Liệu trader có nên phớt lờ khung thời gian tuần (W1) và khung tháng (MN) trong phân tích thị trường hay không?

Có thể nói khung tuần (W1) và khung tháng (MN) là 2 khung thời gian bị nhiều trader bỏ qua nhất, đó là vì phần lớn các nhà giao dịch đều là trader ngắn hạn. Họ chủ yếu tập trung phân tích thị trường và giao dịch ở những khung thời gian thấp mà bỏ qua việc phân tích bối cảnh ở những khung thời gian lớn.

Vậy thì điều này có tốt hay không? Các khung thời gian như khung tuần và khung tháng có nên bỏ qua hay không? Trong bài viết này chúng ta cùng thảo luận vấn đề này nhé.

Trader giao dịch trong ngày có cần phải kiểm tra thị trường ở khung lớn hay không?

Như đã nói thì phần lớn trader đều là các nhà giao dịch trong ngày, họ hiếm khi dùng đến các khung thời gian lớn như khung tuần và khung tháng trong phân tích của mình.

Thậm chí là một số nhà giao dịch swing nắm giữ vị thế lâu hơn những nhà giao dịch trong ngày cũng bỏ qua việc phân tích biểu đồ tuần và biểu đồ tháng. Nhưng điều này có nên hay không? Hay câu hỏi chính xác hơn đó là bất kỳ nhà giao dịch nào có nên bỏ qua các khung thời gian lớn như khung tuần và khung tháng trong việc phân tích thị trường của họ hay không?.

Câu trả lời đơn giản và ngắn gọn nhất đó là “KHÔNG ĐƯỢC BỎ QUA” việc phân tích các khung thời gian lớn như khung tuần và khung tháng.

Vì thực tế khung thời gian lớn này cung cấp cho chúng ta những thông tin cực kỳ quan trọng về thị trường. Vậy thì lý do cụ thể là gì? Chúng ta tìm hiểu tiếp nhé.

Tại sao không nên bỏ qua việc phân tích các khung thời gian lớn như khung tuần và khung tháng?

Dưới đây là một vài lý do quan trọng nhất, hợp lý nhất để bạn không nên bỏ qua các khung thời gian lớn như khung tuần và khung tháng trong giao dịch của mình.

Giao dịch mang tính dài hạn

Có tầm nhìn xa sẽ giúp cho bạn điều chỉnh kế hoạch giao dịch của mình hợp lý hơn, bạn sẽ đánh giá được hướng đi của thị trường dài hạn hơn. Và để làm được điều này thì khung tuần và khung tháng mới là những khung thời gian có thể giúp bạn đánh giá được thị trường dài hạn.

Nói một cách đơn giản là ở những khung thời gian lớn như khung tuần và khung tháng sẽ giúp các bạn thấy được xu hướng và hỗ trợ kháng cự quan trọng của thị trường và ngay cả khi khoảng cách giữa giá hiện tại và những vùng kháng cự hỗ trợ trên khung thời gian lớn nhìn có vẻ nhỏ nhưng nếu như bạn giao dịch ở khung thấp thì khoảng cách này lại là khoảng cách cực kỳ lớn.

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:

Liệu trader có nên phớt lờ khung thời gian tuần (W1) và khung tháng (MN) trong phân tích thị trường hay không?

💡

Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Giả sử như bạn là nhà giao dịch trong ngày và khung thời gian cao nhất mà bạn sử dụng là khung H4.

Ví dụ như biểu đồ trên bạn có thể thấy được khoảng cách từ giá hiện tại đến vùng kháng cự của khung tuần chỉ có một khoảng cách nhỏ nhưng nếu về lại khung H4 thì bạn sẽ thấy được khoảng cách này lớn hơn rất nhiều.

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:

Liệu trader có nên phớt lờ khung thời gian tuần (W1) và khung tháng (MN) trong phân tích thị trường hay không?

Nên có thể nói, vùng kháng cự hỗ trợ trên khung thời gian lớn là một vùng giá khá lớn ở khung thấp, giá có thể đảo chiều bất cứ vùng nào trong vùng lớn này.

Việc nắm bắt được những vùng giá quan trọng trên khung lớn có thể giúp anh em trader điều chỉnh kế hoạch giao dịch hợp lý hơn.

Bức tranh toàn cảnh

Đôi khi ở khung thời gian thấp không giúp trader thấy được bức tranh tổng thể về những gì đang diễn ra trên thị trường.

Như ví dụ bên dưới đây:

Liệu trader có nên phớt lờ khung thời gian tuần (W1) và khung tháng (MN) trong phân tích thị trường hay không?

Trong biểu đồ cặp GBPCHF khung H4 tở trên chúng ta thấy thị trường đang nằm trong xu hướng tăng. Nhìn vào hành động giá có thể thấy thị trường đang hình thành các đỉnh cao hơn và đáy cao hơn.

Nếu như bạn là một nhà giao dịch theo xu hướng thì thời điểm này đa phần sẽ chờ giá thoái lui về vùng hỗ trợ rồi tìm cơ hội mua lên theo xu hướng tăng này.

Nếu như chỉ nhìn vào khung thời gian này thì rõ ràng đây không phải là một ý tưởng giao dịch tồi. Tuy nhiên nếu như bạn nhìn lên khung thời gian lớn như khung tuần thì bạn sẽ thấy rằng thị trường vốn dĩ không nằm trong xu hướng tăng. Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:

Liệu trader có nên phớt lờ khung thời gian tuần (W1) và khung tháng (MN) trong phân tích thị trường hay không?

Thực tế cặp tiền này đang nằm trong xu hướng giảm và xu hướng tăng giá trên biểu đồ H4 thực chất chỉ là một cú thoái lui trên biểu đồ tuần. Nếu như bạn giao dịch theo khung H4 thì thực chất là bạn đang giao dịch ngược xu hướng với xu hướng lớn của thị trường.

Nếu như không có khác khung thời gian lớn như khung tuần và khung tháng thì khó có thể biểt được thị trường hiện tại đang ở đâu và nó đang cố gắng làm gì?

Tuy nhiên thì điều này không có nghĩa là bạn không thể thực hiện giao dịch theo xu hướng tăng trên các khung thời gian thấp trong khi xu hướng trên khung lớn lại là xu hướng giảm hoặc ngược lại. Đây có thể nói là nơi mà kinh nghiệm của bạn sẽ được phát huy với tư cách là một nhà giao dịch.

Nếu như bạn giao dịch theo xu hướng tăng trên khung thời gian thấp thì hãy nhớ rằng bạn đang đi ngược lại với xu hướng chính và luôn phải quản lý vốn một cách chặt chẽ.

Phân tích đa khung thời gian

Việc phân tích bối cảnh ở các khung thời gian lớn còn giúp cho bạn có thể có thêm kỹ năng phân tích đa khung thời gian.

Việc tận dụng phân tích đa khung thời gian có thể giúp bạn đưa ra được quyết định giao dịch có lợi thế hơn, vì bạn phân tích bối cảnh của khung thời gian lớn và tìm điểm vào lệnh ở khung thời gian thấp.

Bởi vì nếu như bạn thực hiện phân tích đa khung thời gian bằng cách kiểm tra xem các quyết định trong khung thời gian nhỏ hơn của bạn sẽ trông như thế nào trên khung thời gian lớn hơn, như vậy thì có thể bạn sẽ đưa ra quyết định giao dịch tốt hơn.

Đi theo dòng tiền lớn

Một lý do khác để không bao giờ nên bỏ qua khung thời gian lớn đó là các dòng tiền thông minh cũng tập trung vào khung này rất nhiều.

Thị trường chủ yếu được thúc đẩy bởi những ngân hàng lớn, các tổ chức lớn và các quỹ phòng hộ lớn, chúng ta gọi họ là dòng tiền thông minh. Những nhà giao dịch này có khối lượng giao dịch cực kỳ lớn trên thị trường, và bạn có thể tìm thấy manh mối của họ rKhi những nhà giao dịch lớn này tham gia vào thị trường thì họ sẽ tìm hướng đi có lợi cho họ và bất kỳ nhà giao dịch nhỏ lẻ nào chống lại họ đều sẽ bị thua lỗ.

Những nhà giao dịch nhỏ lẻ như chúng ta phần lớn đều là những người giao dịch trong các khung thời gian nhỏ. Và nếu như bạn muốn giao dịch theo cùng hướng với các tổ chức lớn thì ít nhất bạn phải biết điều gì đang diễn ra trên biểu đồ. Ngay cả khi bạn không giao dịch trên biểu đồ tuần hay biểu đồ tháng đi nữa thì bạn vẫn cần phải tính đến các tín hiệu của thị trường ở những khung thời gian này để định hướng giao dịch của mình cho hợp lý.

Vậy thì sau bài viết này bạn đã biết bản thân có nên phớt lờ qua khung thời gian lớn như khung tuần hoặc khung tháng hay không?

💡

Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!