Đọc hiểu cấu trúc biểu đồ và mô hình giá – Phần II

Kiến Thức

Đọc hiểu cấu trúc biểu đồ và mô hình giá - Phần II

Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những gì đang dở dang trong phần trước.

1. Xu hướng và Vùng phạm vi:

Đọc hiểu cấu trúc biểu đồ và mô hình giá - Phần II
  • Xu hướng sẽ tồn tại khi giá thực hiện một chuỗi các cú phá vỡ thực
  • Vùng phạm vi giao dịch được hình thành khi giá tạo thành một chuỗi loạt các cú phá vỡ giả
  • Khi có xu hướng, chúng ta sẽ ưu tiên giao dịch pullbacks.
  • Khi giá di chuyển trong các Vùng phạm vi, chúng ta ưu tiên giao dịch với các cú phá vỡ giả!

2. Giá mở cửa

  • Nếu giá mở cửa cao hơn giá đóng cửa của những ngày trước đó, xu hướng là tăng. Vì vậy, nếu giá đang giao dịch trên mức giá mở cửa trong ngày, nó có khả năng sẽ tiếp tục tăng.
  • Nếu giá mở cửa thấp hơn mức đóng cửa của những ngày trước đó, xu hướng là giảm. Vì vậy, nếu nó đang giao dịch dưới mức giá mở cửa trong ngày, nó có khả năng sẽ tiếp tucj giảm.
  • Hãy luôn luôn lưu ý vị trí của giá trong mối quan hệ với giá mở cửa. Nếu hành động giá giảm xuống dưới mức mở cửa, hãy thiên về hướng bán và nếu hành động giá vượt lên trên mức giá mở cửa, hãy thiên về hướng mua. Cách tiếp cận này rất đơn giản nhưng cũng rất hiệu quả như một chỉ báo về hướng giao dịch.

3. Sự hấp thụ:

Đọc hiểu cấu trúc biểu đồ và mô hình giá - Phần II

Đây là một mô hình thú vị có thể xảy ra thường xuyên. Đây là một trò chơi của Big money để bẫy các nhà giao dịch nhỏ lẻ. Hãy hết sức cẩn thận khi bạn nhìn thấy mẫu này hoặc các biến thể hơi khác ..

Giá tăng vọt lên trên mức đỉnh của ngày hôm trước và tạo nên hai cây nến tăng rất mạnh. Tâm lý hiện tại là cực kỳ lạc quan, hai nến tiếp theo là nến đảo chiều có đuôi phía trên dài. Các nhà giao dịch nghĩ rằng đó là một đợt pullback bình thường và đã mua mạnh. Trong một giờ tiếp theo, hành động giá tạo thành một tam giác hướng lên với các đáy cao hơn. Mọi người đều mong đợi một sự phá vỡ tăng và thiết lập đỉnh mới

Các lệnh bán lớn đang đợi sẵn ở trên mức này và tất cả lực mua đang dần được hấp thụ một cách lặng lẽ. Sau một thời gian, Phe Bò bắt đầu hoảng loạn và bắt đầu chốt lời khiến thị trường đi xuống.

4. Bẫy chồng Bẫy (Layer Over Layer – LOL):

Đọc hiểu cấu trúc biểu đồ và mô hình giá - Phần II

Ở đây, LOL có nghĩa là Layer Over Layer hay là Bẫy chồng Bẫy. Tôi sử dụng từ LOL để biểu thị hai hoặc nhiều mức Hỗ trợ hoặc Kháng cự quan trọng nằm rất gần nhau. Rất nhiều nhà giao dịch thường sẽ bị mắc kẹt trong các khu vực này. Thông thường giá sẽ phá vỡ mức hỗ trợ/ kháng cự đầu tiên trước nhưng lại thất bại trong việc phá vỡ mức thứ 2.

Các nhà giao dịch phá vỡ bị mắc kẹt ở các giao dịch này sẽ rất hoảng sợ và bắt đầu thoát vị thế khi phe đối lập cho thấy ưu thế hơn, chính hành động này đã tạo nên 1 áp lực theo hướng ngược lại. Sau đó, các nhà giao theo xu hướng và các nhà giao dịch theo đà bắt đầu tham gia cùng họ và thúc đẩy động thái này tiến xa hơn. Giá thường sẽ di chuyển rất mạnh mẽ khi các cú phá vỡ giả xuất hiện quanh vùng LOL.

💡

Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây .

error: Content is protected !!