Chắc các bạn đã quen với thói quen “lãi suất tăng thì đô tăng còn lãi suất giảm thì đô giảm”.
Vậy thì lúc Lãi suất đứng yên thì sao ? sẽ tăng hay giảm ? tại sao lại tăng có 1 đoạn rồi lại giảm ?
Hôm nay chúng ta sẽ cùng làm rõ các vấn đề liên quan tới việc giữ nguyên mức lãi suất nhé
Đầu tiên, chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa của việc tăng lãi suất, đó là nhằm hút nguồn tiền đang dư thừa trong nền kinh tế về ngân hàng. Tiếp đó là tăng lãi suất gửi thì cũng tăng lãi suất cho vay, qua đó gián tiếp tăng chi phí quản lý của các doanh nghiệp, từ đó làm giá cả hàng hóa tăng lên. Kết hợp việc tiền trong kinh tế ít đi và giá cả tăng lên, dòng tiền lưu thông sẽ giảm xuống => sức mạnh đồng tiền được đẩy lên khiến cho việc mất giá của đồng tiền chững lại, tương đương việc kiềm chế lạm phát(ưu điểm). Nhưng tác hại lại là làm cho nền kinh tế trì trệ (nhược điểm) do chi phí trả lãi vay hàng tháng cao nhưng hàng bán ra lại khó tiêu thụ
Ngược lại, khi giảm lãi suất người dân sẽ dùng tiền sang các nguồn đầu tư sinh lời khác. Các chi phí giảm giúp nguồn cung hàng hóa dịch vụ giảm khiến người dân chi tiêu cũng nhiều thêm, qua đó kích thích nền kinh tế phát triển(ưu điểm). Nhưng việc này sẽ khiến đồng tiền giảm xuống dẫn tới việc tiền mất giá tạo điều kiện cho lạm phát hoành hành(nhược điểm)
Vậy khi lãi suất giữ nguyên, thường thì đây là hành vi kiểm tra lại kết quả sau khi thực hiện chính sách tăng/giảm lãi suất. Nếu nền kinh tế tiêu hóa chính sách 1 cách tích cực thì các chính phủ sẽ cân đối tới việc dừng hành vi tăng/giảm đã thực hiện trước đó nhằm tránh các nhược điểm phát sinh. Còn nếu không đạt được ưu điểm mà vốn phải có thì các chính phủ sẽ tiếp tục đẩy mạnh hành vi đã thực hiện trước đó.
Các vấn đề chúng ta cần chú ý khi mức lãi suất giữ nguyên sẽ là các số liệu kinh tế thay đổi ra sao trong quãng thời gian mà lãi suất giữ nguyên để dự đoán động thái tiếp theo. Tiếp theo là ý tứ ngầm giấu trong lời phát biểu khi công bố lãi suất, vì phải nhớ rằng công cụ kiềm chế lạm phát không chỉ có việc tăng lãi suất, rất có thể khi công cụ này không đạt kết quả tốt thì chính phủ sẽ dùng các biện pháp khác can thiệp trong lặng lẽ.
Vì thế, việc rung lắc mạnh của thị trường sau khi ra tin công bố chỉ là sự hỗ loạn do suy đoán của đám đông, sau 1-2 ngày thì các tay to sẽ phân tích tình hình, lúc đó thì thị trường mới bắt đầu ổn định đi đúng hướng của nó.
💡
– Tham gia cộng đồng ZALO tại: Giao Lộ Đầu Tư để học hỏi kinh nghiệm, chiến lược đầu tư cùng Zoom giao dịch thực chiến tin tức hàng ngày
– Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại CHANNEL TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư