Piercing Pattern là gì? Piercing Pattern hay còn được gọi là mô hình nến xuyên, gồm có hai cây nến thể hiện xu hướng đảo chiều tăng giá trong Forex. Đây cũng là một trong những mô hình nến Nhật thường thấy trong giao dịch ngoại hối. Khi xác định được và biết cách giao dịch với mô hình Piercing Pattern, trader sẽ tăng tỷ lệ trading thành công hơn. Cùng chúng tôi làm quen với mô hình Piercing Pattern và cách giao dịch với mẫu hình này như thế nào nhé!
Piercing Pattern là gì?
Piercing Pattern là một những mô hình nến đảo chiều giá tăng nằm ở đáy xu hướng giảm. Khi phe mua đang tham gia vào thị trường nhiều hơn và cố gắng đẩy giá lên cao, mô hình này sẽ xuất hiện phản ánh xu hướng đảo chiều. Piercing Pattern hay mô hình nến xuyên gồm có hai cây nến với cây nến thứ 2 có mức giá mở cửa thấp hơn cây nến thứ 1. Tiếp đó, bên mua đẩy giá lên và đóng cửa ở mức lớn hơn 1 nửa của thân nến giảm. Bạn có thể quan sát minh họa dưới đây để hình dung được 2 cây nến thuộc Piercing Pattern.
Đặc điểm mô hình Piercing Pattern
Tương tự với những mẫu hình nến phân tích thị trường khác, mô hình nến xuyên Piercing Pattern cũng sẽ có những đặc điểm nhận dạng. Cụ thể:
- Mô hình nến xuyên hình thành ở đáy xu hướng giảm giá.
- Mô hình gồm có 2 cây nến, trong đó có 1 nến giảm và 1 nến tăng.
- Nến tăng giá mở cửa thấp hơn nến giảm giá đóng cửa.
- Nến tăng giá tiếp đó sẽ đóng cửa hơn 1 nửa thân nến giảm.
Với những đặc điểm bên trên, bạn có thể thấy rằng không quá khó khăn để nhận biết một mô hình nến xuyên. Có thể trong thời gian đầu, bạn sẽ cảm thấy còn khá phức tạp để xác định mô hình này. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng các mẫu hình Piercing Pattern trong quá khứ để làm quen, quen mắt và thử giao dịch với chúng một thời gian. Điều này sẽ giúp bạn tăng phản xạ nhận biết mô hình, và đây cũng là cách để chúng ta có thể phân biệt được những mô hình giá trong giao dịch Forex.
Trader có nên sử dụng mô hình Piercing Pattern trong giao dịch hay không?
Mặc dù mô hình Piercing Pattern cho thấy về một xu hướng đảo chiều giá tăng và thể hiện phe bán đang dần mất ưu thế nhưng chúng ta hạn chế sử dụng mẫu hình này một cách độc lập. Nhà giao dịch cần kết hợp với các công cụ phân tích khác để đưa ra quyết định giao dịch. Khi thực hiện trading chỉ với một mẫu hình nến duy nhất, sẽ có rất nhiều rủi ro, vì thế hãy bổ sung thêm các tín hiệu khác để nhận định mẫu hình.
Cũng giống với các mô hình nến Nhật khác, khi sử dụng mô hình nến xuyên để giao dịch, trader sẽ có những lợi thế sau:
- Mẫu hình thường hay xuất hiện trên thị trường.
- Có tỷ lệ Risk:Reward cao.
- Đặc điểm nhận dạng rất đơn giản nên phù hợp với các nhà giao dịch mới, đồng thời khó khó để phân biệt với các mô hình nến khác.
- Đưa ra tín hiệu về xu hướng đảo chiều giá tăng.
Tuy nhiên, Piercing Pattern cũng có một số hạn chế cần các trader lưu ý như:
- Vì nó chỉ cung cấp tín hiệu đảo chiều tăng giá nên cũng là một hạn chế.
- Không thể sử dụng mô hình nến xuyên một cách độc lập, trader cần kết hợp với các công cụ phân tích kỹ thuật khác như chỉ báo dao động, chỉ báo kỹ thuật.
- Trader cần quan sát xu hướng thị trường bao quát, không thể chỉ dựa vào mẫu hình nến.
Thông qua ưu và nhược điểm của mô hình Piercing Pattern (mô hình nến xuyên), bạn có nghĩ rằng mô hình này sẽ giúp bạn tìm kiếm điểm vào lệnh tiềm năng? Thực chất, đây là mô hình được nhiều anh em trader yêu thích và nó giúp chúng ta nhận biết được xu hướng đảo chiều tăng giá. Thay vì giao dịch một cách theo cảm tính, việc trading có cơ sở sẽ giúp cho nhà giao dịch đưa ra quyết định trading chính xác hơn. Từ đó hạn chế rủi ro thua lỗ cũng như tăng thêm nguồn lợi nhuận.
Vậy bạn đã biết cách giao dịch với mẫu hình nến xuyên này chưa? Chúng ta cùng đi qua nội dung tiếp theo bạn nha.
Cách giao dịch hiệu quả với mô hình Piercing Pattern
Vì tín hiệu được cung cấp bởi Piercing Pattern chỉ nằm ở mức trung bình nên các bạn cần phải kết hợp thêm các công cụ phân tích khác. Và ở chiến lược giao dịch hiệu quả với mô hình nến xuyên này chính là bổ sung các chỉ báo kỹ thuật để nhận biết phạm vi quá bán, ngưỡng hỗ trợ hay xác định tín hiệu phân kỳ.
Bên cạnh đó, thị trường ngoại hối luôn luôn biến động và chúng ta không thể xác định được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Việc chỉ dựa vào một công cụ duy nhất để dự đoán và đưa ra quyết định giao dịch sẽ có rất nhiều rủi ro. Chính vì vậy, các bạn cũng cần theo dõi thị trường một cách tổng quan chứ không phải chỉ dựa vào thông tin của một mẫu hình nến. Minh họa dưới đây sẽ giúp cho bạn có cái nhìn rõ nét hơn.
Vào lệnh – Entry Point
Làm sao để tăng xác suất thành công cho các điểm vào lệnh khi sử dụng mô hình Piercing Pattern? Khi đã bổ sung các tín hiệu hỗ trợ, chúng ta sẽ có hai phương án để vào lệnh với mô hình Piercing Pattern. Cách thứ nhất, bạn hãy vào lệnh ngay nếu thấy cây nến thứ 2 của mẫu hình kết thúc. Cách thứ hai, bạn hãy đợi thêm một cây nến nữa hoàn thành, cây nến này tăng liên tiếp và break qua cây nến đầu tiên. Có thể thấy, cách thứ hai tuy hơi mất thời gian hơn so với cách thứ nhất nhưng lại an toàn hơn. Tất nhiên là tỷ lệ R:R của cách thứ hai sẽ không lớn bằng tỷ lệ R:R của cách thứ nhất.
Ví dụ phía trên hình thành cụm nến mô hình xuyên thấu trên biểu đồ hằng ngày của cặp tiền EUR/USD. Bạn có thể thấy, khi mẫu hình bắt đầu được tạo thành, chỉ số RSI đã tiến vào vùng quá bán (Oversold). Trader có thể vào lệnh ngay nếu như cây nến màu xanh hoàn tất.
Cắt lỗ (Stop loss) và chốt lời (Take profit)
Theo nhiều chuyên gia đánh giá rằng Piercing Pattern thường bị phá vỡ khi đi qua phạm vi đáy của mẫu hình bị phá vỡ. Trader có thể đặt stop loss dưới đáy mới được hình thành. Điểm take profit sẽ có thể đặt ở phạm vi hỗ trợ phía trên.
Ví dụ về giao dịch với mô hình Piercing Pattern
Chúng ta hãy cùng đi qua một ví dụ thực tiễn sử dụng Piercing Pattern để xác định điểm vào lệnh, cắt lỗ và chốt lời hợp lý.
- Điểm vào lệnh: Nến trắng có mức giá đóng cửa hoặc đợi mức giá mở cửa của phiên giao dịch tiếp theo khi mô hình hoàn tất.
- Điểm cắt lỗ (stop loss): Ở dưới đáy của mô hình nến xuyên, khi giá đóng cửa ở dưới đáy thấp nhất của mô hình thể hiện Piercing Pattern thất bại.
- Điểm chốt lời (take profit): dựa vào mức kháng cự trước đó để đặt điểm chốt lời lý tưởng nhất.
Ở minh họa bên trên, bạn có thể thấy có một khoảng trống giá giảm rất dễ nhận biết, bên cạnh đó khoảng gap tăng giá sau đó cũng đã tăng độ tin tưởng cho mô hình.
Trader cần lưu ý không nên giao dịch khi chỉ sử dụng mỗi mô hình Piercing Pattern. Hãy vận dụng thêm các chỉ báo kỹ thuật khác để chắc chắn về các quyết định giao dịch của mình. Khi mô hình nến xuyên (Piercing Pattern) hoàn tất, trader nên dừng lệnh bán ra.
Sự thất bại của mô hình nến xuyên thấu
Với mô hình Piercing Pattern, ta sẽ phân tích cả hai trường hợp mô hình thành công và mô hình thất bại để các bạn nắm kiến thức cặn kẽ về mô hình này.
Thị trường trước đó đã giảm sâu phản ánh qua các nến Marubozu (Mẫu hình nến hiệu quả trong việc cung cấp dấu hiệu giao dịch theo xu hướng chính), khoảng trống giá giảm. Mô hình Piercing Pattern đã thất bại trong việc dự đoán giá tăng.
Để xác định mô hình nến xuyên thấu có tin cậy hay không ta dựa vào sức mạnh hay yếu của sự giảm giá trong quá khứ.
Mô hình nến xuyên đã hình thành sau khi lựa giảm giá trong quá khứ dừng lại, tuy nhiên chiều dài nến của mô hình khá hạn chế, mô hình không tạo ra các vùng giá thấp nhất (vùng đường kẻ xanh) nên đã không mang nhiều sự tin tưởng cho mô hình.
Phân biệt mô hình Piercing Pattern và Bullish Engulfing
Có nhiều bạn trong quá trình giao dịch không phân biệt được mô hình Piercing Pattern và Bullish Engulfing. Nhìn sơ qua thì cả hai mô hình này có vẻ giống nhau, chính vì thế mà việc anh em nhầm lẫn cũng là điều đương nhiên. Nắm được tâm lý này, ngay bây giờ các bạn hãy cùng theo dõi minh họa dưới đây để phân biệt sự khác nhau của Piercing Pattern và Bullish Engulfing.
Mẫu hình Piercing Pattern có nến trắng thể hiện mức giá đóng cửa nằm bên trên thân nến đen, còn Bullish Engulfing Pattern thì có nến trắng giá đóng cửa bên ngoài thân nến đen.
Khi ta gộp chung 2 nến của mỗi mẫu hình thành 1 nến thì Piercing Pattern sẽ có nến đen bóng dưới dài còn mô hình còn lại sẽ là nến trắng có bóng dưới dài.
Qua ví dụ ta có thể thấy, áp lực giá tăng của mô hình Bullish Engulfing mạnh mẽ hơn so với áp lực giá tăng của Piercing Pattern.
Khi xem xét khu vực hình thành thì cây nến được gộp lại từ hai mẫu hình khá giống với cây nến Hammer.
Với thông tin về Piercing Pattern ngày hôm nay, chúng ta lại biết thêm một mẫu hình nến hữu ích để sử dụng trong giao dịch Forex. Piercing Pattern hay mô hình nến xuyên có kết cấu rất đơn giản dễ dàng nhận ra. Tuy nhiên, để tăng thêm hiệu quả trong giao dịch, các trader cần kết hợp thêm các chỉ báo kỹ thuật khác, hạn chế sử dụng duy nhất Piercing Pattern để giao dịch. Ngoài mô hình nến xuyên, chúng ta còn có những mẫu hình nến khác được sử dụng hỗ trợ cho việc trading Forex. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết!
💡
– Các bài viết và nhận định thị trường của Mạnh Quang (Bét Chây): Tại đây