Biết Cách Làm Chủ Cảm Xúc Và Tâm Lý Giao Dịch Forex Có Thể Chứng Minh Được Sự Khác Biệt Giữa Thành Công Và Thất Bại. Trạng Thái Tinh Thần Của Bạn Có Tác Động Đáng Kể Đến Các Quyết Định Mà Bạn Đưa Ra, Đặc Biệt Là Nếu Bạn Mới Bắt Đầu Giao Dịch.
💡
– Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày
– Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC QUẢN LÝ CẢM XÚC TRONG FOREX
Tầm quan trọng của việc Quản lý cảm xúc và tâm lý giao dịch trong forex trong ngày là không thể phủ nhận.
Hãy tưởng tượng bạn vừa thực hiện một giao dịch trước khi phát hành Bảng lương phi nông nghiệp NFP với kỳ vọng rằng nếu con số được báo cáo cao hơn dự kiến, bạn sẽ thấy giá EURUSD tăng nhanh chóng, cho phép bạn kiếm một khoản lợi nhuận lớn trong ngắn hạn.
NFP được công bố, và đúng như bạn hy vọng, con số thực vượt trội so với các dự báo. Nhưng vì một số lý do, giá cả vẫn đi xuống!
Bạn xâu chuỗi tất cả các phân tích đã thực hiện, tất cả các lý do mà EURUSD nên tăng. Và khi bạn càng nghĩ, giá càng giảm.
Khi bạn nhìn thấy thua lỗ cứ càng lúc càng lớn dần, cảm xúc bắt đầu chiếm ưu thế. Lúc này chính là bản năng “Chiến hay Chạy”. Sự thôi thúc này thường sẽ ngăn cản chúng ta hoàn thành mục tiêu và đối với các nhà giao dịch, vấn đề này có thể gây khó khăn bởi nó dẫn đến phản ứng tự nhiên mà không được cân nhắc.
Các nhà giao dịch chuyên nghiệp không muốn một quyết định hấp tấp làm hỏng tài khoản của họ – họ muốn chắc chắn rằng một phản ứng tự nhiên sẽ không hủy hoại toàn bộ sự nghiệp. Điều đó yêu cầu họ phải luyện tập và giao dịch thật nhiều để học cách giảm thiểu những giao dịch theo cảm tính.
2. NHỮNG TRẠNG THÁI TÂM LÝ TRADER KHI GIAO DỊCH
Một số Tâm lý trader khi giao dịch phổ biến nhất mà nhà giao dịch trải qua bao gồm sợ hãi, lo lắng, tin chắc, phấn khích, tham lam và quá tự tin.
2.1. Sợ hãi/lo lắng
Chúng ta biết rằng nỗi sợ hãi phần nào liên quan đến bản năng chiến đấu hoặc bỏ chạy tồn tại trong mỗi chúng ta. Đó là những gì chúng ta cảm thấy khi nhận ra một mối đe dọa. Các nhà giao dịch cảm thấy sợ hãi khi các vị thế di chuyển theo chiều hướng bất lợi. Và điều này có thể đe dọa cho tài khoản giao dịch của họ.
Việc nhìn thấy một vị thế di chuyển ngược chiều với giao dịch của bạn gợi lên nỗi sợ hãi về nguy cơ thua lỗ. Do đó, các nhà giao dịch có xu hướng giữ các vị thế thua cuộc lâu hơn. Trên thực tế, đây được phát hiện là sai lầm số một mà các nhà giao dịch mắc phải khi nghiên cứu hơn 30 triệu giao dịch trực tiếp để khám phá các “Đặc điểm của Nhà giao dịch Thành công”.
Kịch bản thứ hai mà ở đó nỗi sợ hãi có xu hướng trở nên mạnh mẽ hơn là ngay trước khi tham gia thị trường. Mặc dù các phân tích hướng đều hướng đến một điểm vào lệnh; các nhà giao dịch có thể bị chìm đắm bởi nỗi sợ mất mát. Cuối cùng kết quả là, họ thoát khỏi một giao dịch đã được tính toán kỹ lưỡng.
Nỗi sợ thường xuất hiện khi thị trường chạm đáy và các trader lưỡng lự việc mua ở mức đáy. Trong trường hợp này, các nhà giao dịch thường quyết định không tham gia giao dịch. Lý do là họ sợ thị trường sẽ giảm sâu hơn và bỏ lỡ cơ hội giá tăng cao hơn.
Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa của nỗi sợ hãi chính là giao dịch với khối lượng quá lớn. Giao dịch với khối lượng không phù hợp sẽ làm tăng độ biến động không cần thiết. Điều này dễ khiến bạn mắc những lỗi mà thông thường bạn không mắc phải; khi không phải chịu áp lực về rủi ro thua lỗ lớn hơn bình thường.
Một thủ phạm khác gây ra sự sợ hãi (hoặc lo lắng) là bạn đang giao dịch “sai”. Nghĩa là giao dịch không đi theo kế hoạch ban đầu.
2.2. Niềm tin/Sự phấn khích
Niềm tin và sự phấn khích là những cảm xúc chính mà bạn muốn có được và bạn nên quản lý cảm xúc này trong mỗi giao dịch mà bạn tham gia. Niềm tin là mảnh ghép cuối của bất kỳ giao dịch có lợi nào. Nếu bạn không có mức độ phấn khích hoặc niềm tin thì rất có thể bạn đang không ở trong một giao dịch “phù hợp” với mình.
Giao dịch “phù hợp” nghĩa là giao dịch chính xác theo tạo kế hoạch giao dịch forex trong 7 bước của bạn. Ý tưởng là hãy giữ cho mình chiến thắng và thua cuộc chỉ với những giao dịch có lợi. Có niềm tin vào giao dịch sẽ giúp đảm bảo điều này.
2.3. Tham lam
Nếu chỉ muốn thực hiện các giao dịch mà bạn cho là sẽ thắng lớn, bạn có thể trở nên tham lam. Lòng tham của bạn có thể là kết quả của mục tiêu tốt; nhưng nếu không cẩn thận, bạn có thể trượt ngã và kết thúc bằng sự thua cuộc.
Lòng tham rất khác với nỗi sợ hãi nhưng có thể dễ dàng khiến các nhà giao dịch gặp nhiều khó khăn nếu không thể Kiểm soát tâm lý giao dịch hợp lý. Nó có xu hướng phát sinh khi một nhà giao dịch quyết định tận dụng lợi thế của một giao dịch thắng bằng cách dành nhiều tiền hơn cho cùng một giao dịch. Nhà giao dịch hy vọng rằng thị trường sẽ tiếp tục diễn biến theo hướng có lợi cho họ.
Lòng tham cũng có thể xuất hiện khi nhà giao dịch trải qua một giao dịch thua lỗ và quyết đầu tư gấp đôi, với hy vọng rằng việc dồn nhiều tiền hơn vào vấn đề sẽ giúp vị thế đó chuyển hướng tích cực. Trên quan điểm quản lý rủi ro, điều này rất nguy hiểm nếu thị trường tiếp tục đi ngược lại với nhà giao dịch và nhà giao dịch có thể nhanh chóng nhận được Margin call.
Lòng tham là một cảm xúc phổ biến trên thị trường tài chính. Một ví dụ điển hình là trong thời kỳ bong bóng dot com; khi mà ai ai cũng đầu tư vào cổ phiếu internet và giúp đẩy giá trị của chúng tăng cao kỷ lục trước khi tất cả sụp đổ. Một ví dụ gần đây hơn là Bitcoin; các nhà đầu tư đổ xô đầu tư tiền điện tử. Họ nghĩ rằng nó chỉ có thể tăng giá trị trước khi nó cũng sụp đổ.
💡
– Các bài viết và nhận định thị trường của Mạnh Quang (Bét Chây): Tại đây