Mô hình giá Harmonic là gì? Cấu trúc Harmonic pattern và cách sử dụng P1

Trong các bài học trước chúng ta đã nắm được những mô hình giá rất cơ bản và quen thuộc như là hai đáy, hai đỉnh, vai đầu vai, lá cờ, các mô hình tam giác… Trong bài viết này chúng ta sẽ đến với một số các mô hình giá cao cấp hơn được gọi là harmonic price patterns hay mô hình giá Harmonic. Vậy mô hình giá Harmonic là gì?cấu tạo và cách sử dụng nó ra sao chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học này.

💡

Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Mô hình giá Harmonic là gì?

Các mô hình giá Harmonic đã được phát hiện và chuẩn hoá bởi H.M.Gartley vào khoảng những năm đầu thập niên 1930. Thực chất thì các mô hình Harmonic pattern là dựa trên các ngưỡng của công cụ Fibonacci mà chúng ta đã được học. Cụ thể đó là công cụ Fibonacci Retracement và Fibonacci Extension.

Có thể nói những mô hình Harmonic là công cụ rất mạnh mẽ trong giao dịch và cũng rất hay gặp trong biểu đồ giá thực tế nếu như chúng ta chú ý đến nó. Dù cho các mô hình Harmonic để phát hiện được không phải là dễ dàng và đòi hỏi chúng ta phải luyện tập nhiều.

Dựa vào các mô hình Harmonic chúng ta có thể dự đoán được các vùng đảo chiều tiềm năng và kèm theo đó đương nhiên là các điểm có thể vào lệnh hoặc đóng lệnh hợp lý, giúp tối ưu hoá lợi nhuận.

Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu các mô hình giá Harmonic như sau:

  • Mô hình giá ABCD
  • Mô hình 3 lần đẩy
  • Mô hình Gartley
  • Mô hình con cua
  • Mô hình con dơi
  • Mô hình con bướm

Khi học xong các mẫu hình giá này chắc chắn bạn sẽ lại có những cách nhìn sâu sắc hơn về biểu đồ giá thị trường, càng nhìn ở nhiều khía cạnh thì bạn càng có thể có quyết định giao dịch một cách sáng suốt hơn.

Mô hình giá ABCD

Mô hình giá ABCD là mô hình giá cơ bản nhất và bạn cũng gặp rất nhiều trong thực tế, vậy nên hãy chú ý và áp dụng vào phân tích sẽ mang lại hiệu quả cao cho bạn.

Mô hình giá Harmonic là gì? Cấu trúc Harmonic pattern và cách sử dụng P1

Ở trên là mô hình sóng ABCD trong một con sóng tăng và chúng ta có thể chờ ở vị trí D để vào lệnh bán. Trong đó cấu trúc của các con sóng sẽ cụ thể như sau:

  • Con sóng AB là con sóng cơ sở để định hình các con sóng khác.
  • Sóng BC là sóng hồi và theo công cụ Fibonacci Retracement thì nó sẽ giảm về mức 0.618 so với con sóng AB, tức là 61,8% so với chiều sâu của con sóng AB.
  • Đối với con sóng CD thì ta lại tiếp tục dựa vào công cụ Fibonacci Extension để định hình và cụ thể ở đây nó tăng đến mức 1,272 của con sóng BC, tức là nó sẽ có chiều cao bằng 1,272 chiều cao của con sóng BC.

Dưới đây là một ví dụ thực tế về mô hình sóng ABCD trong sóng tăng:

Mô hình giá Harmonic là gì? Cấu trúc Harmonic pattern và cách sử dụng P1

Ví dụ trên đây là một con sóng tăng điều chỉnh mà nó đã hình thành lên mô hình sóng ABCD. Tình huống này tại điểm D có mô hình nến đẹp là phá vỡ vùng giằng co thất bại nhưng tiếc là đã bị một cây nến giảm mạnh có đuôi nến trên lớn hit Stop loss dù cho giá sau đó giảm.

Sau đây sẽ là mô hình giá ABCD trong một con sóng giảm

Mô hình giá Harmonic là gì? Cấu trúc Harmonic pattern và cách sử dụng P1

Các yếu tố hình thành lên những con sóng cụ thể là tương tự với ABCD trong con sóng tăng nên Học Price Action sẽ không nhắc lại. Với mô hình ABCD này thì chúng ta chờ giá đến điểm Đ thì có thể tìm cơ hội vào lệnh mua.

Sau đây sẽ là ví dụ thực tế về mô hình ABCD trong sóng giảm

Mô hình giá Harmonic là gì? Cấu trúc Harmonic pattern và cách sử dụng P1

Với con sóng ABCD giảm này thì tại điểm D đã hình thành mô hình nến là tăng dần giảm sau đó ta có thể vào lệnh với cây nến tín hiệu tăng và đặt Stop loss dưới giá thấp nhất của mẫu hình nến tăng dần giảm (dưới cây nến pin bar). Và lệnh này chúng ta thành công.

Chúng ta chú ý rằng ở đây mô hình sóng ABCD là dùng cho sóng hồi nên chúng ta mới vào lệnh tại điểm D và ngược chiều với sóng AB và CD.

Khi đó chúng ta giao dịch thuận xu hướng và sẽ an toàn hơn. Nếu như như sóng ABCD là một xu hướng chính mà ta lại giao dịch bắt đỉnh bắt đáy như vậy thì không khác nào đang chụp dao rơi và khả năng thua lỗ là rất cao.

Sóng ABCD cũng là thành phần cơ bản để cấu tạo lên các mô hình Harmonic nâng cao mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở bên dưới đây.

Mô hình giá 3 lần đẩy (Three drive)

Mô hình này cũng khá tương tự với mô hình ABCD chỉ có điều là nó dài hơn và gần giống như con sóng sung trong lý thuyết sóng Elliott.

Cụ thể về cấu tạo của mô hình sóng 3 lần đẩy như sau:

Mô hình giá Harmonic là gì? Cấu trúc Harmonic pattern và cách sử dụng P1

Nó có 3 con sóng tăng là AB, CD và EF đại diện cho 3 lần đẩy giá tăng lên, chúng ta có thể chờ tìm kiếm cơ hội bán ở vị trí F.

Mô hình 3 lần đẩy với sóng giảm sẽ như sau:

Mô hình giá Harmonic là gì? Cấu trúc Harmonic pattern và cách sử dụng P1

Sau đây là một ví dụ thực tế về mô hình 3 lần đẩy này:

Mô hình giá Harmonic là gì? Cấu trúc Harmonic pattern và cách sử dụng P1

Sau khi kết thúc sóng đẩy thứ ba là một cây nến bao trùm tăng rất lớn thể hiện cho xu hướng tăng giá chiếm ưu thế hoàn toàn dù trước đó là một cây nến giảm cũng không phải tệ. Tuy nhiên với cây nến tăng quá lớn như vậy cũng là một bất lợi trong việc vào lệnh vì sẽ có khoảng dừng lỗ tương đối lớn.

Chúng ta thấy rằng có một điều khó ở đây đó là con sóng ABCD cũng là một phần của sóng 3 lần đẩy, như vậy thì làm sao có thể xác định được khi nào là sóng ABCD để đến điểm D ta vào lệnh và khi nào thì là sóng 3 lần đẩy để đến điểm F chúng ta đặt lệnh.

Đây là câu hỏi không thể có câu trả lời chính xác mà hoàn toàn phụ thuộc cách nhìn nhận và phân tích thị trường của chúng ta, điểm quan trọng là bạn hãy xem vị trí tương ứng với điểm D hoặc điểm F có các mức giá nào là ngưỡng quan trọng hay không, có là vị trí có nhiều đỉnh đáy ở trước hay không, cùng với đó là có mẫu hình nến vào lệnh đẹp.

💡

– Các bài viết và nhận định thị trường của Mạnh Quang (Bét Chây): Tại đây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!