Các chỉ báo kỹ thuật có thể giúp trader đo lường và tính toán được hành động giá của thị trường. Chỉ báo kỹ thuật có thể cho thấy được xu hướng hiện tại, sự biến động, động lượng và trạng thái quá mua hoặc quá bán. Sử dụng tốt các chỉ báo kỹ thuật cũng giúp trader có thể tạo ra tỷ lệ risk:reward tốt cho lệnh giao dịch của mình.
Có rất nhiều chỉ báo kỹ thuật và mỗi chỉ báo lại có đặc trung và vai trò của riêng nó. trader cần dựa vào phong cách giao dịch của mình để tìm chỉ báo cho phù hợp. ở trong bài viết này sẽ chia sẻ cho các bạn 4 chỉ báo kỹ thuật mạnh mẽ.
Tín hiệu thu được từ các chỉ báo kỹ thuật này có thể giúp các nhà giao dịch lọc ra được những dự đoán mang tính chủ quan, thay vào đó họ sẽ tập trung vào động lực và xu hướng của hành động giá. Những chỉ báo kĩ thuật này cũng giúp các nhà giao dịch biết cách để nắm bắt xu hướng trong khung thời gian giao dịch của riêng họ.
Các chỉ báo kỹ thuật có thể giúp trader đo lường và tính toán được hành động giá của thị trường. Chỉ báo kỹ thuật có thể cho thấy được xu hướng hiện tại, sự biến động, động lượng và trạng thái quá mua hoặc quá bán. Sử dụng tốt các chỉ báo kỹ thuật cũng giúp trader có thể tạo ra tỷ lệ risk:reward tốt cho lệnh giao dịch của mình.
Có rất nhiều chỉ báo kỹ thuật và mỗi chỉ báo lại có đặc trung và vai trò của riêng nó. trader cần dựa vào phong cách giao dịch của mình để tìm chỉ báo cho phù hợp. ở trong bài viết này sẽ chia sẻ cho các bạn 4 chỉ báo kỹ thuật mạnh mẽ.
Tín hiệu thu được từ các chỉ báo kỹ thuật này có thể giúp các nhà giao dịch lọc ra được những dự đoán mang tính chủ quan, thay vào đó họ sẽ tập trung vào động lực và xu hướng của hành động giá. Những chỉ báo kĩ thuật này cũng giúp các nhà giao dịch biết cách để nắm bắt xu hướng trong khung thời gian giao dịch của riêng họ.
Đường trung bình (MA)
Đường trung bình (MA) thể hiện xu hướng của thị trường, và nó tương quan với độ dài của Đường trung bình. Thị trường có xu hướng tăng khi giá nằm phía trên và xu hướng giảm khi giá nằm bên dưới Đường trung bình động trong khung thời gian đó.
Đường trung bình rất hữu dụng trong thị trường có xu hướng, nhưng nó sẽ không hiệu quả trong các thị trường đi ngang hoặc biến động mạnh.
Khi Đường trung bình nhanh cắt Đường trung bình chậm có thể cung cấp cho trader tín hiệu về sự thay đổi xu hướng và cũng có thể xem đó là tín hiệu tham gia giao dịch.
Vì các tín hiệu trên Đường trung bình khá dễ nhận biết, nên trader hoàn toàn dễ dàng backtest và viết EA cho hệ thống giao dịch theo Đường trung bình.
Chỉ báo MACD
Chỉ báo MACD là chỉ báo dao động, nó đo lường xung lượng của giá. Sự giao cắt của MACD có thể cung cấp tín hiệu giao dịch trung hạn cho trader và MACD cũng được sử dụng như một bộ lọc để xem xét sự thay đổi xung lượng của thị trường.
Khi đường MACD giao cắt với đường tín hiệu có thể cung cấp cho trader sự thay đổi hướng đi và động lượng của thị trường, và nó nhanh hơn tín hiệu giao cắt của 2 đường trung bình, vì MACD phản ứng nhạy với động lượng của thị trường. Khi thị trường đi ngang và biến động thấp trong thời gian dài, chỉ báo MACD cũng đi ngang và không có tín hiệu giao dịch rõ ràng.
Chỉ báo MACD tốt nhất nên sử dụng làm bộ lọc để đo động lượng hiện tại của xu hướng thị trường
The Average True Range (ATR)
The Average True Range (ATR) là chỉ báo thể hiện sự biến động của thị trường. Khi ATR giảm cho thấy độ biến động của thị trường giảm và ngược lại khi ATR tăng cho thấy độ biến động của thị trường tăng lên. Đây là chỉ báo kỹ thuật giúp trader xác định được khối lượng giao dịch hợp lý và định lượng rủi ro. ATR cũng có thể được sử dụng để trader có thể tìm được điểm đặt stoploss hợp lý.
The Relative Strength Indicator (RSI)
The Relative Strength Indicator (RSI) là chỉ báo sức mạnh tương đối, chỉ báo này là thước đo sự dao động của giá. Chỉ báo RSI ở mức quá cao hay quá thấp thể hiện rằng thị trường đã di chuyển quá xa và quá nhanh mà không có sự thoái lui.
Khi chỉ báo RSI ở dưới mức 30 thường là tín hiệu thị trường rơi vào trạng thái quá bán, lúc này RSI cung cấp tín hiệu mua vào cho trader và tương tự Khi chỉ báo RSI ở trên mức 70 thường là tín hiệu thị trường rơi vào trạng thái quá mua, lúc này RSI cung cấp tín hiệu bán ra cho trader. Khi một thị trường di chuyển theo dạng parabol thì tín hiệu từ chỉ báo RSI lúc này không còn hợp lệ.
Tuy nhiên phần lớn thời gian, chỉ báo RSI cũng cấp cho chúng ta những đỉnh và đáy ngắn hạn ngay cả trong thị trường sideways và có xu hướng.
Không có sự huyền diệu nào các chỉ báo kỹ thuật, chúng đơn thuần chỉ là công cụ giao dịch và chúng sẽ hữu dụng hơn khi bạn kết hợp chúng một cách hợp lý hoặc sử dụng chúng làm bộ lọc để tạo hệ thống giao dịch của riêng bạn và quan trọng là chúng phải phù hợp với mức độ chấp nhận rủi ro và mực tiêu bạn chấp nhận.
Bất kỳ một hệ thống giao dịch hay chỉ báo kỹ thuật nào cũng vậy, nguyên tắc giao dịch và kỷ luật luôn đi kèm với chúng. Nếu bạn không tuân theo thì dù chỉ báo đó có mạnh như thế nào thì kết quả bạn vẫn sẽ thua lỗ. Sử dụng đúng vai trò của chỉ báo sẽ là sức mạnh cho hệ thống giao dịch của bạn.
💡
– Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày
– Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư