Giao dịch có xác suất cao.?? Tôi ghét phải nói lên từ này vì nó thực sự vô nghĩa đối với những người giao dịch mới. Và tôi cũng xin lỗi vì đã giật tít!
Bạn có thể thắng 19 lần trong 20 lần đặt cược. Nhưng chỉ với một mất mát có thể sẽ xóa sạch đi toàn bộ lợi nhuận của bạn. Xác suất cao là không đủ, chỉ khi được kết hợp chúng với việc quản trị vốn có một tỷ lệ R/R có lợi cho bạn thì bạn mới có khả năng làm chủ cuộc chơi.
Và đơn giản thôi, hôm nay tôi sẽ chia sẻ với các bạn về cách xác định những giao dịch có xác suất thắng cao của tôi của tôi. Một hệ thống dựa trên sự hợp lưu của 3 yếu tố kỹ thuật yêu thích của tôi. Và mỗi cái đều rất đơn giản. Khi các chỉ báo này hội tụ, tất cả đều cho ra cùng một hướng – thì thiết lập giao dịch của tôi sẽ có xác suất thắng cao hơn.
Đây là biểu đồ hàng ngày của cặp ngoại hối NZD / USD. Xu hướng tăng là rõ ràng, nhưng tôi sẽ không chỉ mua và mua. Tôi cần một dấu hiệu rõ ràng chỉ ra thời điểm để thực hiện giao dịch.
Tôi cần một sự đồng nhất đến từ 3 chỉ báo để xem đó là 1 thiết lập xác suất cao.
Chỉ báo số 1: VÙNG GIÁ TRỊ
Để giữ rủi ro thấp, tôi thích giao dịch từ các vùng giá trị. Trong một thị trường đang có xu hướng, điều này có nghĩa là tôi sẽ chờ pullback để mua vào.
Vùng giá trị mà tôi nhắc đến là ngưỡng Kháng cự/Hỗ trợ và các ngưỡng Fibonacci:
Vậy đầu tiên, chúng ta cần xác định các vùng giá trị (Thường là kháng cự/hỗ trợ) để giao dịch.
Chỉ báo số 2: Đường TRUNG BÌNH ĐỘNG
Bản thân đường trung bình không cung cấp tín hiệu giao dịch. Nhưng nó lại là 1 mảnh ghép trong 3 mảnh chiến lược giao dịch của tôi. Tôi thích giữ cho nó đơn giản và chỉ sử dụng hai đường trung bình di chuyển theo cấp số nhân là ema 50 và 200 ngày.
Nó khá đơn giản và dưới đây là tất cả những gì bạn cần biết:
- Nếu giá nằm trên chúng, bạn sẽ có xu hướng tăng.
- Nếu giá thấp hơn chúng, xu hướng giảm vẫn còn.
Khi được thể hiện trên biểu đồ NZD/USD , chúng làm nổi bật một khu vực quan trọng:
Qua đồ thị, chúng ta thấy được có hai điều quan trọng đã xảy ra: (1) đường trung bình động ngắn hạn vượt qua đường dài hạn và (2) giá đã vượt lên trên cả hai, báo hiệu một xu hướng tăng giá.
Ngoài ra, ema 200 thường đóng vai trò như là một hỗ trợ (đường màu xanh).
Thêm vào các chỉ báo vùng giá trị mà chúng ta đã tìm hiểu phía trên để bắt đầu các thiết lập giao dịch.
Chỉ số 3: STOCHASTIC
Bộ dao động ngẫu nhiên là một chỉ báo động lượng được thiết kế để xác định các điều kiện quá mua và quá bán. Ý tưởng là nếu những điều kiện này không thể được duy trì, một sự đảo ngược sẽ có nhiều khả năng.
Stochastic thực hiện tốt công việc xác định đỉnh và đáy trong thời gian ngắn, nhưng không nên sử dụng nó như một chỉ báo độc lập.
Bạn có thể nhận thấy trên biểu đồ NZD / USD của chúng tôi, stochastic đã phát ra tín hiệu quá bán rõ ràng tại cùng một điểm vào lệnh mà tôi đã theo dõi trước đó:
Thêm vào các tín hiệu tăng giá khác (một mức hỗ trợ chính, vùng thoái lui Fibonacci và đường trung bình ema 50/200 ngày), giờ đây chúng tôi có một hợp lưu đáng kể để hỗ trợ cho một giao dịch mua lên theo xu hướng.
Trên đây là ba chỉ báo tôi dùng để tìm kiếm những thiết lập giao dịch có xác suất cao hơn.
💡
– Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày
– Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư