Trên thị trường, có rất nhiều yếu tố – từ dòng tiền thông minh và chính sách tài khoá đến địa chính trị và thương mại toàn cầu – có thể ảnh hưởng đến điều kiện thị trường. Bạn sẽ không thể theo dõi mọi thay đổi xảy ra (trừ khi đó là công việc của bạn), nhưng bạn có thể đo “độ cao” liên quan đến các sự kiện giá đã xảy ra hoặc chỉ mới diễn ra.
Một cách để thực hiện việc này là thiết lập các điểm xoay mấu chốt ( pivot point) hàng tuần để bối cảnh hóa các giao dịch ngắn hạn của bạn trong tuần.
GIÁ CÓ THỂ “BAY” CAO HAY THẤP TỚI MỨC NÀO?
Câu hỏi trên dẫn đến một câu hỏi khác cần được đặt ra trước: “Cao hay thấp so với cái gì?”
Hành động giá có thể diễn ra đồng thời cao hơn hoặc thấp hơn tùy thuộc vào bối cảnh – so với một chỉ báo, hành động giá lịch sử, định giá cơ bản liên quan đến đồng tiền cơ sở (base currency) hoặc đồng tiền báo giá (quote currency), hoặc vị trí của một quốc gia trong chỉ số Big Mac. Giá có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy thuộc vào định giá hướng tới tương lai, dự báo trong môi trường thương mại quốc tế hoặc kỳ vọng về hành động của ngân hàng trung ương.
Vấn đề ở đây là có rất nhiều điểm tham chiếu khả thi – và tất cả chúng đều có thể thay đổi vì nền kinh tế, giống như thị trường, là một con thú năng động.
Là một day trader hoặc swing trader, bạn có thể cần một điểm tham chiếu “cố định” hơn một chút, hiểu rằng bạn sẽ thích nghi với những biến động xảy ra xung quanh các điểm tham chiếu cố định của mình.
Và đó là lý do tại sao bạn có thể cân nhắc bối cảnh hóa tuần giao dịch của mình bằng cách sử dụng các điểm xoay mấu chốt ( pivot point) để giúp hướng dẫn các quyết định giao dịch ngắn hạn của bạn.
Trước khi đi vào cách ứng dụng, hãy cùng nhau xem qua những kiến thức cơ bản về ” pivot point”, đặc biệt đối với những ai có thể ít quen thuộc với chúng.
ĐIỂM XOAY MẤU CHỐT (PIVOT POINT) – KIẾN THỨC CƠ BẢN
Pivot point (điểm xoay mấu chốt) là mức giá giúp trader xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng. Thông thường, nó bao gồm hai mức hỗ trợ (S1 và S2), một pivot point (P – một đường ở giữa giúp chỉ ra xu hướng tăng và giảm), và hai đường kháng cự (R1 và R2).
Cách giải thích đơn giản cho đường ở giữa ( pivot) là giá di chuyển lên trên nó cho thấy xu hướng tăng giá; bên dưới nó là xu hướng giảm giá. Tất nhiên, mọi thứ không đơn giản như vậy, nhưng chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về điều đó sau.
Hiện tại, nó trông như thế này:
- R2 (kháng cự 2)
- R1 (kháng cự 1)
- P (pivot point)
- S1 (hỗ trợ 1)
- S2 (hỗ trợ 2)
Và đây là cách chúng ta tính toán:
- Kháng cự 2: R2 = P + (R1-S1)
- Kháng cự 1: R1 = (2 * P) – Đáy
- Pivot point: P = (Đỉnh + Đáy + Giá đóng cửa)/3
- Hỗ trợ 1: S1 = (2 * P) – Đỉnh
- Hỗ trợ 2: S2 = P – (R1 – S1)
Bây giờ chúng ta đã biết pivot point trông như thế nào và cách tính chúng, vậy làm thế nào để giải thích chúng và tại sao chúng ta nên sử dụng pivot point “hàng tuần”?
TẠI SAO SỬ DỤNG PIVOT POINT TRÊN KHUNG TUẦN?
Nếu bạn là một day trader, có thể bạn đang giao dịch trên khung thời gian nhỏ hơn, từ biểu đồ 1 phút đến 15 phút. Nếu đúng như vậy, có lẽ với tư cách là người mới, bạn không nhận thức được bức tranh kỹ thuật lớn hơn. Trừ khi bạn đang xem biểu đồ khung ngày đến khung tháng, bạn đang giao dịch trong một khoảng thời gian tương đối hạn chế. Vì vậy, nếu giá – trên biểu đồ 5 phút của bạn – đang tiến gần đến… chẳng hạn như vùng kháng cự lịch sử mạnh mẽ kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng, thì sẽ không có gì để giải thích tại sao thị trường lại giảm mạnh trong khi bạn đang nắm giữ vị thế mua.
Nói tóm lại, bạn muốn có một loại bối cảnh rộng lớn nào đó để “đóng khung” các giới hạn trên và dưới của mình. Bằng cách thiết lập các điểm xoay mấu chốt ( pivot point) trong tuần, bạn có thể giao dịch trong phạm vi rộng hơn của các giới hạn quá mua hoặc quá bán tiềm năng cho tuần đó.
Giống như việc đo độ cao, bạn có thể cảm nhận được liệu bạn đang giao dịch ở mức quá cao hay liệu bạn sắp chạm đáy, nơi giá có thể bật mạnh trở lại.
CÁCH DIỄN GIẢI PIVOT POINT TRÊN KHUNG TUẦN
Có nhiều cách để diễn giải và sử dụng các điểm pivot point. Dưới đây là một vài mẹo:
Mẹo phân tích:
- Nhìn vào phạm vi từ S2 đến R2 không phải là các mức hỗ trợ và kháng cự, mà là các vùng quá bán (S) và quá mua (R).
- Kiểm tra phạm vi giá trị của S2 đến R2 trên các khung thời gian daily (theo ngày), weekly (theo tuần) và monthly (theo tháng): Nếu hai giá trị gần nhau, thì hãy coi các mức này là mức giá quan trọng.
- Khi các trader đang chờ đợi một báo cáo kinh tế quan trọng và nếu thị trường yên ắng, hãy xem các mức R1 và S1 trên khung daily có được giữ vững và thị trường có quay trở lại mức pivot point trên khung daily hay không.
- Bất kỳ động thái nào vượt ra ngoài R1 hoặc S1 thường không đồng nghĩa với một cú breakout (phá vỡ) – thay vào đó, hãy tìm đến các mô hình biểu đồ của riêng bạn để xác định breakout, chứ không phải các mức pivot point.
- Xác suất cho thấy biến động giá cả tuần sẽ vẫn nằm trong khoảng R2 và S2 trên khung weekly.
Mẹo chiến thuật:
- Tránh mua vào (long) khi thị trường di chuyển lên trên R2 của khung weekly (mức quá mua) và tránh bán ra (short) khi giá di chuyển xuống dưới S2 của khung weekly (mức quá bán).
- Bạn có thể cân nhắc bán tại R1 của khung weekly hoặc mua vào tại S1 của khung weekly với mục tiêu lợi nhuận là mức pivot point của khung weekly .
- Bạn có thể cân nhắc mua tại S2 của khung weekly hoặc bán tại R2 của khung weekly với mục tiêu lợi nhuận tương ứng là S1 hoặc R1 của khung weekly.
VÍ DỤ MINH HOẠ
Biểu đồ khung H1 cặp GBPJPY – Ngày 25 đến 29 tháng 01 năm 2021
Như đã nói trước đó, các mô hình biểu đồ của bạn được ưu tiên hơn các điểm xoay mấu chốt.
Trong trường hợp trên, vùng hỗ trợ được đánh dấu [A] dựa trên mô hình của tuần trước (không được hiển thị trên biểu đồ).
Trader đã bắt đầu một vị thế mua GBPJPY. Mục tiêu lợi nhuận là tại R1 được hiển thị ở . Nhưng sau đó, một mô hình breakout khác xảy ra tại [C], vì vậy một vị thế mua mới được khởi tạo, sử dụng R2 tại [D] làm mục tiêu thứ hai.
Theo cách giải thích cụ thể này, R2 được coi là vùng “quá bán”. Do đó, các trader có thể đã tìm kiếm cơ hội bán tại [E]. Tuy nhiên, tuần giao dịch kết thúc tại [F], nghĩa là tuần tới sẽ có một bộ pivot point mới. Do đó, không có giao dịch nào được khởi tạo.
Biểu đồ khung H1 cặp EURUSD – Ngày 01 đến 02 tháng 02 năm 2021
Một cú breakout giảm giá xảy ra tại [A]. Rõ ràng, đà giảm đang diễn ra mạnh và đồng Euro có vẻ đang giảm nhanh chóng so với USD.
Một trader mở hai vị thế có thể sử dụng tại S1 làm mục tiêu đầu tiên và [C] tại S2 làm mục tiêu cho vị thế thứ hai.
Biểu đồ khung H1 cặp AUDCAD – Ngày 01 đến 02 tháng 02 năm 2021
Chúng ta thấy một mô hình hai đỉnh ngắn hạn tại [A]. Thông thường, bạn sẽ đo mục tiêu lợi nhuận của mình bằng cách tính chiều cao của mô hình và trừ nó từ điểm breakout đi xuống tại .
Tuy nhiên, vì chúng ta thấy mức S1 tại [C] và mức S2 tại [D], nên cả hai đều có thể được sử dụng làm mức chốt lời tiềm năng.
KẾT LUẬN
Pivot point cung cấp cho chúng ta các điểm tham chiếu, và sử dụng chúng theo khung tuần có thể giúp bạn đo lường mức độ biến động giá cả theo nghĩa bóng trong suốt cả tuần.
Điểm xoay mấu chốt có thể giúp bạn đánh giá không chỉ các vùng quá mua và quá bán tiềm ẩn, mà còn cả mục tiêu lợi nhuận và điểm vào lệnh.
Như đã trình bày ở trên, khi nói đến tín hiệu giao dịch, các mô hình biểu đồ được ưu tiên hơn các điểm xoay mấu chốt.
Pivot point là cố định, vì vậy hãy đảm bảo bạn đang theo dõi bối cảnh kỹ thuật và cơ bản rộng hơn để bạn có thể điều chỉnh theo các điều kiện giao dịch, sử dụng pivot point làm điểm tham chiếu cố định.
Chúc bạn giao dịch thành công!
💡
– Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày
– Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây .