Không phải quy tắc vào, thoát lệnh, đây mới là phần không thể thiếu của một chiến lược giao dịch!


Tâm Sự Trader

Không phải quy tắc vào, thoát lệnh, đây mới là phần không thể thiếu của một chiến lược giao dịch!

Bây giờ, nếu bạn vẫn nghĩ chiến lược giao dịch chỉ xoay quanh các quy tắc vào/ thoát lệnh, thì bài viết này là dành cho bạn!

Bối cảnh là một phần của chiến lược giao dịch, xác định khi nào bạn giao dịch và khi nào không, hoặc điểm vào lệnh nào bạn sẽ thực hiện và điểm nào không.

Có vẻ như nhiều người chỉ nghĩ rằng chiến lược chỉ bao gồm nơi bạn vào và thoát lệnh (điểm dừng lỗ, chốt lời, trailing stop).

Thực ra, chiến lược còn nhiều thứ hơn thế!

Chiến lược giao dịch cũng phải có các quy tắc bối cảnh (và các quy tắc định cỡ vị thế cũng như quản lý rủi ro).

Ví dụ: Nếu bạn thực hiện tất cả các setup giao dịch mà một chiến lược đưa ra, bạn có thể nhận thấy rằng, trong một số điều kiện nhất định, một số setup có xu hướng thất bại. Bạn lưu ý điều đó và tạo ra các quy tắc trong chiến lược của mình để tránh rơi vào tình trạng như vậy.

Sau đó, bạn có thể nhận thấy việc giao dịch trong các điều kiện khác không đem về lợi nhuận ròng (tức là bạn thua bằng với số tiền bạn kiếm được). Vì vậy, bạn quyết định sẽ không lãng phí năng lượng của mình với những điều kiện giao dịch đó bằng cách tạo ra các quy tắc để né tránh chúng.

Bạn loại bỏ dần dần và chỉ còn lại một chiến lược trong đó bạn chỉ thực hiện các setup giao dịch trong các điều kiện có xu hướng chiến thắng TRUNG BÌNH (chúng ta sẽ không bao giờ thắng trong mọi giao dịch được).

Trong phần bên dưới, tôi sẽ cho bạn thấy ví dụ về những điều cần xem xét hoặc “điều kiện” mà bạn có thể muốn chú ý, vì chúng có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của bạn.

Không phải quy tắc vào, thoát lệnh, đây mới là phần không thể thiếu của một chiến lược giao dịch!

💡

Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Ví dụ: Dù là day trading hay swing trading, tôi đều giao dịch một vài mô hình biểu đồ khá đơn giản (ít nhất chúng có vẻ đơn giản đối với tôi). Nhưng chúng xuất hiện khá thường xuyên. Vì vậy, tôi cho mình các quy tắc bổ sung giúp tôi sàng lọc các giao dịch:

Một là tôi cần nhiều chuyển động đi vào mô hình mà tôi cần xem xét. Ít chuyển động đi vào đồng nghĩa với ít chuyển động đi ra. Vì vậy, tôi sẽ không trade. Nhiều chuyển động đi vào, sau đó mô hình xuất hiện sẽ kích hoạt giao dịch, có nghĩa là (trung bình) có nhiều chuyển động đi ra khỏi mô hình và điều đó dẫn đến hiệu suất tốt hơn.

Điểm vào lệnh không nên dừng lại ở mô hình. Đó không phải là một chiến lược, đó là điều giết chết tài khoản. Bối cảnh quan trọng không kém gì điểm vào lệnh, nó LÀ (hoặc nên là) một phần của chiến lược.

Khi thảo luận về một chiến lược, tôi luôn cố gắng cung cấp những gì tôi tìm kiếm về mặt bối cảnh, bởi vì đó là một phần của chiến lược. Nhìn chung, những nhận xét như vậy thường bị mọi người phớt lờ vì họ thích nghe các quy tắc vào lệnh, bởi nó khiến mọi người nghĩ rằng họ đang giao dịch có lợi thế. Nhưng để có được lợi thế, đòi hỏi trader phải đưa các quy tắc về bối cảnh vào chiến lược của họ.

Ví dụ về bối cảnh trong chiến lược giao dịch

Không phải quy tắc vào, thoát lệnh, đây mới là phần không thể thiếu của một chiến lược giao dịch!


Dưới đây là một số điều bạn có thể cân nhắc khi bổ sung bối cảnh vào chiến lược hoặc khi đánh giá yếu tố bối cảnh nào ảnh hưởng đến hiệu suất của mình:

  • Thời gian trong ngày: Thời gian đặt lệnh trong ngày có ảnh hưởng đến hiệu suất không?
  • Xu hướng chung: Liệu hiện tại có xu hướng không? Mạnh hay yếu như thế nào?
  • Hành động giá có “choppy” dẫn đến setup giao dịch không? Và làm thế nào bạn có thể xác định được hành động giá “choppy” để bạn biết khi nào nó “choppy”?
  • Nếu swing trade cổ phiếu, tình hình chung của thị trường chứng khoán là gì (bạn sẽ đánh giá thế nào)? Khoảng 80% cổ phiếu biến động cùng hướng với các chỉ số chính.
  • Có bao nhiêu chuyển động giá đi vào mô hình/ tín hiệu giao dịch?
  • Các đợt công bố dữ liệu kinh tế quan trọng hoặc báo cáo thu nhập của công ty
  • Làm thế nào bạn xác định những gì nên giao dịch? Tại sao lại là tài sản đó, vào lúc này?
  • Diễn biến giá chung thời gian gần đây như thế nào? (Hãy định nghĩa thế nào là “gần đây”?)
  • Tỷ lệ Risk:Reward – Liệu chuyển động của tài sản có biện minh cho mục tiêu lợi nhuận của bạn dựa trên rủi ro bạn cần chấp nhận (vị trí dừng lỗ so với điểm vào lệnh).
  • Có đỉnh hoặc đáy xoay chiều quan trọng nào trước đó gần với điểm vào lệnh của bạn không? Chúng có ảnh hưởng gì đến hiệu suất không?
  • Về mặt tinh thần, liệu bạn có thể thực hiện một số giao dịch nhất định, hay bạn có xu hướng thực hiện quá nhiều giao dịch? Bạn có thể cần phải phát triển các quy tắc để bản thân khỏi chính bạn.
  • Bạn sẽ làm gì nếu các điều kiện thay đổi trong quá trình giao dịch, hoặc bạn có thể thấy các điều kiện thay đổi khi bạn đang thực hiện một giao dịch? Giao dịch tạm ổn, nhưng không quá tuyệt? Bạn có thể thay đổi mục tiêu lợi nhuận của mình hoặc sử dụng một kỹ thuật thoát lệnh khác. Tôi gọi đây là “lập kế hoạch theo kịch bản”.

Danh sách này có thể kéo dài mãi, nhưng hy vọng bạn bắt đầu thấy được bối cảnh ảnh hưởng thế nào đến các điểm vào lệnh và thoát lệnh của bạn, cũng như cách nó có thể được sử dụng để cải thiện chiến lược của bạn.

Bạn có thể không cần phải xem xét tất cả những điều này, nhưng có thể cần phải xem xét những điều khác. Nó phụ thuộc vào chiến lược của bạn và cách bạn giao dịch.

💡

Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

error: Content is protected !!