Chỉ báo DMI là gì? Giao dịch với Directional Movement Index

Kiến Thức

Nhắc đến chỉ báo DMI là nhắc đến một công cụ hỗ trợ xác định biến động của xu hướng trên thị trường.

Chỉ báo DMI là gì? Giao dịch với Directional Movement Index

Nhắc đến chỉ báo DMI là nhắc đến một công cụ hỗ trợ xác định biến động của xu hướng trên thị trường. Gần đây, thị trường liên tục có nhiều biến động mạnh, thế nên một chỉ số có thể đo lường mức độ biến động này sẽ giúp các nhà đầu tư chọn được chiến lược giao dịch phù hợp. Vậy chỉ báo DMI là gì? Chúng ta hãy cùng khám phá chi tiết về khái niệm, cấu tạo của DMI, cũng như cách cài đặt chỉ báo này trên các nền tảng giao dịch như Tradingview nhé.

Chỉ báo DMI là gì? Giao dịch với Directional Movement Index

Chỉ báo DMI là gì?

Tổng quan về chỉ báo DMI

Chỉ báo DMI được viết ngắn gọn từ thuật ngữ tiếng anh Directional Movement Index. Chỉ báo này xuất hiện khá sớm trên thị trường, cụ thể là vào những năm 1978 nhờ công nghiên cứu của tiến sĩ J Welles Wilders. Về cơ bản, chỉ báo DMI được tạo ra dựa trên bộ ba cái chỉ báo gồm có ADX, DI+ và DI-. Về cơ chế hoạt động thì các chỉ báo này sẽ hoạt động độc lập với nhau, từ đó tạo nên những mục đích DMI chung là xác định xu hướng trên thị trường. Từ đó, các nhà đầu tư sẽ được cung cấp những thông tin về biến động trên thị trường, cụ thể là thị trường biến động mạnh hay yếu mà không tốn quá nhiều công sức.

Chỉ báo DMI là gì? Giao dịch với Directional Movement Index

ADX, DI+ và DI- được kết hợp như thế nào?

Hiểu đơn giản, ba chỉ báo này sẽ bổ sung cho nhau để có thể xác định được xu hướng chính xác hơn. Theo đó, DI+ và DI- bổ sung cho ADX và cụ thể:

  • Các chỉ số có khả năng định hướng trung bình ADX có thể đánh giá được sức mạnh của xu hướng. Cụ thể khi giá trị của chỉ báo này càng cao thì xu hướng sẽ càng mạnh và ngược lại, khi giá trị của ADX càng thấp thì sức mạnh của xu hướng càng suy yếu. Ngoài ra, giá trị của ADX cũng sẽ dao động trong khoảng từ 0 đến 100.
  • Lúc này, DI+ và DI-  sẽ được sử dụng dứoi nhiều mục đích khác nhau để giúp ADX xác định được xu hướng chính xác nhất có thể.

Những nhà đầu tư chuyên nghiệp và những người có khả năng kết hợp được ba chỉ báo này một cách tốt nhất. Thông qua kết quả từ chúng, các nhà đầu tư có thể xác định được chiều cũng như sức mạnh của xu hướng. Thực tế chứng minh, chỉ báo DMI chủ yếu được dùng để đo lường sức mạnh của xu hướng và giúp các trader xác định những tín hiệu giao dịch tiềm năng.

Cấu tạo của chỉ báo DMI

Directional Movement Index được tạo ra từ những đường như sau:

  • Đường ADX (chỉ số định hướng trung bình): Đường màu tím trong hình minh họa.
  • Đường DI+: Là đường màu cam trên hình minh họa, còn được gọi là đường định hướng dương.
  • Đường DI-: Là đường màu đen trong hình minh họa, còn được gọi là đường định hướng âm
Chỉ báo DMI là gì? Giao dịch với Directional Movement Index

Ngoài ra, các thông số mặc định để xác định DMI đều là 14, cụ thể:

  • Đường ADX có thời gian mặc định để tính toán là 14.
  • Chiều dài của đường DI được mặc định để tính toán là 14.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư có thể điều chỉnh được các thông số và thay đổi màu sắc theo ý muốn. Cụ thể các bước như sau:

  • Bước 1: Chọn biểu tượng bánh răng trên góc trái của trang chủ.
  • Bước 2: Trader cần thay đổi yếu tố nào thì hãy tùy chỉnh yếu tố đó, như là chọn màu đậm hơn hoặc nhạt hơn.
  • Các thông số đều được hệ thống mặc định là 14 nên các bạn hay thay đổi như hình minh họa.
Chỉ báo DMI là gì? Giao dịch với Directional Movement Index

Thế nhưng bạn cần lưu ý rằng các thông số mặc định là kết quả nghiên cứu của nhiều chuyên gia nên độ chính xác cao và được ứng dụng nhiều. Tốt nhất là trader nên hạn chế chỉnh sửa các thông số mặc định này chỉ để ADX và DI mượt hơn nếu không thật sự cần. Tuy nhiên, nếu trader thật sự cần điều chỉnh thì hãy nghiên cứu kỹ lưỡng và xem xét độ phù hợp với chiến lược giao dịch nhé.

Cách tính chỉ báo DMI là gì?

Trước khi tìm hiểu cách tính chỉ báo DMI là gì thì trader cần hiểu rõ về bản chất của DMI là do 3 chỉ báo kết hợp tạo ra. Cụ thể:

  • Đường DI+ khi tăng phản ánh thị trường đang do phe mua chiếm ưu thế vì nó thể hiện đà tăng giá.
  • Đường DI- khi tăng phản ánh thị trường đang do phe bán chiếm ưu thế vì nó thể hiện đà giảm giá.
  • Đường ADX thể hiện sức mạnh của thị trường, cụ thể là mạnh hay yếu và không được phân thành xu hướng tăng hay giảm.

Bạn cần lưu ý về xu hướng của thị trường từ giá trị của đường ADX như sau:

  • ADX < 20: Thị trường không xu hướng.
  • ADX = 20: Chuẩn bị hình thành xu hướng mới trên thị trường.
  • ADX dao động từ 20 đến 40: Xu hướng tăng mạnh.
  • ADX > 40: Xu hướng rất mạnh.
  • ADX > 50: Xu hướng đang tiếp diễn.
  • ADX > 70: Là trường hợp khá hiếm vì xu hướng hiện đang cực kỳ mạnh.

Về công thức tính của chỉ báo DMI, phương pháp tính chỉ là so sánh giá trị của DMI trong ngày hôm nay so với ngày trước đó. Cụ thể là xác định giá đỉnh và giá đáy. Tiếp theo, hệ thống sẽ kiểm tra và so sánh mức giá của ngày hôm nay so với ngày hôm trước xem con số đó cao hơn hay thấp hơn một cách tự động. Cuối cùng, hệ thống sẽ chia bình quân cho những khung giờ khác nhau. Vì các bước tính toán đều được thực hiện tự động sau khi bạn cài chỉ báo DMI thành công nên công thức tính bây giờ không còn quan trọng nữa.

Bản chất của chỉ báo DMI

Về đường ADX

Một trong ba yếu tố tạo ra chỉ báo DMI là đường ADX với khả năng xác định xu hướng của thị trường. Nói cách khác, các nhà đầu tư có thể biết được thị trường đang biến động mạnh hay yếu thông qua việc xem xét giá trị của đường ADX. Thế nhưng, các bạn cần lưu ý rằng chúng ta chỉ đo lường được sức mạnh của thị trường, chứ không biết được thị trường đang tăng hay giảm. Trong đó, ngưỡng quan trọng của đường ADX là 20, 50 và 70. Theo đó, khi thị trường đạt tới giá trị 70 thì xu hướng đang tăng hoặc giảm cực kỳ mạnh.

Chỉ báo DMI là gì? Giao dịch với Directional Movement Index

Tuy nhiên, công cụ này có độ trễ nhất định tức là giá sẽ đi trước. Thế nên, các nhà đầu tư không thể vận dụng tín hiệu giao cắt giữa đường ADX với từng ngưỡng được. Chính vì thế, thông tin mà ADX cung cấp chỉ giúp trader biết được xu hướng mạnh hay yếu. Do đó, các nhà đầu tư nên kết hợp đường ADX với nhiều chỉ báo kỹ thuật khác để có được nhiều tín hiệu tốt hơn.

💡

– Cộng đồng giao lưu và học hỏi phương pháp quản lý vốn, xử lý lệnh âm tài khoản, phương pháp giao dịch, chiến lược đầu tư vàng, ngoại tệ ngắn – trung – dài hạn, cùng ZOOM giao dịch thực chiến tin tức phiên Mỹ hàng ngày từ thứ hai đến thứ sáu.

– Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY

– Tham khảo tín hiệu giao dịch TELEGRAM: TẠI ĐÂY

Về đường DI+

Như đã trình bày, đường DI+ trên đồ thị sẽ có màu cam và thể hiện rằng thị trường đang ở xu hướng tăng. Đặc biệt là khi DI+ tăng phản ánh thị trường hiện tại đang do phe mua giữ thế chủ động. Trong đó, mức 20 cũng là giá trị quan trọng của đường DI+. Cụ thể khi DI+ vượt qua 20 rồi tiếp tục tăng thì sẽ càng củng cố cho tín hiệu tăng của xu hướng. Hầu hết đường DI+ đều vượt qua giá trị 20 nên khi DI+ càng cao, thì thị trường sẽ càng tăng mạnh. Thế nhưng, đôi lúc DI+ nhưng giá lại không giảm.

Chỉ báo DMI là gì? Giao dịch với Directional Movement Index

Về đường DI-

Thành phần cuối cùng cấu tạo nên chỉ báo DMI là đường DI- với những đặc điểm ngược lại so với đường DI+. Nếu đường DI+ phản ánh rằng xu hướng đang tăng, thì đường DI- cho biết thị trường đang ở xu hướng giảm giá. Tương tự như đường DI+, nếu DI- tăng thì phe bán đang giữ thế chủ động. Ngoài ra, ức 20 cũng đóng vai trò quan trọng đối với đường DI-. Cụ thể là khi DI- lớn hơn mức 20 và di chuyển theo hướng đi lên thì tín hiệu giảm giá trên thị trường càng được củng cố hơn.

Thực tế chứng minh, hầu hết đường DI- đều vượt quá mức 20. Đường DI- càng lớn cho biết thị trường đang có xu hướng giảm mạnh mẽ. Thế nhưng, các nhà đầu tư cũng cần lưu ý rằng nhiều khi thấy DI- nhưng giá thì không tăng trở lại.

Chiến lược giao dịch với chỉ báo DMI hiệu quả

Vậy làm sao để vận dụng chỉ báo DMI một cách hiệu quả trong quá trình giao dịch? Thật ra có khá nhiều cách để giao dịch với chỉ báo này và trader có thể tham khảo một số chiến lược như: kết hợp DMI với RSI, kết hợp DMI với Bollinger Band, kết hợp DMI với đường SMA để bắt sóng dài. Cụ thể:

Chỉ báo DMI là gì? Giao dịch với Directional Movement Index

Giao dịch với đường DI+ và đường DI-

Thông qua sự kết hợp của ba chỉ báo thành phần trong chỉ báo DMI, các nhà đầu tư có thể xác định tín hiệu mua hoặc bán trên thị trường. Cụ thể:

  • Tín hiệu mua: đường DI+ cắt với đường DI- theo hướng từ dưới lên trên và đường ADX đang nằm ở vị trí phía trên so với mức 20.
  • Tín hiệu bán: đường DI+ cắt với đường DI- theo hướng từ trên xuống dưới và đường ADX đang nằm ở vị trí phía trên so với mức 20.

Chiến lược kết hợp chỉ báo DMI và RSI

Khi kết hợp chỉ báo DMI và RSI để giao dịch, các nhà đầu tư lần lượt thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Khi đường ADX nằm ở vị trí phía trên so với ngưỡng 20, hoặc bạn có thể chờ đến khi nó vượt mức 25 để chắc chắn hơn thì đó là thời điểm thích hợp để sử dụng chiến lược kết hợp chỉ báo DMI và RSI. Tiếp theo, khi thị trường thoát khỏi trạng thái đi ngang thì chúng ta sẽ thực hiện bước hai.
  • Bước 2: Sử dụng tối thiểu 50 nến để xác định xu hướng của thị trường một cách chính xác nhất. Bước này sẽ giúp các nhà đầu tư loại bỏ được tín hiệu gây nhiễu từ đường ADX. Bên cạnh đó, bạn còn có thể xem xét lại xu hướng mới hình thành thêm một lần nữa để củng cố tính bền vững của chúng. Đồng thời, chắc chắn rằng đó không phải là một cú hồi của xu hướng trước đó.
  • Bước 3: Hãy nhớ rằng đường ADX chỉ giúp xác định xu hướng nên trader cần kết hợp với chỉ báo RSI để có thể tìm được thời điểm vào lệnh lý tưởng nhất. Lời khuyên là các bạn hãy đặt lệnh bán ngay khi RSI có giá trị bé hơn 30.
  • Bước 4: Trader cũng có thể tìm ra mức chốt lời và cắt lỗ phù hợp thông qua chiến lược này. Cụ thể, cắt lỗ tại mức giá mà ADX tạo ra đỉnh trong quá khứ. Điểm chốt lời nằm ở vị trí đường ADX giảm bé hơn so với mức 25 trên đồ thị.
Chỉ báo DMI là gì? Giao dịch với Directional Movement Index

Chiến lược kết hợp chỉ báo DMI và Bollinger Band

Chiến lược kết hợp này có lẽ không còn quá xa lạ với các nhà đầu tư thường xuyên giao dịch tại khung thời gian D1. Khi đó, chúng ta sẽ vào lệnh tại thời điểm đường ADX giảm nhỏ hơn ngưỡng 25 và mức giá tiếp cận dưới của dải Bollinger Band. Kế đến, chốt lời tại vị trí mà mức giá cắt với đường MA20. Cũng tại lúc này, chúng ta sẽ thực hiện vào lệnh nếu đường ADX đang giảm bé hơn mức 25 và giá đang ở vị trí phía trên so với dải Bollinger Band. Các nhà đầu tư cũng tiếp tục chốt lời nếu giá tiếp xúc với đường MA20

Chỉ báo DMI là gì? Giao dịch với Directional Movement Index

Chiến lược kết hợp chỉ báo DMI và SMA để bắt sóng dài

Chiến lược giao dịch với chỉ số DMI hiệu quả cuối cùng mà chúng tôi muốn giới thiệu là kết hợp với SMA để bắt sóng dài. Theo đó, trader có thể đo lường được mạnh của thị trường nhờ vào đường DI+ và DI- có trong chỉ báo. Thế nhưng, chúng ta có thể tận dụng các cũ hồi và mô hình để xác định xu hướng có tiếp diễn hay không. Để có thể sử dụng hiệu quả chiến lược này để bắt sóng dài, các nhà đầu tư lần lượt thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Giữ nguyên các thông số mặc định sau khi thêm đường ADX và SMA. Kiên nhẫn chờ đến thời điểm xu hướng mạnh và ADX > 60. Xác định xu hướng tăng hoặc giảm của thị trường thông qua DI+ và DI-.
  • Bước 2: Chờ đến khi giá giảm dưới đường SMA nếu ở xu hướng tăng và tăng trên đường SMA nếu ở xu hướng giảm. Kèm theo đó là giá để dừng lại ở mức trung bình cộng và không còn giảm hơn được nữa thì xu hướng hồi đã kết thúc.
  • Bước 3: Nếu giá nằm ở vị trí phía trên so với mức trung bình thì vào lệnh mua và ngược lại. Lời khuyên là các nhà đầu tư nên giữ lại tối thiểu từ 4 đến 5 nến để đạt được hiệu quả giao dịch tốt nhất.
  • Bước 4: Điểm chốt lời nên được đặt ở đỉnh phía trước của xu hướng tăng. Tương tự, vị trí cắt lỗ sẽ nằm ở đáy của cú hồi ở xu hướng tăng và ở vị trí đỉnh của cú hồi nếu xu hướng giảm.
Chỉ báo DMI là gì? Giao dịch với Directional Movement Index

Một vài lưu ý quan trọng khi sử dụng chỉ báo DMI

  • Đường DI+ và đường DI- trong chỉ số DMI có thể liên tục cắt nhau khi thị trường nằm ở giai đoạn giằng co nên các nhà đầu tư cần chú ý đến hướng của ADX để giao dịch hiệu quả.
  • Trong chỉ báo DMI, đường ADX giữ nhiệm vụ khá quan trọng và được hỗ trợ bởi đường DI- và đường DI-. Thế nhưng, bất kỳ chỉ báo nào cũng đều có hạn chế và có thể cung cấp những tín hiệu sai hoặc gây nhiễu, ADX cũng thế.
  • Trong tương lai, các nhà đầu tư không nhất thiết phải xem xét các tín hiệu một cách chính xác từ việc hiểu các trao đổi chéo. Đôi khi, thị trường có sự giao nhau, thế nhưng mức giá thì không đáp ứng được và nhà đầu tư có thể bị lỗ. Trong một số trường hợp, các đường sẽ bị chồng chéo lên nhau và trader dễ rơi vào trạng thái hoang mang. Đồng thời, bạn có thể sử dụng nhiều tín hiệu khác để xác nhận xu hướng của giá. Trong đó, có thể kể đến biểu đồ giá trong dài hạn kết hợp với đường ADX nếu trader cần cô lập xu hướng mạnh.

Khi được sử dụng đúng cách, chỉ báo DMI sẽ mang đến những tín hiệu vô cùng hữu ích cho các nhà đầu tư. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn đọc có được cái nhìn tổng quan về chỉ báo này cũng như cách sử dụng nó.

💡

– Các bài viết và nhận định thị trường của Mạnh Quang (Bét Chây): Tại đây

error: Content is protected !!