Pinbar là một thanh nến thường xuyên xuất hiện trên đồ thị. Pinbar là một thanh nến được nhiều trader chú ý nhất. Pinbar cũng là một trong những thanh nến quan trọng bật nhất trong phân tích kỹ thuật nói chung và phương pháp Price Action nói riêng.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa sử dụng Pinbar một cách hiệu quả. Vẫn còn quá trader giao dịch một cách máy móc khi gặp cây nến này và dẫn đến thua lỗ nặng nề. Thông thường, sách hoặc ai đó dạy chúng ta rằng: cứ thấy pinbar là đảo chiều, nên cứ thấy pinbar là đặt lệnh ngược lại. Không biết anh em thế nào chứ ngày mà tôi được dạy về pinbar là tôi được học như vậy. Kết quả là tôi đã sấp mặt với pinbar không biết bao nhiêu lần vì quan điểm gần như ăn sâu trong máu của những trader mới.
Đã đến lúc phải thay máu cũng như thay đổi tư duy một chút. Bài viết hôm nay của tôi không mang tính toàn diện và đảm bảo cho anh em giao dịch toàn thắng với pinbar. Mục đích của tôi trong hôm nay chỉ là chia sẻ một số kiến thức bổ sung cho những trader đang sử dụng pinbar nhưng không hiệu quả hay những trader muốn nghiên cứu thêm về pinbar. Tôi sẽ còn viết thêm những bài sau về cây nến này, và sẽ có những chuyện chưa kể nữa.
DẤU HIỆU THỨ NHẤT NHẬN RA MỘT PINBAR CÓ Ý NGHĨA
Pinbar có ý nghĩa theo định nghĩa của tôi là pinbar có thể đảo chiều con sóng (không đảo chiều thị trường nhé), một pinbar có thể tạo được một pivot đỉnh đáy.
Tuy nhiên, không phải pinbar nào cũng như vậy. Bằng chứng là anh em đã trade nhiều rồi, và cũng dư biết là nhiều khi nhìn thấy cây pinbar nhưng sau đó giá lại tiếp tục đi theo xu hướng cũ, nó chẳng có ý nghĩa gì cả.
Vậy làm sao để biết được cây pinbar mà ta thấy có ý nghĩa? Câu trả lời hãy nhìn bối cảnh và những cây nến xung quanh nó. Muốn đánh giá năng lực một con người khách quan, hãy nhìn môi trường họ sống và những người xung quanh họ. Nến cũng vậy. Nó là pinbar, các bạn phải xem nó được đặt ở đâu. Chúng ta xem ví dụ trước nhé:
Chúng ta có hai yếu tố để nhận biết 1 pinbar có ý nghĩa:
+ Nó phải được đặt ở một vùng kháng cự / hỗ trợ mạnh. Cản yếu thì cũng như không, nó chẳng giúp ích gì được đâu.
+ Trước nó phải là những cây nến thể hiện xu hướng yếu dần. Cụ thể ở ví dụ trên, trước pinbar là cây inside bar. Cây này thể hiện lực giảm đã cạn, sellers đã yếu (nếu mạnh thì đã giảm vượt qua nến trước rồi). Cây tiếp theo của pinbar là 1 cây tăng mạnh, có đuôi bên dưới cho thấy lực mua đã xuất hiện, Buyers mạnh. Lực bán giảm, lực mua tăng, seller yếu, buyer mạnh => cây pinbar chính là một pivot hợp lý.
DẤU HIỆU THỨ HAI NHẬN RA MỘT PINBAR CÓ Ý NGHĨA
Dấu hiệu bên trên là chưa xét đến kích thước của pinbar so với các cây nến trước. Ở dấu hiệu này, chúng ta sẽ đào sâu khía cạnh này.
Muốn một cây pinbar có ý nghĩa, chúng ta cần xét thêm yếu tố vị trí và kích thước của pinbar so với những cây xung quanh.
Chúng ta lấy ví dụ này để nói cho dễ nhé:
Chúng ta mặc định xu hướng hiện tại là xu hướng giảm, và cây pinbar có ý nghĩa khi nó làm đảo chiều tăng nhé.
Ở hình đầu tiên, thân cây pinbar nằm trọn bên trong cây nến trước. Nó vừa là inside bar vừa là pinbar. Đây là 1 cây pinbar ý nghĩa. Về bản chất ví dụ này và ví dụ trên là một.
Ở hình thứ hai, cây pinbar có giá đóng cửa cao hơn mức cao nhất của cây trước. Điều này chứng tỏ phe mua đang lất át phe bán (trong khi phe bán đang yếu). Vô hình chung, cây này vừa là Engulfing Bar, vừa là pinbar. Đây là 1 cây pinbar ý nghĩa.
Ở hình thứ ba, giá đóng cửa nằm dưới cây nến trước, chứng tỏ phe bán vẫn chưa biến mất. Mặc dù có đuôi dưới tức là có lực đẩy lên, nhưng phe bán vẫn còn rất mạnh. Phe mua chỉ mới chớm xuất hiện, phe bán vẫn còn mạnh => làm sao giá tăng. Đây là 1 cây pinbar không ý nghĩa.
DẤU HIỆU THỨ BA NHẬN RA MỘT PINBAR CÓ Ý NGHĨA
Dấu hiệu này xác suất cao hơn hai ví dụ trên. Khi xuất hiện cả hai cây pinbar kề nhau (hoặc cách nhau vài cây nến). Và đặt biệt, cây thứ hai có đuôi dài hơn cây thứ nhất để thể hiện có một đám đông hơn bị bẫy lần hai. Ví dụ:
Nó tương tự như mô hình đỉnh nhíp, nhưng để tăng thêm xác suất thành công, chúng ta nên chú ý đến cái đuôi của nó. Ở ví dụ này, cây nến thứ hai (nến trắng) có đuôi dài hơn cây nến thứ nhất (nến đen). Thể hiện giá từ chối hai lần, lần thứ 2 mạnh hơn lần thứ 1, lực bán quyết tâm giành thế chủ đạo. Kết quả, cả hai cây pinbar đều có ý nghĩa.
Trên đây là 3 trong vô vàn dấu hiệu để phân tích một cây pinbar ý nghĩa. Anh em còn thích pinbar thì comment để tôi kể tiếp chuyện chưa kể nhé. Lucky Trading!
💡
– Cộng đồng giao lưu phương pháp, chiến lược đầu tư vàng, dầu, ngoại tệ, bitcoin.
Zoom thực chiến tin tức phiên Mỹ từ thứ hai đến thứ sáu.
– Tham gia cộng đồng giao lưu, ZALO: TẠI ĐÂY
– Tham khảo tín hiệu giao dịch TELEGRAM: TẠI ĐÂY
– Tham gia cộng đồng TELEGRAM: TẠI ĐÂY
Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây .