chiều
Thị trường không di chuyển 1 cách ngẫu nhiên, nó đi theo xu hướng: tăng, giảm, hoặc đi ngang. Phải hiểu về xu hướng và các điểm đảo chiều – swing point, gồm swing high và swing low – mới có thể phân tích Price Action được.
Xu hướng tăng gồm các đỉnh cao hơn, đáy cao hơn (higher high-higher low), xu hướng giảm gồm các đỉnh thấp hơn, đáy thấp hơn (lower high-lower low). Xu hướng tăng bị phá vỡ khi giá phá xuống swing low cấu trúc gần nhất. Xu hướng giảm bị phá vỡ khi giá phá lên swing high cấu trúc gần nhất.
Thị trường đi ngang khi không xuất hiện 1 cặp đỉnh đáy cao hơn, thấp hơn nào rõ ràng. Đi ngang có 2 dạng chính: đi ngang kiểu range giá nằm ngang, hoặc đi ngang tích luỹ theo tam giác.
3. Hỗ trợ và kháng cự
Đây là các khái niệm cực kỳ quan trọng trong Price Action. Chúng ta sẽ buy sell Theo các vùng hỗ trợ, kháng cự để có xác suất thắng cao hơn. Hỗ trợ ngăn cho giá không giảm xuống thấp hơn, và kháng cự ngăn cho giá không tăng lên cao hơn. Giao dịch Price Action có thành công hay không phụ thuộc vào việc xác định hỗ trợkháng cự có đúng hay không.
4. Đường xu hướng và kênh giá
Đường xu hướng và kênh giá là các chuyển động rất đẹp của thị trường theo xu hướng. Tuy nhiên do là các cản nằm chéo (so với hỗ trợ kháng cự nằm ngang) nên chúng sẽ không đáng tin cậy bằng hỗ trợ kháng cự. Ta vẫn dùng chúng, nhưng để mục đích tham khảo là chính. (còn tiếp).
💡
– Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày
– Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây .