Tìm hiểu Flip Zone là gì là điều cần thiết và là một kiến thức quý báu đối với các nhà giao dịch. Hiện tại, Flipzone được chia thành 2 loại chính: Converse Flipzone và Continuous Flipzone. Trong bài viết này sẽ cung cấp thông tin để Traders hiểu kỹ hơn về khái niệm Flipzone là gì và cách sử dụng mỗi loại Flip Zone Forex hiệu quả khi đưa ra quyết định đầu tư.
Khái niệm thuật ngữ Flipzone
Theo quan điểm của nhiều chuyên gia, hiểu khái niệm Flip Zone là gì sẽ giúp nhà đầu tư có nhiều cơ hội hơn trong giao dịch. Vậy thực tế thuật ngữ này ám chỉ hành động gì trên thị trường?
Nói một cách cụ thể, Flipzone là thuật ngữ miêu tả khu vực giá có sự cạnh tranh giữa lực cung và cầu. Khu vực này cho thấy sự giằng co mạnh mẽ giữa bên mua và bên bán. Kết quả cuối cùng của sự cạnh tranh giữa hai bên sẽ cho thấy xu hướng mới của thị trường. Flipzone thường xuất hiện vào cuối một xu hướng hoặc ở vùng giá chuyển tiếp khi xu hướng đang diễn ra. Bên cạnh đó, Flipzone cũng thuộc một trong hai hình thức của quá trình tái thiết lập dòng chảy (ROF).
Trong giai đoạn thị trường đang di chuyển theo một xu hướng tăng hoặc giảm liên tục, đà động lượng sẽ dần chậm lại do không vượt qua được vùng Cung-Cầu tiếp theo. Mặc dù vậy, xu hướng thị trường vẫn tương đối mạnh nên giá không đảo chiều ngược lại ngay. Do đó, nếu muốn tiếp diễn xu hướng, cần phải thực hiện tiến trình tái cấu trúc xu hướng.
Lúc này, giá nằm trong khoảng giao tranh giữa bên mua và bên bán hoặc nằm trong phạm vi của đỉnh và đáy gần nhất tạo thành vùng giá ngang gọi là Flipzone. Sau đó, Flipzone sẽ là bàn đạp để giá phá vỡ và tiếp tục xu hướng cũ. Sự quay trở lại của giá về Flipzone được xem là tín hiệu có giá trị mạnh mẽ trong phân tích kỹ thuật SMC.
Quá trình xuất hiện của một Flipzone trên thị trường như sau:
Sau khi giá chạm vùng cung ở điểm A, giá đã pullback về vùng cầu tại B nhưng không thể phá vỡ vùng này và cũng không di chuyển xa hơn. Trong quá trình di chuyển từ vùng cung xuống vùng cầu đều có sự tồn tại của Sweep Liquidity.
Sau đó, một giai đoạn đi ngang được hình thành, cho thấy sự giằng co giữa phe mua và bán tại khu vực Flipzone. Cuối cùng, phe mua chiếm ưu thế hơn, dấu hiệu là tín hiệu BOS (Breach of Structure) tại điểm E. Điều này cho thấy phe mua đã có đủ sức mạnh để phá vỡ cấu trúc cung-cầu tại Flipzone và khởi động lại xu hướng tăng giá.
Sau khi giá hồi phục về Flipzone và bật tăng, một cấu trúc Swing được hình thành giúp tái thiết lập cấu trúc thị trường. Nếu Flipzone nằm trong khoảng 0,709 đến 0,79 trên công cụ Fibo OTE thì cơ hội thành công của giao dịch càng cao.
Qua ví dụ trên, có thể rút ra những đặc điểm chính của Flipzone:
- Flipzone phải nằm trong phạm vi vùng cung và cầu
- Quá trình di chuyển giữa hai vùng cung/cầu phải tạo ra vùng giá đi ngang (cấu trúc Internal)
- Sau đó phải xuất hiện tín hiệu BOS hợp lệ
- Giá sau BOS sẽ hồi về Flipzone
- Flipzone nên nằm trong khoảng 0,5 – 0,79 tại công cụ Fibo OTE
Tuy nhiên, Flipzone có nhiều dạng khác nhau trên thị trường. Qua phần tiếp theo, bài viết sẽ giúp nhà đầu tư tìm hiểu chi tiết hơn về các loại Flipzone để giao dịch chính xác và hiệu quả nhất.
Các loại Flip Zone là gì?
Trong xu hướng tăng, thị trường tạo ra các sóng đẩy liên tiếp cho đến khi gặp phải vùng cung mạnh (HTF). Sau khi đi vào vùng cung, giá khớp lệnh bán đặt sẵn (Sell Order), tạo nên sóng giảm giá. Tuy nhiên, sóng giảm này không quá mạnh và không đủ sức phá vỡ được đáy của đỉnh cao nhất trước đó (vùng cầu gần nhất). Con sóng này cũng không thể vượt qua đỉnh cao nhất trước đó.
Sau đó, một vùng đi ngang được hình thành, phản ánh sự giằng co giữa mua và bán tại Flipzone. Trong xu hướng tăng hiện tại, sẽ có hai khả năng như sau:
Trường hợp 1: Phe bán chiếm ưu thế: Giá phá vỡ vùng cầu gần nhất nhưng không đi xa mà quay trở lại vùng đi ngang trước khi hình thành breakdown, khởi động xu hướng giảm mới. Đây là Converse Flipzone – loại Flipzone đảo chiều xu hướng.
Trường hợp 2: Phe mua chiếm ưu thế: Giá duy trì xu hướng tăng của thị trường. Đây là Continuous Flipzone – loại Flipzone duy trì xu hướng hiện tại.
Như vậy, tùy thuộc vào sự cân bằng cung cầu tại Flipzone mà xu hướng có thể đảo chiều hoặc tiếp diễn. Nhà giao dịch cần đánh giá kỹ lực cung cầu để xác định loại Flipzone và mở vị thế phù hợp.
Converse Flipzone
Loại Flipzone này thường xuất hiện vào cuối các xu hướng hoặc khi giá đi vào vùng cung/cầu mạnh. Tuy nhiên, động thái này không phải tín hiệu của sự thay đổi xu hướng mà là sự tái cấu trúc thị trường ở Time Frame cao hơn.
Sau khi sóng giảm cuối cùng AB không thể đi qua mức hỗ trợ mạnh, giá kéo lên hình thành một pullback đến vùng cung. Mặc dù thất bại, nhưng nỗ lực này tiếp tục được tái diễn khi tăng tiếp theo ở sóng CD. Tuy nhiên vẫn không thể phá vỡ được vùng Cầu.
Lúc này, giá dao động ngang trong khoảng giữa vùng cung và cầu, phản ánh sự cạnh tranh giữa lực bán và mua. Đây chính là vùng Converse Flipzone. Cuối cùng, thông qua tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ ở đỉnh C, có thể thấy phe mua chiếm ưu thế và đẩy giá vượt lên. Sau đó giá quay lại Converse Flipzone rồi bật tăng mạnh mẽ.
Điều quan trọng cần lưu ý khi giao dịch Converse Flipzone là xác định được tín hiệu của sự thay đổi xu hướng (CHOCH) xuyên qua vùng cung/cầu gần nhất.
Tuy nhiên, nếu như sóng giá đi quá xa từ Flipzone mà không quay lại, có nghĩa là Converse Flipzone trước đó đã hết hiệu lực. Lúc này, nhà đầu tư nên theo xu hướng mới thay vì chờ đợi sự hồi lại của giá.
Để giao dịch tốt với Converse Flipzone, nhà đầu tư nên nhớ kỹ những điều sau:
- Xu hướng tăng: Đặt lệnh bán giới hạn (Sell Limit) hoặc lệnh CE khi giá trở về Flipzone. Đặt Stop Loss trên Converse Flipzone 3-5 pips, tùy thuộc vào khả năng quản trị rủi ro. Đặt Take Profit tại
- vùng giá chính của xu hướng trước.
- Xu hướng giảm: Đặt lệnh mua giới hạn (Buy Limit) hoặc CE khi giá trở về Flipzone. Đặt StopLoss dưới Flipzone 3-5 điểm, tùy vào năng lực quản trị rủi ro. Đặt Take Profit tại vùng giá chính (Major) của xu hướng trước đó.
Biểu đồ cặp tiền EUR/USD khung D1:
Qua phân tích biểu đồ, có thể thấy:
- Xu hướng chung của thị trường đang tăng.
- Sóng điều chỉnh AB tạo ra cấu trúc giá chính (Major) và vùng cầu (Demand Zone) đặc biệt rõ ràng.
- Sau đó giá bước vào phạm vi vùng cung nhưng không vượt qua được đỉnh C.
- Sóng CD cũng không phá vỡ được vùng cầu tại đáy B.
- Giá chạm vùng cầu rồi tăng trở lại nhưng vẫn dưới đỉnh C, tạo thành vùng giá ngang cho thấy sự cân bằng lực mua bán. Đây là phạm vi vùng Converse Flipzone mà nhà đầu tư chọn POI.
- Sau vùng giá đi ngang, giá phá vùng cầu đáy B, tạo tín hiệu đảo chiều mạnh CHOCH rồi hồi lại vùng Converse Flipzone.
Như vậy, mô hình Converse Flipzone đã hoàn thiện. Dựa trên lý thuyết, nhà đầu tư có thể đặt lệnh bán giới hạn tại đây, SL trên zone và TP ở vùng giá quan trọng của xu hướng trước đó. Giờ hãy xem kết quả thực tế.
Kết quả là lệnh bán đã đạt mục tiêu lợi nhuận (Take Profit). Cần lưu ý rằng để Converse Flipzone hình thành, giá phải tạo tín hiệu đảo chiều mạnh CHOCH sau khi di chuyển ngang và không đi quá xa sau khi phá vỡ vùng cản trên. Tiếp theo, bài viết sẽ cung cấp thêm thông tin về loại Flipzone thứ hai là Continuous Flipzone. Đây cũng là một công cụ hữu ích giúp xác định điểm vào lệnh phù hợp với xu hướng.
💡
– Hỗ trợ gỡ lệnh, chiến lược giao dịch tỷ lệ win cao
– View xu hướng VÀNG và tiền tệ hằng ngày, điểm mua bán cụ thể
– Zoom thực chiến phiên Mỹ, phân tích kỹ thuật + cơ bản từ thứ2 – thứ6
– Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY
– Tham khảo tín hiệu giao dịch trên TELEGRAM: TẠI ĐÂY
– Tham gia group chat trên TELEGRAM : TẠI ĐÂY
Continuous Flipzone
Continuous Flipzone hình thành khi xu hướng đang diễn ra liên tục bị gián đoạn bởi sự cân bằng lực cung cầu. Sau đó, phe chiếm ưu thế sẽ đẩy giá vượt qua vùng tranh chấp và tiếp tục theo xu hướng chính.
Continuous Flipzone chính là quá trình thiết lập lại cấu trúc thị trường ROF. Thông qua phản ứng của giá khi hồi lại từ đỉnh/đáy xu hướng hiện tại về vùng cung/cầu, có thể phân biệt hai loại Continuous Flipzone:
- Loại 1: Giá phản ứng với vùng cung/cầu bằng râu nến (Sweep Liqudity).
- Loại 2: Giá phản ứng với vùng cung/cầu bằng thân nến.
Như vậy, Continuous Flipzone cho thấy sự tranh chấp trước khi xu hướng chính tiếp diễn. Việc xác định được nó sẽ giúp nhà đầu tư chọn điểm vào lệnh phù hợp.
Continuous Flipzone (Sweep Liqudity)
Quan sát biểu đồ cho thấy, sau khi giá không đi qua được vùng cung/cầu và hình thành một đảo chiều BOS thất bại, giá đã quay trở lại vùng cung/cầu trước đó thông qua một mẫu nến Pinbar. Đây có thể coi là hành động lấy thanh khoản ngắn hạn của thị trường. Nó cũng chính là yếu điểm quan trọng của Continuous Flipzone loại 1.
Sau khi nến Pinbar hình thành, giá tạo ra vùng đi ngang trước khi tạo ra BOS thành công. Nhà đầu tư có thể xác định vùng giá ngang này là điểm vào POI có triển vọng. Khi giá quay trở lại vùng Continuous Flipzone, có thể mở lệnh theo hướng xu hướng chính.
Để giao dịch trong tình hình này, Traders nên tìm kiếm vị trí lý tưởng của Flipzone nằm trong khoảng 0.709 đến 0.79 theo thang FIBO OTE.
Sau khi giá trở lại vùng Flipzone, nhà đầu tư chỉ cần bám theo xu hướng hiện tại. Mục tiêu lợi nhuận là vùng giá quan trọng kế tiếp trên biểu đồ. Đặt SL dưới Flipzone một khoảng nhất định, tùy thuộc vào khả năng quản trị rủi ro của Traders.
Continuous Flipzone tạo BOS
Quan sát biểu đồ cho thấy, thay vì hình thành nến Pinbar ở đỉnh/đáy như loại 1, loại Flipzone này tạo ra cây nến dài khi test lại đỉnh/đáy trước. Điều này tạo nên tín hiệu đảo chiều thất bại. Sau đó giá quay lại xu hướng chính để tiếp tục tạo tín hiệu đảo chiều phù hợp với xu hướng hiện tại.
Khi giá tạo BOS test lại vùng giá ngang sau tín hiệu đảo chiều thành công rồi tiếp tục đi lên, điều này có vẻ như giống với Flipzone loại 1. Nhưng thực chất đây chỉ là điểm dừng chân ngắn hạn IDM của nhà đầu tư mua sai. Bởi vì điểm này sẽ bị quét không lâu sau đó.
Đặc điểm quan trọng là giá không thể đi xa sau tín hiệu đảo chiều thuận hướng vì đây mới chỉ là giai đoạn tái cơ cấu thị trường. Quá trình này hoàn tất khi giá quay lại quét điểm IDM trước rồi mới bứt phá mạnh. Như vậy, Continuous Flipzone loại 2 cho thấy giai đoạn tái cơ cấu sau điều chỉnh của xu hướng chính.
Như vậy, vùng Flipzone cần xác định là khu vực giá nằm dưới điểm IDM và trong khoảng cung/cầu của xu hướng chính. Vùng này có giá trị cao khi nằm trong phạm vi chạy từ 0.709 đến 0.79 trên công cụ FIBO OTE.
Tóm tắt các đặc điểm của Continuous Flipzone loại 2 như sau:
- Nằm trong vùng cung/cầu của xu hướng chính
- Chỉ xuất hiện sau khi giá đi qua IDM và có tín hiệu đảo chiều thất bại
- Có giá trị cao khi nằm trong vùng 0.709 – 0.79 Fibonacci
Bây giờ hãy cùng xem ví dụ minh họa cách giao dịch với Continuous Flipzone trên biểu đồ.
Quan sát biểu đồ EUR/USD khung D1 có thể thấy:
- Xu hướng chung là giảm. Tuy nhiên giá không thể đi qua vùng cầu và quay trở lại tìm kiếm thanh khoản.
- Giá đã hồi lại về đỉnh cũ trước đó và quét đỉnh cũ bằng một cụm nến đi ngang.
- Sau đó thị trường tạo tín hiệu đảo chiều đi xuống khi vượt qua vùng cầu. Tuy nhiên giá không di chuyển quá xa và quay lại test vùng giá trước đó. Điều này cho thấy quá trình tái cơ cấu chưa xong.
Thị trường xuất hiện cây nến giảm mạnh Marubozu sau khi test lại vùng giá. Nhiều nhà đầu tư sẽ bán ngay tại đây nhưng phía trên vẫn còn vùng chênh lệch chưa được khai thác.
Đó chính là Flipzone nếu đỉnh cũ bị phá vỡ. Nhà đầu tư cần quan sát thêm diễn biến tiếp theo để đưa ra quyết định giao dịch.
Sau khi tồn tại sự xuất hiện của Marubozu, giá tiếp tục giảm nhưng không thể đi xa và quay lại phá vỡ đỉnh cũ IDM (F). Lúc này có thể chắc chắn rằng vùng giá phía trên IDM và thuộc phạm vi giá chính chính là Continuous Flipzone.
Một lệnh bán được đặt với Stoploss phía trên Flipzone và lệnh Takeprofit tại vùng cầu quan trọng kế tiếp.
Giao dịch GBPUSD sử dụng đồng thời phân tích OderFlow và Flipzone
Trên biểu đồ GBPUSD khung D1, có thể thấy xu hướng giảm đang diễn ra. Sử dụng công cụ PD để tìm được các đỉnh Strong High và Weak High. Đỉnh Strong High cuối cùng có thể được xem là một điểm chính của xu hướng giảm. Nếu điểm này bị phá vỡ, thị trường có thể đảo chiều xu hướng. Và thực tế, khi mở cửa phiên giao dịch mới, giá đã tạo tín hiệu đảo chiều lên mạnh qua đỉnh Strong High.
Đây là quá trình tái cơ cấu dòng chảy thị trường theo lý thuyết ROF. Khi đỉnh chính bị phá vỡ, đây có thể là tín hiệu cho thấy xu hướng giảm sắp kết thúc. Tuy nhiên, chưa có quá nhiều cơ sở để mở lệnh. Nhà giao dịch chỉ có thể đánh giá sơ bộ rằng xu hướng giảm đã tạm ngưng và thị trường bước vào giai đoạn tái cấu trúc.
Hãy cùng xem xét khung thời gian M15 để tìm kiếm các cơ hội giao dịch tiềm năng trên thị trường.
Theo tình hình thị trường hiện tại, có một vùng giá ngang trên biểu đồ GBPUSD M15. Do thị trường đang trong giai đoạn tái cấu trúc OrderFlow nên nhà đầu tư sẽ phân tích vùng giá đi ngang này theo lý thuyết OrderFlow.
Sau khi hình thành vùng giá ngang (Range phase), giá đã tạo tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ để phá vỡ vùng này (Initiation phase). Tuy nhiên, động lực chưa đủ để di chuyển quá xa nên giá đã hồi về vùng giá ngang ban đầu (Mitigation phase).
Thời điểm này tương đối thích hợp để mở lệnh để tiếp tục Confirmation phase. Tuy nhiên, Traders không nên vội vàng mà cần thêm dữ liệu để xác định rõ ràng hơn. Ngoài ra cũng cần lưu ý đến vùng hỗ trợ bên dưới đang tồn tại một mức chênh lệch.
Tiếp theo, hãy cùng tham khảo qua ví dụ về diễn biến phiên Á trong ngày:
Kết thúc phiên châu Á, đỉnh của cấu trúc sóng giảm bị phá vỡ. Đồng thời mức giá cao nhất phiên châu Á cũng bị quét qua. Dựa trên kiến thức về chiến lược Asian Kill Zone cùng với vùng hỗ trợ chưa được khai thác phía dưới, có thể thấy đã có cơ sở để mở lệnh bán ngay.
Bên cạnh đó, đầu phiên châu Âu xuất hiện một mẫu hình nến đảo chiều. Từ đó, lệnh bán theo chiến lược Asian Kill Zone được thiết lập với mục tiêu là vùng hỗ trợ và đặt stoploss ngay trên mẫu hình nến đảo chiều vừa hình thành.
Kết quả của lệnh giao dịch này trong phiên trong ngày như sau:
Lệnh bán ban đầu đã thành công. Tuy nhiên, phiên giao dịch vẫn chưa dừng lại. Tiếp theo, hãy trở về nhận định ban đầu – thị trường đang trong giai đoạn tái cơ cấu dòng tiền và Mitigation Phase. Do đó, khi giá tiếp xúc khu vực hỗ trợ, nó khó có thể đi sâu hơn.
Tiếp tục theo dõi sự biến động của thị trường trong phiên Âu:
Đúng như phân tích và dự đoán ban đầu, sau khi tiếp xúc vùng hỗ trợ, giá đã tăng trở lại mạnh mẽ, xóa sạch dấu vết của nhịp điều chỉnh giảm trước đó chỉ trong cùng phiên giao dịch. Điều này cho thấy sự can thiệp mạnh từ các nhà đầu tư lớn bởi không một nhà đầu tư nhỏ lẻ nào có đủ năng lực thực hiện được điều này.
Sau đó, giá hoàn thành giai đoạn tái cấu trúc và bước sang giai đoạn xác nhận xu hướng mới. Vậy hành động tiếp theo khi Trading thị trường là gì? Giải đáp cho câu hỏi này là hãy bình tĩnh quan sát diễn biến thị trường, không nên quá bám sát những biến động nhanh của giá.
Có thể kết luận rằng giai đoạn tiếp theo của phiên giao dịch sẽ là quá trình hoàn thiện Confirmation phase dựa trên lý thuyết Order Flow. Hãy tiếp tục theo dõi sự thay đổi của thị trường.
Vào cuối phiên giao dịch châu Âu, động lực cạnh tranh giữa lực mua và bán cực kỳ mạnh mẽ. Tuy nhiên, trước khi phiên Mỹ mở giao dịch, một mẫu hình và vùng giá quen thuộc đã xuất hiện – đó chính là Continuous Flipzone – một trong những vùng giá quan trọng theo phương pháp SMC.
Sau khi hoàn thành giai đoạn Mitigation phase, nhà giao dịch sẽ mở lệnh mua tại thời điểm này để bắt đầu Confirmation phase.
Theo lý thuyết về Flipzone, Traders nên chọn mốc giao dịch dao động từ khoảng 0.705 đến 0.79 trên thanh Fibonacci. Tuy nhiên, phía dưới là một vùng hỗ trợ mạnh điều tiết thị trường (thể hiện ở cây nến giảm cuối cùng trước khi hình thành một con sóng tăng).
Vùng hỗ trợ này còn dư một mức chênh lệch chưa khai thác. Nó cũng đã lấy thanh khoản, tạo tín hiệu đảo chiều và chưa bị đảo ngược lại. Vì vậy, đây chính là vùng chờ mua đầy tiềm năng của các nhà đầu tư. Một lệnh mua được đặt trong vùng giá này với mục tiêu là đỉnh của xu hướng tăng trước đó. Điểm dừng lỗ đặt dưới vùng hỗ trợ (Demand Zone).
Đúng như dự kiến, sau khi giá chạm vào điểm giao dịch POI tiềm năng, giá đã tăng mạnh và đạt mục tiêu lợi nhuận (Take Profit).
Qua đây có thể thấy, việc vận dụng linh hoạt và kết hợp hài hòa các kiến thức phân tích kỹ thuật SMC với nhau có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình giao dịch hàng ngày. Để có thể xử lý hiệu quả sự thay đổi của thị trường, tâm lý và kỹ năng là hai điều song song với nhau. Cụ thể là bình tĩnh xử lý trước mọi biến động bất ngờ của thị trường. Bên cạnh đó cũng không ngừng nâng cao thêm kỹ năng giao dịch để tối ưu hiệu suất trong mỗi vị thế.
Như vậy, qua ví dụ trên có thể biết được Flip Zone là gì, quá trình hình thành và cách giao dịch với các loại Flipzone. Nếu biết sử dụng đúng cách, Flipzone có thể giúp nhà đầu tư cải thiện đáng kể khả năng mở vị thế và nâng tỷ lệ thắng lợi. Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn đọc có thêm công cụ hữu ích để nâng cao kỹ năng phân tích kỹ thuật và đạt được thành công trên thị trường.
💡
– Các bài viết và nhận định thị trường của Mạnh Quang (Bét Chây): Tại đây