Cổ phiếu cần quan tâm ngày 7/11

(ĐTCK) Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 7/11 của các công ty chứng khoán.

Khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu HSG

CTCK MB (MBS)

Trong quý IV/2024, CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG – sàn HOSE) ghi nhận doanh thu tăng 21%, đạt 10.223 tỷ đồng nhờ sự tăng trưởng về sản lượng. HSG ghi nhận sản lượng đạt 521 nghìn tấn (tăng 24%), chủ yếu nhờ nhu cầu nội địa tăng (tăng 16%), bù đắp cho sự giảm giá (giảm 7%).

Tuy nhiên, giá bán nội địa (giảm 7%) và xuất khẩu (giảm 8%) giảm là những yếu tố chính dẫn đến biên lợi nhuận gộp giảm xuống còn 8,5% (giảm 4 điểm %). Ngoài ra, chi phí bán hàng tăng 90%, đạt 908 tỷ đồng do chi phí vận chuyển tăng gấp đôi. Do biên lợi nhuận gộp giảm và chi phí logistic cao hơn, HSG đã báo lỗ ròng 186 tỷ đồng (giảm 273%). Tổng hợp cả năm 2024, lợi nhuận ròng năm 2024 đạt 510 tỷ đồng (tăng 1.600%).

Chúng tôi kỳ vọng thị trường nội địa sẽ là động lực chính cho tăng trưởng LN ròng trong năm 2025-2026, trong khi tăng trưởng xuất khẩu dự kiến sẽ giảm do thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với HRC nhập khẩu vào EU. Tổng sản lượng tiêu thụ dự kiến sẽ đạt 2,05/2,2 triệu tấn (tăng 6%/8%), với 60% đóng góp từ tiêu thụ nội địa. Về thị trường nội địa, sản lượng của HSG dự kiến đạt 1.04/1.1 triệu tấn, nhờ cải thiện thị phần lên 30%/31% trong hai năm tới (tăng từ 29% vào năm 2024), nhờ vào việc áp dụng thuế CBPG đối với thép mạ vào quý I/2025.

Bên cạnh đó, với áp lực giảm từ Trung Quốc, giá dự kiến sẽ tăng lên 984/1.053 USD/tấn (tăng 6%/7%). Xu hướng tăng của HRC sẽ dẫn đến sự chênh lệch giá cao hơn giữa HDG và nguyên liệu đầu vào (HRC), và biên lợi nhuận gộp sẽ cải thiện lên 11,2%/11,8% (tăng 0,4/0,8 điểm %). Nhờ sự gia tăng về khối lượng và biên lợi nhuận gộp, lợi nhuận ròng có thể đạt 869/1.324 tỷ đồng (tăng 70%/52%) trong năm 2025-2026.

Giá mục tiêu dựa trên phương pháp FCFF và P/B với trọng số bằng nhau (WACC: 11.6%), tương ứng tiềm năng tăng giá 24%. Chúng tôi cho rằng giá cổ phiếu hiện tại đã phản ánh đầy đủ kết quả kém khả quan của quý IV/2024 và dự báo lợi nhuận ròng quý I/2025 sẽ phục hồi lên 250 tỷ đồng, giúp HSG được đánh giá lại. Đây là thời điểm phù hợp để tích lũy cổ phiếu HSG cho chu kỳ thép tiếp theo, dự kiến sẽ bước vào giai đoạn mở rộng từ năm 2025 và HSG có thể hưởng lợi từ việc gia tăng thị phần HDG và mở rộng biên lợi nhuận gộp.

Khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu POW

CTCK MB (MBS)

Trong quý III/2024, doanh thu Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (HSX: POW) tăng 7% svck, chủ yếu được hỗ trợ bởi sản lượng điện khí phục hồi từ nền thấp 44% svck khi năm ngoái NT2 thực hiện đại tu, tuy nhiên sản lượng điện than giảm mạnh do tổ máy 2 Vũng Áng 1 trùng tu. Biên LN gộp ở mức thấp đạt 5%, trong bối cảnh giá đầu vào cao, các nhà máy chưa được huy động tối ưu cùng giá thị trường điện thấp.

Đáng chú ý, doanh thu tài chính và chi phí tài chính cải thiện mạnh trong Q3/24, hỗ trợ bởi các khoản lãi tỉ giá do đánh giá lại dư nợ gốc vay USD, đẩy lợi nhuận ròng Q3/24 tăng mạnh 380% svck đạt. Lợi nhuận ròng 9T24 theo đó đạt 1,066 tỷ đồng (+44% svck) hoàn thành 90% dự phóng 2024 của chúng tôi.

Trong 2024, chúng tôi cho rằng những khó khăn trong huy động xuất phát từ áp lực tài chính của EVN khiến sản lượng các nhà máy chưa có sự phục hồi rõ nét mặc dù mức nền 2023 khá thấp. Theo đó, dự kiến doanh thu và LN ròng POW sẽ chỉ phục hồi 8% svck và 9% svck, hỗ trợ bởi sản lượng phục hồi 9% svck.

Nhìn sang 2025-26, chúng tôi kỳ vọng triển vọng huy động tích cực hơn nhờ 1) Nhu cầu phụ tải tăng mạnh là điểm tựa cho huy động; 2) EVN tăng giá điện hỗ trợ cải thiện dư địa huy động bớt ngặt nghèo hơn cho các nguồn giá cao như 2024. Mặt khác, Nhơn Trạch 3&4 đi vào hoạt động từ Q1/25 sẽ thúc đẩy quy mô doanh thu 2025-26 tăng 55% svck và 12% svck. Chúng tôi dự kiến NT3&4 ghi nhận lỗ trong 2 năm đầu, do đó mức tăng trưởng LN 2025-26 lần lượt 25% svck và 32% svck dự kiến bù đắp bởi sự phục hồi nhóm điện khí từ mức nền rất thấp 2024.

Giá mục tiêu giảm 10% sv báo cáo trước do điều chỉnh dự báo tăng trưởng EPS 2024/25/26 giảm 1.1%/8.0%/3.4% trên cơ sở điều chỉnh dự phóng biên LN thận trọng hơn. Chúng tôi cho rằng POW sẽ hưởng lợi lớn trong xu hướng phát điện LNG, cùng với định giá P/B hiện tại 0.8x, rẻ hơn sv trung bình ngành (1.6x). Do đó, POW là lựa chọn phù hợp thời điểm hiện tại nhờ định giá rẻ, hoạt động cốt lõi dần có sự cải thiện từ Q2/24 cùng những khó khăn đã được phản ánh vào giá.

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu HPG

CTCK BIDV (BSC)

So với Báo cáo trước, chúng tôi duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu của CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG – sàn HOSE) với giá trị hợp lý năm tại năm 2025 là 37.500 đồng/CP (Upside +42% so với giá đóng cửa ngày 05/11/2024). Giá mục tiêu của BSC đã phản ánh nhà máy Dung Quất 2 chạy 90% công suất vào năm 2026. BSC cho rằng đây là thời điểm thích hợp để mua HPG khi:

Ngành thép nội địa đang phục hồi và kết quả kinh doanh của HPG sẽ tiếp tục cải thiện về mức trung bình của chu kỳ thép thép;

Dự án Dung Quất 2 giúp HPG tăng quy mô lợi nhuận năm 2026 lên gấp 1.2-2.4 lần so với năm 2024. Trong trường hợp nhà máy Dung Quất 2 hoạt động ổn định công suất 90%, BSC ước tính lợi nhuận HPG đạt 15.000 – 30.000 tỷ đồng vào năm 2026. BSC cho rằng dự án Dung Quất sẽ tiêu thụ tốt, và kỳ vọng lấp đầy 90% công suất trong năm 2026 nhờ (1) lợi thế về quy mô tiếp tục giảm giá thành sản xuất, (2) thời điểm đi vào hoạt động rơi vào chu kỳ mới;

Định giá rẻ trước chu kỳ và giai đoạn mở rộng.

Trong năm 2024, BSC dự báo HPG ghi nhận Doanh thu thuần = 139,664 tỷ VND (+17% yoy), LNST – CĐTS = 12,300 tỷ VND (+80% yoy), tương đương EPS FWD 2024 = 1,923 VND/CP, P/E FWD 2024 = 13.9, P/B FWD 2024 = 1.5x dựa trên: Sản lượng + 17% YoY chủ yếu đến từ thị trường nội địa phục hồi. Trong đó, thép xây dựng +17% yoy, ống thép + 3% yoy, tôn mạ + 35% yoy, HRC +7% yoy; Biên lợi nhuận gộp đạt 12.9%.

Trong năm 2025, BSC dự báo HPG ghi nhận DTT = 176,701 tỷ VND (+27% yoy), NPATMI = 16,084 tỷ VND (+31% yoy), tương đương EPS FWD 2025 = 2,515 VND/CP, P/E FWD 2025 = 10.6, P/B FWD 2025 = 1.3x dựa trên các giả định chính sau: Sản lượng + 26% YoY, tương ứng công suất nhà máy DQ2 giai đoạn 1 = 85%, giá bán +3% YoY; Biên lợi nhuận gộp đạt 19.4% do sức mua phục hồi.

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu KBC

CTCK Vietcombank (VCBS)

Chúng tôi ước tính doanh thu và lợi nhuận thuần của KBC năm 2024 đạt lần lượt 2.639 tỷ đồng (-53% yoy) và 535 tỷ đồng (-74% yoy), tương ứng với EPS là 697 đồng/ cổ phiếu. Đối với năm 2025, chúng tôi dự báo doanh thu và lợi nhuận thuần đạt lần lượt 4.748 tỷ đồng và 1.662 tỷ đồng.

Chúng tôi đánh giá KBC mang triển vọng tích cực trong dài hạn và đang giao dịch tại mức P/B tương đối hấp dẫn. Do đó, chúng tôi đưa ra khuyến nghị MUA cho cổ phiếu KBC với mức định giá hợp lý là 32.714 đồng/ cổ phiếu.

Luận điểm đầu tư: Thứ nhất là Trong ngắn hạn, quỹ đất còn lại từ các KCN đã hoàn thiện cơ bản pháp lý tương đối hạn chế khi tỷ lệ lấp đầy trung bình đã đạt 70%. Tuy nhiên, một khi pháp lý được khơi thông, chúng tôi cho rằng KBC sẽ không gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các đối tác cho thuê khi KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh và Tân Phú Trung đều sở hữu vị trí đẹp trên tỉnh thành có sức hút đầu tư lớn.

Thứ hai, Đối với KCN Tràng Duệ 3, sau khi hoàn thành thủ tục pháp lý, KBC có thể ghi nhận doanh thu tương ứng khoảng 3.500 tỷ đồng từ 100 ha đã ký đặt trước trong năm 2025. Phần diện tích còn lại, chúng tôi kỳ vọng doanh nghiệp có thể cho thuê với mức giá cao hơn khoảng 10% – 15% so với mức giá ký MOU gần nhất.

Bên cạnh đó, KBC đang tích cực mở rộng quỹ đất về các tỉnh thành phía Nam với KCN Lộc Giang, KCN Tân Tập dự kiến sẽ là nguồn cung bổ sung sau khi KBC bàn giao toàn bộ diện tích KCN Tân Phú Trung.

Thứ ba, Với các dự án trọng điểm, chúng tôi đánh giá KBC vẫn cần thêm thời gian để hoàn thành thủ tục pháp lý. Về dài hạn, chúng tôi đánh giá triển vọng của những dự án BĐS nhà ở của KBC là tương đối lớn và kỳ vọng đem lại dòng tiền tích cực cho doanh nghiệp trong giai đoạn 2026 – 2030.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!