Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng trên thị trường

Bài viết dưới đây TradingView sẽ tổng hợp những yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng mà các nhà đầu tư cần thiết để có thể đưa quyết định đầu tư chính xác hơn.

Ảnh hưởng bởi các sự kiện kinh tế – chính trị toàn cầu

Các sự kiện toàn cầu như xung đột địa chính trị, chiến tranh, và các cuộc khủng hoảng kinh tế thường khiến nhà đầu tư tìm kiếm các tài sản an toàn như vàng. Ví dụ, trong các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, giá vàng tăng mạnh khi các nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn trước sự suy sụp của các thị trường tài chính.

Hay trong năm 2020, giá vàng tăng lên 13% do lo ngại tác động của dịch bệnh Covid 19 cũng như việc nền kinh tế bị phong tỏa. Các nhà đầu tư ồ ạt rút tiền khỏi các mô hình đầu tư khác để mua vàng nhằm tích trữ cho những bất ổn gia tăng trên thị trường. Cũng trong đợt đầu năm 2022, khủng hoảng địa chính trị của Nga và Ukraine đã khiến vàng trở nên quý giá và tăng chóng mặt. Nhu cầu vàng trong quý I tăng lên 34% so với cùng kỳ năm trước.

Chính tỷ phú Warren Buffett cũng cho rằng, khi thị trường đang lo sợ thì vàng là kênh đầu tư dài hạn tốt nhất.

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng trên thị trường

Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương

Chính sách tiền tệ của các ngân hàng TW cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng.

  • Lãi suất và giá vàng: Lãi suất do các ngân hàng trung ương quy định có ảnh hưởng trực tiếp đến giá vàng. Khi lãi suất thấp, chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng giảm, khiến nhà đầu tư có xu hướng mua vàng nhiều hơn. Ngược lại, khi lãi suất tăng, vàng trở nên kém hấp dẫn hơn so với các tài sản sinh lời khác như trái phiếu.

  • Chính sách tiền tệ và lạm phát: Ngân hàng trung ương có thể sử dụng chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát. Khi lạm phát tăng, giá trị tiền tệ giảm và vàng trở thành một công cụ phòng ngừa lạm phát hiệu quả. Ví dụ, trong các giai đoạn lạm phát cao, nhà đầu tư thường mua vàng để bảo vệ giá trị tài sản của mình.

Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước có quy định về việc nhập khẩu vàng nhằm kiểm soát ngoại hối có liên quan đến việc điều chỉnh tỷ giá USD/VND. Tuy nhiên, trường hợp năm 2012, giá vàng trong nước tăng cao, chênh lệch lớn so với giá vàng thế giới, cần nguồn cung nhanh chóng để giá có thể giảm xuống, bình ổn thị trường. Chính việc cấp hạn ngạch nhập khẩu của NHTW gây chậm trễ trong việc bổ sung nguồn cung, gây rối loạn thị trường vàng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng trên thị trường

Giá trị đồng USD là yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng

Giá trị của vàng thường tỷ lệ nghịch với sức mạnh của đồng USD. Khi USD yếu đi, giá vàng có xu hướng tăng và ngược lại. Điều này là do vàng được coi là công cụ phòng ngừa rủi ro khi đồng tiền mất giá.

Ảnh hưởng của giá dầu đến vàng

Giá dầu cũng có mối quan hệ chặt chẽ với giá vàng. Khi giá dầu tăng, chi phí sản xuất và vận chuyển tăng, làm giảm giá trị đồng USD và đẩy giá vàng lên cao. Ngược lại, khi giá dầu giảm, chi phí giảm, giá trị đồng USD tăng và giá vàng có thể giảm.

Lạm phát và lãi suất

Khi lạm phát tăng, sức mua của tiền tệ giảm, khiến vàng trở thành một lựa chọn hấp dẫn để duy trì giá trị tài sản. Nhà đầu tư mua vàng để bảo vệ tài sản khỏi sự mất giá của tiền tệ.

Lãi suất ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào vàng. Khi lãi suất thấp, các khoản đầu tư khác trở nên kém hấp dẫn, khiến nhà đầu tư chuyển sang mua vàng. Ngược lại, khi lãi suất tăng, nhà đầu tư có xu hướng bán vàng để đầu tư vào các tài sản sinh lời cao hơn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng trên thị trường

Cung – cầu thị trường vàng

Sản lượng khai thác vàng có thể ảnh hưởng đến giá vàng. Khi nguồn cung vàng giảm do khó khăn trong khai thác, giá vàng có thể tăng lên. Các yếu tố như chính sách khai thác, chi phí khai thác, và trữ lượng vàng đều ảnh hưởng đến nguồn cung.

Bên cạnh đó nhu cầu vàng từ các ngành công nghiệp, trang sức, và đầu tư đều ảnh hưởng đến giá vàng. Ví dụ, khi nhu cầu vàng trang sức tăng mạnh trong các mùa lễ hội, giá vàng có thể tăng lên.

Quỹ ETF Vàng

Các quỹ ETF vàng như iShare Gold Trust (IAU) và SPDR Gold Shares (GLD) có ảnh hưởng lớn đến giá vàng. Những quỹ hoán đổi danh mục này cho phép nhà đầu tư mua vàng bằng các chứng chỉ. Số lượng vàng mà những quỹ này nắm giữ là vô cùng lớn. Khi các quỹ này mua vàng, nhu cầu tăng, đẩy giá vàng lên. Ngược lại, khi các quỹ này bán vàng, giá vàng có thể giảm.

Nhu cầu đầu cơ các sản phẩm vàng

Đầu cơ vàng nhằm mục đích hưởng lợi nhuận chênh lệch từ việc mua vàng ở giá thấp và bán ra khi giá cao. Khi xem xét thấy vàng đang có dấu hiệu tăng giá liên tục thì chắc chắn những nhà đầu cơ sẽ không bỏ qua cơ hội mua nhiều vàng vào để tích trữ. Chờ đến khi vàng đạt đỉnh thì bán ra. Như vậy, càng nhiều người mua (cầu tăng) thì giá vàng càng tăng cao.

Ấn Độ và các nước khu vực Trung Đông đầu cơ vàng rất nhiều. Một phần do văn hóa của họ gắn liền với vàng, có rất nhiều lễ hội sử dụng vàng.

Cần lưu ý, biến động giá vàng rất bất thường, không bất di bất dịch theo một quy tắc nào, cũng có nguy cơ đảo chiều giá. Vì vậy, nếu đã xác định đầu cơ vàng phải hết sức thận trọng, không nên mua dưới dạng lướt sóng, nên tích lũy ít nhất từ 3 – 6 tháng. Hoặc tối thiểu cũng cần phân tán nguồn tiền vào nhiều kênh đầu tư khác nhằm hạn chế nhất rủi ro có thể xảy ra.

Hiểu rõ những yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng sẽ giúp nhà đầu tư dự đoán xu hướng giá vàng và đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả. Tuy nhiên, do tính phức tạp và bất thường của thị trường vàng, việc thận trọng và đa dạng hóa đầu tư luôn là điều cần thiết. Nhà đầu tư nên luôn cập nhật thông tin và theo dõi sát sao các yếu tố ảnh hưởng để có thể đưa ra quyết định chính xác và kịp thời.

🤔 Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại bình luận hoặc nhắn tin cho chúng tôi.

👉 Đầu tư thông minh, bảo vệ tài sản cùng CopyTrade.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!