1. Cấu tạo:
RSI = 100 – 100 / (1 + RS)
RS = Mức tăng trung bình của n ngày TĂNG / Mức giảm trung bình của n ngày GIẢM
Công thức này được Welles Wilder lập nên. Ban đầu ộng dùng trung bình 14 ngày tăng/trung bình 14 ngày giảm, nhưng sau đó, ông nhận thấy chỉ báo này có độ trễ quá lớn nên thay thế bằng cách tính:
– Trung bình tăng 14 ngày = (trung bình tăng 13 ngày x13) + giá trị tăng hôm nay
– Trung bình giảm 14 ngày = (trung bình giảm 13 ngày x13) + giá trị giảm hôm nay
Và đến nay chỉ báo đã được mượt hơn và được các Trader trên TG sử dụng rất nhiều.
2. Sự phân kỳ:
Theo lý thuyết từ sách thì khá dài dòng. Theo tôi chỉ nên cơ bản thành 02 dạng phân kỳ cho dễ hình dung và áp dụng:
– Phân kỳ dương:
Hình trên đây, cho thấy sự phân kỳ của chỉ báo RSI cho xu hướng tăng trên 01 xu hướng giảm. Tôi gọi là phân kỳ dương.
Vậy phân kỳ dương có tác dụng gì? Vâng, nó thường xuất hiện nhiều trên biểu đồ khắp mọi nơi, từ sideway, giá tăng, giá giảm. Nhưng ở đây các bạn chỉ nên lưu ý nó sẽ có tác dụng rất lớn trong giá giảm và xu hướng chính là xu hướng tăng. VD: Khung H1 là xu hướng tăng chính, khung M5 đang trên xu hướng giảm (sóng hồi của xu hướng tăng) và xuất hiện phân kỳ dương, nó là dấu hiệu đầu tiên để xác định xu hướng giảm trên M5 hiện tại có dấu hiệu đảo chiều theo xu hướng chính.
– Phân kỳ âm:
Là ngược lại với phân kỳ dương
💡
– Cộng đồng giao lưu và học hỏi phương pháp quản lý vốn, xử lý lệnh âm tài khoản, phương pháp giao dịch, chiến lược đầu tư vàng, ngoại tệ ngắn – trung – dài hạn, cùng ZOOM giao dịch thực chiến tin tức phiên Mỹ hàng ngày từ thứ hai đến thứ sáu.
– Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY
– Tham khảo tín hiệu giao dịch trên TELEGRAM: TẠI ĐÂY