Định chế tài chính là tổ chức trung gian, điều tiết thị trường vốn, giữa bên có tiền và bên cần tiền trong thị trường tài chính. Thông thường, đây là những chủ thể kiểm soát dòng tiền trong nền kinh tế.
Thị trường tài chính vận hành với nhiều tay chơi khác nhau: cơ quan quản lý, chính phủ, định chế tài chính, nhà đầu cơ, nhà đầu tư nhỏ lẻ…. Định chế tài chính là gì? Định chế tài chính đóng vai trò như thế nào trong cơ chế vận hành của thị trường?
Và nếu nhà đầu tư nhỏ lẻ không có đủ khả năng và kinh nghiệm để tự đầu tư, thì liệu có định chế nào đầu tư thay họ không? Một trong những giải pháp đó là đầu tư vào các quỹ tương hỗ cũng như các công ty quản lý tài sản khác.
Định chế tài chính là gì? Vai trò của định chế tài chính là gì?
Định chế tài chính (Financial institution) là 1 định chế, thể chế, tổ chức được thành lập theo luật, đóng vai trò là bên trung gian cung cấp nguồn vốn cho thị trường tài chính, thông qua chuyển tiền từ các bên cho vay sang các công ty dưới dạng các khoản vay, tiền gửi và đầu tư.
Các tổ chức tài chính lớn như JP Morgan Chase, HSBC, Goldman Sachs hay Morgan Stanley thậm chí có thể kiểm soát dòng tiền trong một nền kinh tế.
Các loại định chế tài chính phổ biến nhất bao gồm:
- Ngân hàng trung ương
- Ngân hàng thương mại
- Ngân hàng đầu tư
- Công ty môi giới
- Công ty bảo hiểm
- Quỹ quản lý tài sản
- Quỹ tín dụng
- Và các công ty tài chính
Vai trò của các định chế tài chính là gì?
- Các tổ chức tài chính được tạo ra để kiểm soát nguồn cung tiền trên thị trường và bảo vệ người tiêu dùng.
- Nhiều định chế tài chính hoạt động như những trung gian giữa thị trường vốn và thị trường nợ. Những dịch vụ cung cấp bởi một định chế thường phụ thuộc vào loại hình của nó.
- Định chế tài chính cũng chịu trách nhiệm chuyển quỹ từ nhà đầu tư đến doanh nghiệp. Thông thường, đây là những chủ thể kiểm soát dòng tiền trong nền kinh tế.