Những người tham gia thị trường thường đánh giá những kỳ vọng trong tương lai dựa trên những gì đã xảy ra trong quá khứ. Các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ là một trong những điều đó. Ở bài viết này tác giả chia sẻ cho anh em trader chúng ta biết cách mà các vùng hỗ trợ và kháng cự được hình thành chủ yếu bởi cảm xúc và tâm lý của con người như thế nào. Cùng đọc xem có gì hay không nhé mọi người.
Tâm lý ở các vùng hỗ trợ kháng cự
Trong một điều kiện thị trường nhất định, thường có ba loại người chơi tham gia ở bất kỳ một mức gia nào trong thị trường, đó là:
- Trader mua lên và chờ giá tăng
- Trader bán xuống và hy vọng giá sẽ giảm
- Trader chưa quyết định giao dịch
Khi giá tăng từ mức hỗ trợ, các trader đang giữ lệnh mua sẽ vui mừng và có thể sẽ xem xét vào thêm lệnh nếu giá hồi lại mức hỗ trợ trước đó. Các trader đang bán trong tình huống này sẽ bắt đầu nghi ngờ về vị thế của họ và có thể xem xét thoát vị thế hoặc chờ giá hồi về gần hòa vốn để cắt lệnh. Còn các trader không tham gia thị thì họ có thể sẵn sàng chờ giá hồi về vùng hỗ trợ và mua lên. Về cơ bản, có số lượng lớn các trader có thể đang háo hức chờ đợi để mua vào ở vùng hỗ trợ này. Nếu có nhiều trader mua vào tại đây, thì đây chính là động lực tăng giá một lần nữa.
Tuy nhiên, giá hoàn toàn có thể đâm xuyên qua vùng kháng cự hoặc hỗ trợ. Khi giá đang trong đà giảm, các trader sẽ nhanh chóng nhận ra rằng mức hỗ trợ không giữ được giá. Các trader mua lên có thể chờ giá tăng trở lại mức hỗ trợ trước đó (hiện tại đã trở thành ngưỡng kháng cự) để thoát giao dịch của họ với hy vọng hạn chế thua lỗ. Còn các trader bán xuống thì đang hạnh phúc và có thể xem xét vào thêm lệnh nếu giá hồi về vùng kháng cự. Cuối cùng, các trader đứng ngoài thị trường có thể sẽ bán xuống nếu giá quay lại ngưỡng kháng cự. Có thể sẽ có một lượng lớn trader sẽ thực hiện bán xuống tại ngưỡng kháng cự này.
Các vùng giá chuyển đổi
Khi giá phá qua ngưỡng hỗ trợ thì vùng này sẽ trở thành kháng cự và ngược lại. Đây chính là các vùng giá chuyển đổi. Mặc dù các trader thường tham khảo các biểu đồ ngày để xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, tuy nhiên, vùng chuyển đổi có thể xảy ra ở bất cứ biểu đồ nào hoặc khung thời gian nào. Cùng xem xét một vài ví dụ dưới đây:
Hình 1: Biểu đồ M15 của Coca-Cola (NYSE: KO). Đường màu vàng biểu thị mức giá ($ 67.6) đã bị chuyển đổi giữa các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ.
Các vùng hỗ trợ và kháng cự không chỉ được tìm thấy ở mức giá cụ thể, mà cũng có thể tồn tại cùng với trendline. Hình 2, cho thấy biểu đồ ngày của Johnson&Johnson (NYSE: JNJ), biểu thị giá hết lần này đến lần khác, trong suốt hai năm liên tục kiểm tra các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ này.
Cảm xúc và hành vi của con người
Sợ hãi, tham lam và tâm lý bầy đàn là những thuật ngữ thường xuất hiện khi thảo luận về thị trường tài chính. Điều này là do cảm xúc và hành vi của con người gây nên biến động giá trên thị trường. Biểu đồ giá như mô phỏng lại cảm xúc của con người như sợ hãi, tham lam, lạc quan, bi quan và hành vi của con người. Biểu đồ giá minh họa cách người chơi phản ứng với những kỳ vọng trong tương lai.
Sợ hãi và tham lam chính là 2 loại cảm xúc được nếu ở ví dụ đầu bài viết. Khi giá giảm trở lại mức hỗ trợ, các trader thường sẽ thêm vào các vị thế để kiếm thêm tiền. Trong khi đó, những trader bán ra thì phải tìm cách thoát lệnh vì họ sợ mất tiền. Tâm lý bầy đàn cũng được thể hiện trong ví dụ trên khi các trader có xu hướng tập trung gần các mức hỗ trợ và kháng cự để giao dịch.
Hình 3 là biểu đồ ngày của cổ phiếu Eli Lilly (NYSE: LLY), cho thấy mức kháng cự phản ánh xu hướng tăng đáng kể như thế nào. Tương tự, vùng giá gần $ 33.5 có thể là vùng hỗ trợ tốt, vì nó đã làm điều này trong 3 lần trước đó.
Hình 4 là biểu đồ ngày của cổ phiếu Berkshire Hathaway (NYSE: BRK.B). Trong trường hợp này, một đường xu hướng giảm hoạt động liên tục như sự kháng cự trong suốt sáu tháng. Khi giá thành công trong việc phá vỡ lên trên đường xu hướng đã trở thành vùng hỗ trợ đáng kể trong vài tháng tới.
Các vùng giá tâm lý
Các mức hỗ trợ và kháng cự khác bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của con người trong đó bao gồm giá tròn số (vì chúng dễ nhớ), mức cao và mức thấp nhất trong 52 tuần và các mức đỉnh đáy trong các sự kiện lớn. Trader và nhà đầu tư có xu hướng bị hấp dẫn bởi các mức giá tâm lý này vì nhiều lý do. Một trong những lý do đó là chúng có ý nghĩa trong quá khứ và Trader tin rằng giá sẽ phản ứng với chúng.
Một lý do khác khiến Trader bị thu hút nhiều sự chú ý ở các vùng này đó là họ có thể mở hoặc thoát vị thế, điều này có thể dẫn đến khối lượng giao dịch tăng giảm tại đó.
Tóm lại
Vùng hỗ trợ và kháng cự được các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng để nghiên cứu giá cả trong quá khứ và dự đoán các động thái thị trường trong tương lai. Tâm lý thị trường đóng vai trò quan trọng trong biến động giá khi các nhà giao dịch và nhà đầu tư thường xem xét quá khứ, phản ứng với các điều kiện thị trường thay đổi và dự đoán sự biến động của thị trường trong tương lai.
Mời anh em tham khảo bài viết nhé.
💡
– Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày
– Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây .