Chỉ sau một phi vụ đầu cơ vĩ đại, John Paulson đã bước chân vào ngôi đền huyền thoại của giới tài chính, gia nhập đội ngũ siêu tỷ phú, và trở thành một trong những cái tên nổi bật nhất trong lĩnh vực tài chính. Ngoài ra, những “đỉnh cao” và “vực sâu” mà siêu sao trader này trải qua cũng đem lại nhiều bài học đắt giá cho giới trader toàn cầu.
Đầu tư tài chính luôn là miếng bánh béo bở, nhưng lại không dành cho tất cả mọi người. Khủng hoảng trên thị trường tài chính luôn là nỗi sợ của nhiều nhà đầu tư nhưng chính nó lại là môi trường hoàn hảo tạo ra những nhà đầu tư vĩ đại với những thương vụ trade trị giá hàng tỷ đô.
Và, John Paulson cùng phi vụ đầu cơ vào sự sụp đổ của thị trường bất động sản Mỹ năm 2007 với khoản lời 3.7 tỷ USD là một trong những kỳ tích lớn nhất trong lịch sử phố Wall cũng như toàn giới tài chính.
Chân dung tỷ phú đầu cơ John Paulson
1. Phi vụ đầu tư để đời của ông trùm John Paulson hay kỳ tích lớn nhất lịch sử phố Wall
10 năm vô danh trên thị trường tài chính chờ thời cơ
John Paulson có một profile không phải dạng vừa: con nhà nòi (bố là giám đốc tài chính tại Ruder Finn), tài năng có thừa (có bằng BA tài chính đại học New York, lấy bằng MBA đại học lừng danh Harvard). Tuy nhiên, dù bản lĩnh có thừa nhưng trong suốt 10 năm lăn lộn trên thị trường tài chính, nhảy việc từ hết công ty này đến công ty khác, John chưa có danh tiếng và chìm nghỉm giữa bao huyền thoại lừng danh khác.
Trong những năm đầu sự nghiệp không mấy nổi bật của mình, John Paulson cũng gặp hái được thành công trong vai trò quản lý quỹ phòng hộ Paulson & Co., do chính ông lập năm 1994 với $2 triệu và một vài nhân viên. Bằng việc đầu cơ vào thành công hay thất bại của các vụ hợp nhất công ty, sau 10 năm Paulson & Co., dần dần phát triển và quản lý khối tài sản $300 triệu.
Đến giữa năm 2005, John Paulson chính thức bước qua vùng an toàn của bản thân khi lần đầu mạo hiểm đầu cơ vào sự giảm giá cổ phiếu các doanh nghiệp bởi ông cho rằng sự phát triển của nền kinh tế Mỹ chỉ là vỏ bọc. Nhưng ngay lần đầu mạo hiểm này, Paulson đã sai và mất rất nhiều tiền khi chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng. Nhưng chính sai lầm này đã khiến Paulson thận trọng hơn và cũng thu hoạch được nhiều bài học đắt giá cũng như phát triển bộ máy phân tích của mình.
Những năm lăn lộn đó mang đến nhiều lý thuyết lẫn kinh nghiệm thực tiễn, đặc biệt là từ thời gian John làm việc cho những nhân vật gạo cội của thế giới tài chính như Leon Levy, đã hun đúc lên một John Paulson vững vàng về kiến thức tài chính, biết mình biết ta và kiên trì chấp nhận đứng trong bóng tối để “mai phục” tìm cơ hội ngàn năm có một.
Thị trường bất động sản nước Mỹ những năm đầu thế kỷ 21 phát triển nhanh chóng tạo thành bong bóng nhà đất, khi người người đi vay tiền để mua nhà nhằm hiện thực hóa “America Dream – Giấc mơ Mỹ”.
Các ngân hàng thương mại cho vay tín dụng với lãi suất ưu đãi để khách hàng mua nhà, bảo lãnh bằng chính bất động sản đó và các con nợ – là những hộ gia đình thu nhập thấp bị thuyết phục ký vào những bản định giá ảo. Và rồi các ngân hàng đầu tư mua các khoản nợ ngân hàng hay những chứng chỉ cho vay tín dụng không được bảo lãnh chắc chắn nói trên.
Những chứng khoán này được gọi thành một sản phẩm có tên Nghĩa vụ nợ được thế chấp (Collateralized Debt Obligation – CDO). Sau đó các ngân hàng, quỹ tín dụng phù phép chúng, đóng dấu thành các dạng cổ phiếu AAA để làm mồi câu các nhà đầu tư tại phố Wall. Các nhà đầu tư tận dụng tối đa đòn bẩy tài chính để đầu cơ vay nợ.
Những ai mua CDO sẽ phải sử dụng Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (Credit Default Swaps (CDS) – là một hợp đồng phái sinh tín dụng giống như một hình thức bảo hiểm cho trường hợp không thể thanh toán được CDO.
Quy trình này tạo ra các khoản lợi nhuận chênh lệch trên nền tảng của những sản phẩm thế chấp dưới chuẩn (subprime mortgage) là mầm mống của cuộc khủng hoảng tín dụng – khủng hoảng cho vay thế chấp thế chấp dưới chuẩn (subprime mortgage crisis) sau này.
Với kinh nghiệm nhiều năm lăn lộn trên thị trường cộng với khả năng “đánh mùi” khủng hoảng siêu việt, John Paulson đã thấy được diễn biến bất bình thường của thị trường bất động sản Mỹ và và tiên đoán rằng bong bóng nhà đất sẽ sớm vỡ và thị trường bất động sản phố Wall sẽ sụp đổ, khi các chủ hộ gia đình không thể trả nợ ngân hàng. John Paulson quyết định đầu tư vào CDS. Khi thị trường bình thường thì giá các CDS rất rẻ nhưng khi rủi ro với các CDO tăng lên thì giá trị của CDS cũng sẽ tăng.
Ông đã quyết định mạo hiểm cho phi vụ đầu cơ sinh tử này khi dồn 150 triệu USD tiền cá nhân và thành công trong việc huy động nhiều tỷ đô la để đầu tư vào CDS, lập ra Paulson Credit Opportunities Fund để chuẩn bị cho 1 cú big short (bán khống) thị trường nhà ở của Mỹ. Đi ngược với thị trường và đến giữa năm 2006 Paulson vẫn thua lỗ. Nhưng Paulson vẫn kiên trì chờ đợi “cơ hội mà tôi đã chợ đợi cả cuộc đời”.
Và cuối cùng, John Paulson cũng chờ đợi được phút huy hoàng của cuộc đời mình.
Từ tháng 3/2007 nhiều tập đoàn tài chính cho vay cầm cố bất động sản công bố những khoản thu lỗ và cắt giảm lao động trong lĩnh vực này. Ngày 9-10/8/2007, ngân hàng BNP của Pháp đóng 3 quỹ đầu tư trị giá khoảng 2,2 tỷ USD tại Mỹ khiến thị trường chứng khoán thế giới sự sụt giảm mạnh. Bear Stearns sụp đổ, khủng hoảng cho vay thế chấp bất động sản dưới chuẩn chính thức bung ra, và John Paulson thu về 3.7 tỷ USD cho phi vụ vĩ đại nhất lịch sử này. Cú big short này cũng được xem là vận may lớn nhất trong lịch sử phố Wall.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 đó, còn có 1 thiên tài khác cũng sớm dự đoán và đầu cơ vào sự sụp đổ của thị trường BĐS Mỹ là Michael Burry – là nhân vật chính trong cả cuốn The Big Short và bộ phim đạt giả Oscar cùng tên. Nhưng Michael Burry không may mắn được như John Paulson do không kêu gọi được vốn từ các nhà đầu tư.
Đến năm 2010, John Paulson tiếp tục “ăn” một cú đậm lên tới gần 5 tỷ USD khi đầu tư vào vàng và quỹ của Paulson đã trở thành một trong những quỹ đầu cơ lớn nhất thế giới với 32 tỉ USD giá trị tài sản được quản lý.
2. Những câu nói kinh điển của John Paulson về trading
Sau phi vụ kinh điển bán khống thị trường nhà đất phố Wall, cái tên John Paulson vụt sáng và khiến giới tài chính không khỏi “kinh hồn bạt vía” và cho đến tận ngày nay, những phát ngôn của “ông hoàng của vay dưới chuẩn” hay “nhà buôn tài chính” về tài sản nào đó luôn là tâm điểm trong giới.
Dưới đây là những câu danh ngôn kinh điển của nhà đầu tư huyền thoại mà qua đó, trader có thể tìm thấy manh mối về cách tư duy và hành động của ông để đạt được những kết quả đáng kinh ngạc.
#1 “Nhiều nhà đầu tư mắc sai lầm khi thích mua cao và bán thấp trong khi điều quan trọng nhất cần quan tâm là chiến lược đúng đắn nhất để đạt hiệu quả cao trong dài hạn”.
Theo Paulson, phần lớn trader chỉ quan tâm đến “long-selling” – mua cổ phiếu hoặc các tài sản có giá trị ổn định, đợi giá cao để bán kiếm lời, và quan điểm đó khó có thể giúp trader thành công với những khoản lời hấp dẫn. Ngược lại, ông khuyên trader nên tập trung vào xây dựng và phát triển chiến lược giao dịch đúng đắn để tối ưu hóa lợi nhuận như kiểm soát tốt tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận.
#2 “Không có một chiến lược nào là luôn luôn đúng.”
Trong trading, việc tìm ra Holy Grail – Chén thánh hay chiến lược hay phương pháp giao dịch luôn hoạt động tốt và mang đến lợi nhuận trong mọi điều kiện thị trường là điều bất khả thi. Trong những thời điểm khác nhau, một chiến lược dù hiệu quả đến đâu cũng có những lúc thua lỗ nhất định. Điều quan trọng là trader nên biết cách linh hoạt điều chỉnh và phát triển các chiến lược đó.
#3 “Trong lịch sử, vàng luôn là kênh trú ẩn an toàn chống lại lạm phát và là nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ bất ổn chính trị”.
John Paulson luôn có niềm đam mê mãnh liệt với vàng, khi từng có kiếm được khoản lời hàng tỷ đô từ đầu tư vàng và luôn dành những lời có cánh cho kim loại quý này. Paulson luôn tin tưởng rằng vàng luôn hoạt động tốt trong thời kỳ lạm phát và bất ổn địa chính trị. Ông đã mua vào rất nhiều vàng hoặc hợp đồng vàng giao sau, đến mức nhiều người gọi vị tỷ phú này là “bọ vàng”.
#4 “Lên xuống thất thường là bản chất của thị trường chứng khoán, và bạn không thể điều chỉnh danh mục đầu tư của mình theo kịp với những thay đổi bất chợt đó của thị trường. Do đó, bạn phải có chiến lược phù hợp và luôn trung thành với nó, đồng thời đừng chú ý đến những nhiễu động giá trong ngắn hạn xung quanh bất cứ khoản đầu tư nào.”
Position Trading là phong cách giao dịch của John Paulson, nên ông luôn nắm giữ lệnh dài hạn, phớt lờ các nhiễu động giá trong ngắn hạn và chờ đến thời điểm đạt được mức lợi nhuận kì vọng mới chốt lệnh. Phong cách giao dịch này yêu cầu sự nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường đang đầu tư, am hiểu tường tận thị trường và tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật giao dịch để tâm lý không bị ảnh hưởng bởi những tin nhiễu xuất hiện thường xuyên.
#5 “Các nhà đầu tư giỏi nhất là những nhà đầu tư kiếm được số tiền ở mức trên trung bình, nhưng kiên trì và biết sử dụng sức mạnh của lãi kép dài hạn.”
Theo Paulson, những cú trade với khoản lời khổng lồ là vô cùng hiếm hoi còn thông thường thì những khoản lợi nhuận lớn và bền vững không khó thể đạt được trong 1 lần giao dịch. Nó đến từ việc tận dụng sức mạnh lãi kép của một chuỗi các giao dịch và khoản đầu tư tốt cũng như sự kiên trì của trader.
– Tham gia cộng đồng ZALO