Đọc hiểu cấu trúc biểu đồ và mô hình giá – Phần III

Kiến Thức

Đọc hiểu cấu trúc biểu đồ và mô hình giá - Phần III

Xin chào các anh em bằng hữu!

Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những gì đang dở dang trong 2 phần trước.

1. Vùng “rắc rối” đầu tiên (First Trouble Area – FTA)

Đọc hiểu cấu trúc biểu đồ và mô hình giá - Phần III

FTA (Vùng rắc rối đầu tiên) là vùng đầu tiên mà giá có khả năng dừng lại hoặc đảo chiều, tính từ điểm vào lệnh của ban.

FTA có thể là một đỉnh/đáy cũ, một vùng số tròn, một vùng giá đi ngang trước đó, hoặc một đường xu hướng,….

Khi giao dịch, bạn cần phải xác định vùng FTA này đầu tiên, và đảm bảo khoảng trống giữa điểm vào lệnh và vùng FTA này đủ lớn để cho giao dịch của bạn có lợi nhuận tiềm năng lớn hơn. Vùng FTA này ảnh hưởng rất lớn tới tỷ lệ RR mà bạn có thể đạt được!

2. Điểm quyết định:

Đọc hiểu cấu trúc biểu đồ và mô hình giá - Phần III

Điểm quyết định là mức giá mà thị trường đã phản ứng mạnh trước đó, chúng có thể là một đỉnh/đáy cũ, một vùng số tròn, một vùng giá đi ngang trước đó,….. Thị trường sẽ luôn tạo ra các điểm quyết định mới, và công việc của chúng ta là phải tìm ra điểm quyết định này:

Có ba cách thiết lập giao dịch khi giá chạm phải điểm quyết định:

  1. Giá dừng ngay trước điểm quyết định và không cho thấy nỗ lực phá vỡ điểm quyết định đó. Nói cách khác, giá đã thất bại trong việc phá vỡ. Chúng ta sẽ mua/bán ngay khi các mức đỉnh/đáy thấp hơn xuất hiện
  2. Giá phá vỡ khỏi điểm quyết định và kéo ngược trở lại. Nếu giá bật tăng từ điểm kéo ngược, đây là một tín hiệu để giao dịch theo xu hướng.
  3. Giá phá vỡ lên phía trên điểm quyết định nhưng thất bại. Điều này cho thấy áp lực đối lập là mạnh khiến cho giá bị từ chối .. Chúng ta cũng có thể mua/bán khi giá quay trở lại test điểm quyết định và đảo chiều

Tất nhiên, sẽ có những yếu tố khác cần được xem xét khi giao dịch với các thiết lập này, như “Sức mạnh của xu hướng”, “Sức mạnh của điểm quyết định”, ” Hành động giá tại điểm quyết định”, “khoảng cách đến mức điểm quyết định tiếp theo” v.v. Nhưng chúng ta sẽ bàn tới những yếu tố này sau.

3. Mua thấp, bán cao:

Đọc hiểu cấu trúc biểu đồ và mô hình giá - Phần III

“Tiền được tạo ra bằng cách mua thấp và bán cao”. Đó là một sự thật không thể khác.

Vấn đề là chúng ta không biết chính xác mức thấp và mức cao ở đâu. Bạn cần một chút thay đổi trong quan điểm để hiểu điều này.

Các vùng phạm vi được hình thành khi giá thất bại trong việc phá vỡ kháng cự/ hỗ trợ trước đó & xu hướng được tạo thành bằng sự phá vỡ một hoạt các vùng phạm vi. Khi thị trường tăng và phá vỡ các đỉnh cũ, nó sẽ trở thành đáy của vùng phạm vi ở phía trên. Khi bạn cảm thấy thoải mái với thực tế này, bạn luôn có thể giao dịch cho dù nó đang theo xu hướng hay đang dao động trong vùng phạm vi.

Nếu bạn không cảm thấy thoải mái khi giao dịch ngược xu hướng, hãy chỉ giao dịch theo xu hướng, có nghĩa là hãy mua trong xu hướng tăng và bán trong xu hướng giảm. Nếu phạm vi giá hiện tại cao hơn phạm vi giá trước đó, xu hướng đang là tăng và hãy cố gắng mua ở đỉnh của vùng phạm vi phía dưới. Nếu phạm vi giá hiện tại thấp hơn phạm vi giá trước đó, hãy cố gắng bán đỉnh của phạm vi trước đó!

Hy vọng sê-ri này bổ ích với mọi người!

💡

Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây .

error: Content is protected !!