Hiệu ứng mỏ neo là gì? Ví dụ thực tiễn về Anchoring Effect

Hiệu ứng mỏ neo là một xu hướng tâm lý có ảnh hưởng đến hành vi đưa ra quyết định về một việc gì đó của chúng ta. Hiệu ứng này đặc biệt xảy ra khá nhiều trong đầu tư. Vậy hiệu ứng mỏ neo là tốt hay xấu? Hiệu ứng mỏ neo là gì? Hôm nay hãy cùng tìm hiểu. Đồng thời, nhận biết về xu hướng này thông qua những ví dụ về hiệu ứng mỏ neo dễ hiểu nhất.Hiệu ứng mỏ neo tác động như thế nào đến việc đưa ra quyết định?

Hiệu ứng mỏ neo là gì?

Hiệu ứng mỏ neo hay tâm lý mỏ neo được dùng để chỉ những trạng thái tinh thần ảnh hưởng đến hành vi quyết định của chúng ta. Hiệu ứng này trong tiếng Anh gọi là Anchoring Effect. Cụ thể, hiệu ứng mỏ neo là thuật ngữ mô tả việc bạn tiếp nhận thông tin đầu tiên, cảm thấy ấn tượng với nó và sử dụng nó để làm tiền đề so sánh với những sự kiện tương tự xảy ra.

Chiếc mỏ neo chính là hình ảnh đại diện cho hiệu ứng tâm lý này. Công cụ này được ngư dân dùng để thả xuống biển giúp cho tàu thuyền cố định tại chỗ, tránh bị dòng nước cuốn đi. Cơ chế hoạt động của mỏ neo khiến chúng ta liên tưởng đến hành vi bị những thông tin ban đầu làm cho ấn tượng và ám ảnh một thời gian dài.

Những người ảnh hưởng bởi hiệu ứng mỏ neo sẽ luôn bị những thông tin này làm cho cố định suy nghĩ và luôn đặt nó như là một giá trị, tiền đề để đánh giá cho một sự việc khác. Đa phần, những quyết định về sau sẽ thiên về hướng đánh giá xem cái nào là tốt hơn, hấp dẫn hơn thay thế cho việc nhìn nhận điểm mạnh và yếu của các lựa chọn.

Hiệu ứng mỏ neo là gì? Ví dụ thực tiễn về Anchoring Effect

Đặc trưng của hiệu ứng mỏ neo

Những đặc trưng, bản chất có thể dễ dàng nhận biết của hiệu ứng mỏ neo chính là người trẻ thường dựa vào những thông tin ban đầu về một việc nào đó để so sánh với những sự kiện tương tự xảy tới tiếp theo. Thông qua đó quyết định hành vi của mình. Trong quá trình đưa ra quyết định, hiệu ứng mỏ neo thể hiện qua cách mà họ dùng những thông tin ban đầu để phân tích, phán đoán xem nên làm gì tiếp theo. Lúc này hiệu ứng mỏ neo được tạo thành thông qua những phán đoán. Tiếp theo sau đó sẽ điều chỉnh và hình thành xu hướng để giải thích cho những thông tin xung quanh mỏ neo.

Ví dụ minh họa: Khi có ý định trả giá một chiếc xe đã qua sử dụng, cụm từ “đã qua sử dụng” chính là tiền đề để dựa vào đó lấy cơ sở tiếp tục trao đổi. Thông thường, người mua sẽ đưa ra giá thấp hơn so với giá mua ban đầu của chiếc xe này. Kể cả khi người bán đưa ra mức giá cao hơn giá trị đúng của chiếc xe, người mua cũng sẽ dựa vào mức giá ban đầu và trả xuống.

Ở một góc độ khác nếu có xe A và xe B, xe A là xe mới và xe B đã qua sử dụng. Người mua nắm được giá của chiếc xe A và người bán yêu cầu người mua phải ước lượng được chi phí của chiếc xe B. Lúc này người mua sẽ căn cứ vào mức giá của xe mới để đưa ra mức giá dự đoán cho chiếc xe đã qua sử dụng.

Những cuộc thí nghiệm về hiệu ứng mỏ neo

Hiệu ứng mỏ neo là gì? Ví dụ thực tiễn về Anchoring Effect

Dưới đây hãy cùng sanforex.vip tìm hiểu về những cuộc thí nghiệm về hiệu ứng mỏ neo. Bên cạnh đó, Anchoring Effect đã ảnh hưởng như thế nào đến tâm lý và hành vi của con người nhé.

Sách và báo

Cuộc thí nghiệm này khá dễ hiểu, hãy sử dụng sách và báo và tiến hành đặt chúng gần nhau. Tiếp theo cho người đối diện biết mức giá chính xác của tờ báo và nhờ họ đoán xem giá của quyền sách khoảng bao nhiêu. Điều này sẽ làm cho họ sẽ dựa vào thông tin giá của tờ báo để đưa ra mức giá của quyển sách. Bạn sẽ nhận thấy những phán đoán của họ sẽ xoay quanh giá trị của tờ báo và sự chênh lệch không nhiều.

Nếu suy nghĩ kỹ, bạn sẽ thấy giá trị của sách và báo không thể mang lên để so sánh chung với nhau vì nó khác biệt về bản chất. Cụ thể là chất liệu khối lượng, chất lượng in ấn và nội dung biên tập. Và ngay cả với cái tên của nó, một là sách, một là báo đã quá khác biệt.

1*2*3*4*5*6*7*8*9

Hiệu ứng mỏ neo là gì? Ví dụ thực tiễn về Anchoring Effect

Nghiên cứu thứ hai liên quan đến hiệu ứng mỏ neo là sử dụng phép toán đến từ 2 chuyên gia Tversky và Kahneman vào năm 1974. Họ đã tiến hành nghiên cứu này thông qua nhờ các nhóm tính toán 2 phép tính dưới đây và đưa ra kết quả trong 5 giây.

  • Phép toán 1: 1*2*3*4*5*6*7*8*9
  • Phép toán 2: 9*8*7*6*5*4*3*2*1

Tương tự với thí nghiệm sách và báo thì khi nhìn kỹ bạn sẽ thấy cả 2 phép toán đều có bản chất như nhau và sẽ cho ra kết quả giống hệt nhau. Nhưng nếu chỉ với 5 giây và không có bất kỳ sự trợ giúp từ công cụ khác thì kết quả các nhóm đã cho ra hai kết quả khác nhau.

  • Kết quả 1 là 512
  • Kết quả 2 là 2250

Thông qua kết quả trên chúng ta có thể thấy rằng có một sự chênh lệch khá lớn mà chúng ta không thể ngờ đến và chúng ta cũng có thể thấy rằng không có đáp án đúng trong hai đáp án trên. Kết quả của cả hai nhóm đều là sự ước lượng và nó dựa vào hiệu ứng mỏ neo các nhóm đã bị ảnh hưởng. Cụ thể nhóm 1 bị neo ở vị trí số 1 còn nhóm 2 bị neo ở vị trí số 9. đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho kết quả nhóm 2 lại lớn hơn rất nhiều so với kết quả của nhóm 1, thông qua kết quả của phép tính này chúng ta có thể thấy được con người đang bị ảnh hưởng khá lớn  bởi hiệu ứng mỏ neo.

💡

– Cộng đồng giao lưu và học hỏi phương pháp quản lý vốn, xử lý lệnh âm tài khoản, phương pháp giao dịch, chiến lược đầu tư vàng, ngoại tệ ngắn – trung – dài hạn, cùng ZOOM giao dịch thực chiến tin tức phiên Mỹ hàng ngày từ thứ hai đến thứ sáu.

– Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY

– Tham khảo tín hiệu giao dịch TELEGRAM: TẠI ĐÂY

Gandhi đã chết trước hay sau?

Nghiên cứu thứ ba về Anchoring Effect được Strack và Mussweiler thực hiện như sau:

Nhóm 1: Gandhi đã qua đời trước hay sau năm 9 tuổi?

Nhóm 2: Gandhi đã qua đời trước hay sau năm 140 tuổi?

Hiệu ứng mỏ neo là gì? Ví dụ thực tiễn về Anchoring Effect

Câu hỏi này được đánh giá khá dễ và ai cũng có thể trả lời được. Tuy nhiên, theo cách hỏi của 2 chuyên gia thì nó đã làm cho nhiều người rơi vào hiệu ứng mỏ neo. Nhóm 1 sẽ bị số 9 làm cho ảnh hưởng trong suy nghĩ và tương tự nhóm 2 cũng sẽ bị số 140 làm cho ảnh hưởng. Kết quả là nhóm 1 trả lời là 50 tuổi và nhóm 2 là 67 tuổi. Cơ sở đưa ra hai kết quả này chính là từ con số 9 và 140, họ dùng nó để điều chỉnh và đưa ra con số hợp lý nhất. Bạn có thể thấy hai con số này có sự chênh lệch lớn.

Ứng dụng của hiệu ứng mỏ neo

Hiệu ứng mỏ neo là gì? Ví dụ thực tiễn về Anchoring Effect

Qua những thông tin phía trên thì bạn đã có thể hiểu được hiệu ứng mỏ neo có ảnh hưởng như thế nào đến suy nghĩ và hành vi của chúng ta. Mỗi con người đều sẽ có thể sử dụng hiệu ứng mỏ neo để phục vụ cho mục đích cá nhân điển hình như trong  các cuộc đàm phán, trả giá một món đồ hay khi deal lương,…Nếu là một người kinh doanh, buôn bán thì bạn sẽ đóng vai trò là người thực hiện việc thả neo để bán hàng. Và khách hàng sẽ là người rơi vào trạng thái mỏ neo khi bắt đầu đưa ra quyết định nên lựa chọn sản phẩm nào và bạn có thể dựa vào đó tăng doanh số bán hàng.

Hiệu ứng mỏ neo sẽ giúp cho người bán đạt được mục đích bán được sản phẩm, dịch vụ của mình. Cụ thể, hiệu ứng này thể hiện qua cách mà những người tiêu dùng phân vân đưa ra sự so sánh giữa các sản phẩm cùng loại với nhau. Nếu vận dụng hiệu ứng mỏ neo thành công, các nhà kinh doanh có thể tăng tỷ lệ đơn hàng bán ra và tăng lợi nhuận thu về.

Ví dụ về trường hợp này nếu một chiếc đồng hồ có có giá bán ra là 5.000.000đ. Bạn đang có những sản phẩm trong tình trạng tồn kho thì hiệu ứng mỏ neo chính là hiệu ứng tâm lý nên được sử dụng để giúp bạn đạt được mục đích. Cụ thể nó sẽ giúp bạn bán được sản phẩm nhanh hơn. Chính vì vậy mà hiệu ứng mỏ neo là thuật ngữ khá quen thuộc đối với những nhà kinh doanh, buôn bán. Người tiêu dùng cũng sẽ thực hiện phương pháp này để đạt được hiệu quả mong muốn.

Ví dụ về hiệu ứng mỏ neo

Hiệu ứng mỏ neo được ứng dụng rộng rãi với tần suất khá nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Ví dụ như khi bạn đang có ý định mua một chiếc xe hơi mới, bạn sẽ tìm hiểu thông tin về chiếc xe này và nhận thấy giá trị trung bình của chiếc xe đó nằm trong khoảng 1 tỷ đồng. Hôm sau, bạn đến một showroom xe hơi và nhận được tư vấn báo giá là 970 triệu và sẵn sàng chấp nhận mua với giá trị này vì nó thấp hơn giá bạn đã tìm kiếm trên mạng khoảng 30 triệu. Tuy nhiên bạn lại phát hiện ở một showroom khác người ta bán chiếc xe này chỉ với giá 890 triệu, rẻ hơn rất nhiều so với showroom bạn đã mua.

Hiệu ứng mỏ neo là gì? Ví dụ thực tiễn về Anchoring Effect

Và thế là bạn sẽ hối hận và tự trách mình đã vội vàng đưa ra quyết định, nếu như có thể tìm hiểu thêm nhiều mức giá khác thì bạn đã có thể mua chiếc xe với một mức giá hời hơn. Vậy nguyên nhân do đâu mà bạn lại nhanh chóng trong việc đưa ra quyết định?

Đó chính là vì bạn đã bị rơi vào tâm lý mỏ neo khi sử dụng thông tin ban đầu để làm tiền đề để so sánh với sự việc tiếp theo. Bạn quá vội trong việc so sánh mức giá 970 triệu và 1 tỷ ban đầu, cảm thấy mình hời rất nhiều mà không cho mình thêm thời gian để tìm hiểu thêm những mức giá khác. 1 tỷ ở đây được xem là chiếc mỏ neo trong suy nghĩ, nó tác động lớn đến quyết định mua hàng của bạn.

Hiệu ứng mỏ neo trong đầu tư

Ngoài được ứng dụng trong đời sống thì tâm lý mỏ neo còn được thể hiện qua các quyết định trong đầu tư, các giao dịch trên sàn. Hiệu ứng mỏ neo trong đầu tư xuất hiện khi các nhà đầu tư dựa vào thông tin được cung cấp ban đầu để đưa ra quyết định. Tuy nhiên, không thể khẳng định rằng 100% quyết định dựa vào những thông tin này.

Hiệu ứng mỏ neo được thể hiện như thế nào trong thị trường chứng khoán

Xu hướng này là một phần điển hình trong nghiên cứu hành vi tài chính. Cụ thể các chuyên gia sẽ tìm ra lời giải đáp cho việc đưa ra quyết định đầu tư với yếu tố cảm xúc và các yếu tố khác có mối quan hệ như thế nào. Và kết quả cho thấy các nơi thả neo có ảnh hưởng khá lớn đến sự quyết định đưa ra đầu tư của các nhà giao dịch. Cùng hiểu rõ hơn về hiệu ứng mỏ neo trong đầu tư chứng khoán sẽ thể hiện như nào trong ví dụ dưới đây.

Hiệu ứng mỏ neo là gì? Ví dụ thực tiễn về Anchoring Effect

Ví dụ bạn muốn mua cổ phiếu ABC, cổ phiếu này được đánh giá đang có sự tăng trưởng tốt và tính thanh khoản cao. Tuy nhiên, công ty này lại có nhiều tin không tốt làm cho các nhà đầu tư bán cổ phiếu đi một cách ào ạt và thậm chí là bán tháo. Việc này làm cho giá cổ phiếu giảm mạnh mẽ chỉ còn 32,000 đồng và gần như chạm vào mức giá vào ban đầu của bạn. Lúc này bạn sẽ có suy nghĩ là 50,000 đồng mới thực sự là giá của cổ phiếu ABC. Chính vì thế mà nếu như có giá nào thấp hơn 50,000 đồng thì bạn mặc định nó không nói lên đúng giá trị của cổ phiếu và không công bằng.

Xét trên thực tế, thị trường chứng khoán vẫn hoạt động như thường và tất nhiên không thể nào có một cơ chế riêng hành động thiếu công bằng đối với 1 cổ phiếu. Hiệu ứng mỏ neo thể hiện ở chỗ bạn sẽ đặt suy nghĩ cố định cho giá trị của cổ phiếu này ở mức giá 50,000 đồng. Việc này ảnh hưởng đến suy nghĩ đưa ra quyết định và làm bạn thất vọng.

Tâm lý mỏ neo trong thị trường ngoại hối

Thông qua những thông tin bên trên, bạn có thể thấy những quyết định đầu tư được đưa ra từ các nhà giao dịch phần lớn đều dựa trên cảm xúc. Tuy nhiên, để đầu tư thành công, lý trí và lối tư duy vấn đề mới là quan trọng nhất.

Thị trường ngoại hối luôn đa dạng rất nhiều nguồn tin đòi hỏi những nhà đầu tư phải luôn tỉnh táo và biết chọn lọc thông tin chính xác. Hiệu ứng mỏ neo dường như đã trở thành một mối nguy dành cho nhà đầu tư khi nó sẽ khiến cho những quyết định được ra bị chi phối bởi cảm xúc quá nhiều. Hãy luôn để lý trí làm chủ chính mình, mức giá hiện tại mới là điều cần quan tâm nhất.

Hiệu ứng mỏ neo là gì? Ví dụ thực tiễn về Anchoring Effect

Chúng ta không thể phủ định được liệu rằng mức giá trong lịch sử có lặp lại hay không. Hiệu ứng mỏ neo xuất hiện khi các nhà đầu tư có tâm lý sợ mất, sợ lỗ. Khi bạn đầu tư vào một cặp tiền có giá trị cao ở thời gian trước, mặc dù xu hướng thị trường đang ổn định nhưng vẫn có khả năng bạn rời vị thế sớm hơn vì nghĩ rằng quá trình tăng/giảm gần nhất sẽ dừng lại. Vì vậy, hãy luôn tỉnh táo để điều khiển cảm xúc của mình một cách đúng đắn nhất. Đồng thời thay thế điểm neo thích hợp.

Vậy làm thế nào để hạn chế hiệu ứng mỏ neo trong quá trình đưa ra quyết định? Cùng theo dõi phần tiếp theo sau đây bạn nhé.

Làm cách nào để tránh hiệu ứng mỏ neo hiệu quả?

Hiệu ứng mỏ neo là gì? Ví dụ thực tiễn về Anchoring Effect

Như đã đề cập, hiệu ứng mỏ neo có tác động khá lớn đối với hành vi đưa ra quyết định của chúng ta. Tuy nhiên hiệu ứng này không thật sự quá đáng sợ như mọi người thường nghĩ. Bạn vẫn có thể tránh được tâm lý mỏ neo này nếu như hiểu rõ bản chất của nó. Dưới đây, sẽ đưa ra một số giải pháp để bạn có thể hạn chế được hiệu ứng mỏ neo khi đưa ra quyết định.

  • Chấp nhận hiệu ứng mỏ neo để có thể dễ dàng vượt qua xu hướng tâm lý này. Ví dụ bạn nên quan sát hành vi sau đó tìm kiếm điểm thả neo mà mình hay vướng phải. Bạn cần kiên nhẫn thời gian dài nếu muốn phương pháp này có tác dụng.
  • Hiệu ứng mỏ neo không phải là quá xấu. Nếu biết cách ứng dụng thì nó như là một công cụ hữu ích. Dựa vào mục đích và khả năng tài chính, hãy thay đổi điểm thả neo. Đặc biệt là trong những tình huống xuất hiện một số thay đổi nhất định.
  • Nhìn thấy những nguồn lực có lợi sẵn có trước khi đưa ra quyết định. Điển hình là khi tạo lập những điểm neo hãy vận dụng thêm các nguyên tắc cần thiết. Ví dụ trong thị trường chứng khoán, bạn thay đổi điểm neo dựa theo những báo cáo tài chính của doanh nghiệp, thông tin đối thủ cạnh tranh và tham khảo những phân tích chọn lọc từ chuyên gia. Điều này sẽ hỗ trợ bạn tìm được mức độ thích hợp của cổ phiếu cùng hạng mục đầu tư của bạn.

Với khái niệm hiệu ứng mỏ neo là gì, tất cả những thông tin liên quan đến hiệu ứng mỏ neo phía trên, bạn đã có thể nắm được một khái niệm mới. Đồng thời, qua đây giúp bạn có thể tránh được tâm lý mỏ neo ảnh hưởng đến quá trình đưa ra quyết định trong đầu tư tài chính. Chúc bạn sẽ là một nhà đầu tư sáng suốt và thành công!

💡

– Các bài viết và nhận định thị trường của Mạnh Quang (Bét Chây): Tại đây

error: Content is protected !!