Chỉ báo Chaikin Money Flow (CFM) là gì? Đặc điểm và cách sử dụng

1. Chỉ báo Chaikin Money flow là gì?

Được phát triển bởi Marc Chaikin vào năm 1966, chỉ báo Chaikin money flow hay chỉ báo CMF là kết quả của sự kết hợp giữa giá và khối lượng giao dịch để thể hiện dòng tiền ra/vào thị trường của một tài sản trong một khoảng thời gian nhất định, từ đó đánh giá áp lực mua/bán dựa trên sự biến động của dòng tiền đó.

Chỉ báo Chaikin Money Flow (CFM) là gì? Đặc điểm và cách sử dụng
Chỉ báo Chaikin money flow 20 chu kì

Chỉ báo CMF liên quan trực tiếp đến khái niệm khối lượng dòng tiền. Vậy khối lượng dòng tiền là gì?

Khối lượng dòng tiền chính là lượng tiền giao dịch tài sản (mua bán) trong một giai đoạn nhất định. Cụ thể hơn, khối lượng dòng tiền cho biết trong một khoảng thời gian nhất định, có bao nhiêu tiền được đổ ra ngoài thị trường forex hay bị rút đi chuyển sáng các thị trường khác.

Khối lượng dòng tiền thể hiện được mức độ quan tâm của nhà đầu tư đến tài sản giao dịch. Khối lượng dòng tiền lớn chứng tỏ nhà đầu tư đang rất quan tâm đến tài sản, ngược lại, khi nhà đầu tư ít quan tâm hoặc đang chần chừ giữa các quyết định thì khối lượng dòng tiền giảm đi.

2. Đặc điểm và ý nghĩa của chỉ báo Chaikin money flow

Trước khi đi vào tìm hiểu cách giao dịch với chỉ báo Chaikin Money Flow, anh em cùng xem xét 3 đặc điểm liên quan đến chỉ báo này.

Thứ nhất, ý tưởng của chỉ báo Chaikin Money Flow : cụ thể, khi chỉ báo CMF tăng lên chứng tỏ dòng tiền đang chảy vào thị trường chứng khoán, có nhiều người mua hơn. Ngược lại, khi CMF giảm, cho thấy dòng tiền đang bắt đầu chảy ra khỏi thị trường, nhiều người bán hơn.

Thứ hai, dòng tiền và giá, đâu là động lực, đâu là kết quả? Dòng tiền chính là động lực để thúc đẩy đà tăng/giảm của giá và giá chỉ là kết quả của sự vận động của dòng tiền.

Trong một xu hướng tăng, nếu dòng tiền tăng mạnh theo xu hướng của giá thì giá sẽ càng tăng lên cao hơn, nếu dòng tiền giảm thì cảnh báo dấu hiệu đảo chiều xu hướng. Và ngược lại đối với một xu hướng giảm.

Thứ ba, chỉ báo Chaikin Money Flow phù hợp với mọi loại tài sản: chỉ báo Chaikin Money Flow đã loại bỏ được các biến số về vốn hóa thị trường ra khỏi công thức tính nên nó được sử dụng rộng rãi hơn, phù hợp với mọi loại tài sản có dòng tiền, bất kể dòng tiền lớn hay nhỏ.

3. Công thức tính Chaikin money flow

Chu kỳ mặc định của chỉ báo CMF là 20 kỳ, nhưng các trader thường sử dụng chu kỳ là 20 hoặc 21, 21 cũng là con số được chủ nhân của chỉ báo này sử dụng.

CMF (21) = Tổng khối lượng dòng tiền trong 21 kỳ/Tổng khối lượng giao dịch trong 21 kỳ.

Trong đó:

  • Khối lượng dòng tiền của mỗi kỳ = Hệ số dòng tiền x Khối lượng giao dịch
  • Hệ số dòng tiền mỗi kỳ = [ (Close – Low) – (High – Close) ]/ (High – Low)

Với: Close, High, Low lần lượt là giá đóng cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất mỗi kỳ hay mỗi phiên giao dịch.

Các giá trị CMF có thể âm hoặc dương do hệ số dòng tiền có thể âm hoặc dương và dao động trong khoảng từ -1 đến 1, vì thế, đường ngang 0.0 được chọn làm đường trung tâm của chỉ báo này.

💡

– Tham gia cộng đồng ZALO tại: Giao Lộ Đầu Tư để học hỏi kinh nghiệm, chiến lược đầu tư cùng Zoom giao dịch thực chiến tin tức hàng ngày

– Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại CHANNEL TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

4. Cách sử dụng Chaikin money flow hiệu quả

4.1. Giao cắt với đường 0

Nguyên tắc cơ bản nhất để sử dụng chỉ báo Chaikin Money Flow chính là dựa vào vị trí của đường CMF so với đường trung tâm 0.0, tương tự như cách sử dụng một chỉ báo dao động (Oscillators).

  • Giá trị CMF >0, đường CMF nằm trên đường 0.0 cho tín hiệu vào lệnh Buy, thị trường đang trong giai đoạn tích lũy, áp lực mua cao.
  • Giá trị CMF<0, đường CMF nằm dưới đường 0.0 cho tín hiệu vào lệnh Sell, thị trường đang trong giai đoạn phân phối, áp lực bán cao.
Chỉ báo Chaikin Money Flow (CFM) là gì? Đặc điểm và cách sử dụng
Tương quan giao cắt giữa chỉ báo chaikin money flow và đường 0 so với giá

4.2. Phân kì giữa chỉ báo Chaikin money flow với giá

Đây là một cách sử dụng rất quen thuộc đối với nhóm chỉ báo dao động và phương pháp này cũng được áp dụng trên chỉ báo Chaikin Money Flow.

  • Phân kì dương: Khi giá tạo đáy thấp hơn nhưng CMF tạo đáy cao hơn, chứng tỏ đà giảm của giá đang yếu đi, thị trường có khả năng đảo chiều tăng cho tín hiệu vào lệnh Buy
  • Phân kỳ âm: Khi giá tạo đỉnh cao hơn nhưng CMF tạo đỉnh thấp hơn, chứng tỏ đà tăng của xu hướng đang yếu đi, thị trường có khả năng đảo chiều giảm cho tín hiệu vào lệnh Sell.
Chỉ báo Chaikin Money Flow (CFM) là gì? Đặc điểm và cách sử dụng
Tín hiệu phân kì giữa chỉ báo CMF và giá

Giống như các tín hiệu khác thì hiện tượng phân kỳ/hội tụ giữa giá và CMF cũng thường xuyên tạo ra các tín hiệu sai, đặc biệt là khi thị trường đang trong một xu hướng tăng hay giảm mạnh.

Chỉ báo Chaikin Money Flow (CFM) là gì? Đặc điểm và cách sử dụng
Tín hiệu phân kì sai khi thị trường đang trong một xu hướng mạnh

5. Sự khác nhau giữa chỉ báo CMF và MFI

Ngoài sự khác nhau về cách tính toán và thành phần cấu tạo nên chỉ báo thì khác biệt cơ bản, dễ nhận biết và hữu ích để khai thác khi sử dụng là: Chỉ báo CMF đóng vai trò giống như một chỉ báo động lượng, còn chỉ báo MFI thì lại có vai trò như một chỉ báo dao động với các mức quá mua – quá bán.

Ví dụ: Như biểu đồ GBPJPY khung H4 dưới đây, xét trong cùng một xu hướng giá

  • Tín hiệu mua do chỉ báo CMF là tín hiệu giao cắt đường 0
  • Tín hiệu mua do chỉ báo MFI cung cấp lại là tín hiệu chỉ báo ở vùng quá bán
Chỉ báo Chaikin Money Flow (CFM) là gì? Đặc điểm và cách sử dụng
Sự khác nhau giữa chỉ báo CMF và chỉ báo MFI

6. Chiến lược giao dịch với chỉ báo Chaikin money flow

Như đã trình bày ở phần trên, chỉ báo CMF đôi khi sẽ cho ra tín hiệu sai trong một thị trường có xu hướng mạnh. Chính vì vậy, chiên lược tốt nhất khi sử dụng chỉ báo Chaikin money flow đó chính là thiết lập thêm công cụ lọc các tín hiệu “nhiễu” của chỉ báo khi sử dụng.

Và chiến lược kết hợp chỉ báo Chaikin money flow và EMA 200 để giao dịch theo xu hướng chính là một chiến lược tối ưu. Set up khi giao dịch cần có:

  • Xác định xu hướng chính của thị trường bằng đường trung bình động EMA 200
  • Khi giá giao dịch trên đường EMA 200, anh em chỉ nên xem xét chỉ thực hiện các lệnh buy. Khi giá giao dịch dưới đường EMA 200, thì chỉ nên xem xét chỉ thực hiện các lệnh sell.
  • Sử dụng chỉ báo CMF chu kì 20
  • Tìm kiếm sự phân kỳ giữa chỉ báo CMF và giá  chỉ đi theo hướng của xu hướng chính được chỉ ra bởi đường EMA 200
Chỉ báo Chaikin Money Flow (CFM) là gì? Đặc điểm và cách sử dụng
Chiến lược sử dụng kết hợp chỉ báo CMF và đường EMA 200

Anh em cùng xem xét biểu đồ giá BTCUSD khung H4 ở trên, chiến lược vào lệnh sẽ thực hiện như sau::

  • Xác định xu hướng chính của thị trường bằng đường trung bình động EMA 200.
  • Giá hiện tại đang giao dịch trên đường EMA 200, lúc này anh em chỉ nên cân nhắc lệnh buy.
  • Sử dụng chỉ báo CMF chu kì 20.
  • Phân kì dương giữa chỉ báo CMF và giá xuất hiện, gowjin mở cho việc giá sẽ vẫn tiếp tục tăng. Sau khi hành động giá thể hiện một nến Marubozu tăng phá vỡ ngưỡng kháng cự trước đó là tín hiệu để anh em mở lệnh buy khi nến hoàn thành.
  • Đặt stop loss ngay dưới đáy gần nhất và TP tại các mốc kì vọng như kháng cự khung ngày như hình.

💡

Các bài viết và nhận định thị trường của Mr. Phan Trọng: TẠI ĐÂY

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!