Các thị trường giao dịch của trader và những kiểu Trader trong thị trường Forex

Có nhiều lĩnh vực và thị trường khác nhau để trader hoạt động như:

  • Thị trường chứng khoán: Phổ biến nhất chính là Trader chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu,… Trader sẽ phân tích loại mã cổ phiếu tiềm năng, đặt lệnh mua bán để thu lợi nhuận từ sự biến động giá.
  • Thị trường ngoại hối (Forex): Trader sẽ thực hiện giao dịch với các cặp tiền tệ thông qua dự đoán sự chênh lệch giá để tiến hành mua vào bán ra và thu các phần chênh lệch.
  • Thị trường vàng: Đây là một kênh đầu tư an toàn và ổn định hơn so với chứng khoán và Forex. Trader sẽ thực hiện giao dịch vàng tại các sàn trong nước hoặc quốc tế.
  • Thị trường Crypto: Trade sẽ tiến hành mua, tích trữ, thu lời sau khi đã phân tích và đánh giá đồng coin có tiềm năng phát triển trong tương lai.

Tuy nhiên lưu ý, cả 2 thị trường ngoại hối và crypto đều là những thị trường có biến động lớn, mang nhiều rủi ro cho người tham gia.

Những kiểu Trader trong thị trường Forex

Trong thị trường Forex, có thể phân loại trader theo những tiêu chí khác nhau, cụ thể như sau:

Theo quy mô hoạt động:

Nhà giao dịch tổ chức

Nhà giao dịch tổ chức là nhà giao dịch có thể thay mặt cho một công ty, tổ chức để thực hiện các giao dịch trên thị trường. Mặc dù các giao dịch có thể chỉ được thực hiện bởi một cá nhân, nhưng nguồn lực là của cả một tổ chức.

Các tổ chức tài chính lớn có các phòng giao dịch, nơi các cá nhân thay mặt công ty mua và bán các loại tài sản khác nhau. Mỗi cá nhân này thường được cung cấp giới hạn về nguồn vốn để thực hiện các lệnh giao dịch, đồng thời cũng giới hạn về thời gian đáo hạn và mức lỗ được chấp nhận.

Công ty sẽ chịu rủi ro, đồng thời giữ phần lớn lợi nhuận, trong khi các cá nhân này sẽ hưởng lương và tiền thưởng cho các giao dịch thắng lợi.

Nhà giao dịch cá nhân

Ngược lại, một nhà giao dịch cá nhân thực hiện việc giao dịch dựa vào nguồn vốn của cá nhân họ, hưởng mọi lợi nhuận cũng như chịu mọi rủi ro có thể gặp phải. Họ thường hoạt động độc lập, hoặc có thể theo nhóm nhưng không sử dụng chung nguồn tài chính.

Các nhà giao dịch cá nhân không thể tự mình thực hiện các giao dịch trực tiếp với các nhà giao dịch khác, mà cần thông qua một nhà môi giới và một nền tảng giao dịch trực tuyến. Giới hạn của họ phụ thuộc vào nguồn tài chính mà họ có.

Theo phương thức kiếm lợi nhuận

Nhà giao dịch kiếm lợi nhuận chủ động (Active Trading)

Active Trading được hiểu là những nhà giao dịch hoạt động tích cực trên thị trường, kiếm lợi nhuận bằng cách trực tiếp mua bán các loại chứng khoán, các cặp tiền tệ dựa trên những biến động của giá cả.

Nhà giao dịch kiếm lợi nhuận bị động (Passive Trading)

Ngược lại, những nhà giao dịch thụ động (Passive Trading) là những người ít tham gia vào thị trường. Họ có những công cụ hay phương pháp để các giao dịch được thực hiện một cách tự động mà không cần tự mình tham gia quá nhiều vào thị trường.

Các bạn có thể đã từng nghe nói về các phương pháp kiếm tiền thụ động, giúp cho “tiền chảy vào túi ngay cả khi đang ngủ”, thì passive trading cũng tương tự như vậy. Các nhà giao dịch theo kiểu này có thể kiếm được lợi nhuận từ giao dịch mà không cần làm gì cả.

Tuy nhiên, các bạn không nên nhầm lẫn rằng cứ ít tham gia vào thị trường có nghĩa là giao dịch thụ động. Có những nhà giao dịch chủ động (active trader) xuất hiện trên thị trường với tần suất rất thấp nhưng vẫn kiếm lợi nhuận thường xuyên.

Tóm lại, các nhà giao dịch chủ động sẽ trực tiếp thực hiện việc phân tích thị trường, mở lệnh và đóng lệnh. Ngược lại, các nhà giao dịch thụ động thường không cần làm gì cả, mà có những phương pháp hay hệ thống thay họ làm việc đó.

💡

– Tham gia cộng đồng ZALO tại: Giao Lộ Đầu Tư để học hỏi kinh nghiệm, chiến lược đầu tư cùng Zoom giao dịch thực chiến tin tức hàng ngày

– Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại CHANNEL TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Các phong cách giao dịch của Active Trader

Một nhà giao dịch theo trường phái Active Trading có thể có những phong cách rất khác nhau dựa theo thời gian tham gia vào thị trường. Có thể các bạn đã từng nghe và thắc mắc rằng day trader là gì, hay swing trader là gì… Đó chính là 2 trong số 4 phong cách giao dịch của active trading mà Vnrebates sẽ cùng bạn tìm hiểu sau đây.

Day Trading

Day trading có lẽ là phong cách giao dịch phổ biến nhất hiện nay trong thị trường tài chính. Vậy day trading, hay day trader là gì?

Thuật ngữ này được dịch sang tiếng Việt là “giao dịch trong ngày”, và các bạn có thể hiểu đơn giản như chính tên gọi của nó, là các hoạt động mua và bán chứng khoán, Forex… diễn ra ngay trong một ngày, không có bất cứ một lệnh giao dịch nào được giữ qua đêm.

Các thị trường giao dịch của trader và những kiểu Trader trong thị trường Forex
Day trader chỉ giữ lệnh giao dịch không quá một ngày

Các nhà giao dịch theo phong cách day trading mở các lệnh và kết thúc chúng ngay trong cùng một ngày, không có bất cứ lệnh giao dịch nào được giữ qua đêm. Do đó, day trader không giao dịch với các khung thời gian từ khung ngày trở lên, mà thường chỉ sử dụng các khung từ H1 trở xuống.

Trước đây, thực chất các giao dịch trong ngày được thực hiện bởi những trader huyền thoại, các chuyên gia hay các tổ chức tài chính lớn. Tuy nhiên, các nền tảng giao dịch trực tuyến đã giúp các nhà giao dịch cá nhân cũng có thể tiếp cận phương pháp này một cách dễ dàng.

Một day trader thường không thực hiện quá nhiều lệnh giao dịch trong một ngày, mà sẽ phụ thuộc vào mục tiêu riêng của họ. Khối lượng vào lệnh cho mỗi lần thực hiện giao dịch cũng được tính toán theo khả năng tài chính của họ, cũng như mục tiêu lợi nhuận theo ngày, theo tuần và theo tháng.

Scalping

Scalping là gì? Scalping là giao dịch lướt sóng, là một trong những chiến lược giao dịch có tốc độ nhanh nhất của các Trader. Về cơ bản, phương pháp này đòi hỏi việc khai thác những sự chênh lệch nhỏ của giá trong thời gian ngắn hoặc rất ngắn để kiếm lợi nhuận.

Các thị trường giao dịch của trader và những kiểu Trader trong thị trường Forex
Scalping – giao dịch lướt sóng

Một scalper không đặt mục tiêu vào việc khai thác các biến động lớn về giá, cũng không thực hiện các giao dịch có khối lượng vào lệnh quá lớn. Thay vào đó, họ tận dụng các biến động nhỏ thường xuyên xảy ra, và thực hiện các lệnh với khối lượng được tính toán theo mục tiêu hoặc theo nguồn vốn.

Do chỉ tận dụng các biến động giá nhỏ, nên mức lợi nhuận từ scalping là khá thấp. Vì vậy, các nhà giao dịch thường tìm kiếm các thị trường có thanh khoản lớn và biến động mạnh để tăng tần suất giao dịch.

Các scalper có thể thực hiện liên tiếp các lệnh giao dịch trong một khoảng thời gian nhỏ. So với day trading thì scalping có thời gian giữ lệnh ngắn hơn và số lượng lệnh được thực hiện là lớn hơn rất nhiều, đôi khi có thể lên đến hàng chục lệnh giao dịch mỗi ngày.

Một điều rất quan trọng mà các bạn cần lưu ý trong scalping, đó là mức spread của các cặp tiền. Trong các khung thời gian nhỏ thì mức spread có thể nói là khá lớn so với sự biến động nhỏ của giá, do đó các bạn cần có những lệnh thắng đủ để bù đắp lại khoản phí chênh lệch này.

Swing Trading

Swing trader là các nhà giao dịch trung hạn hoặc dài hạn, thường tận dụng sức mạnh của các xu hướng lớn để kiếm lợi nhuận trong thời gian dài.

Các nhà giao dịch swing thường sử dụng các khung thời gian lớn như khung ngày, đôi khi là khung H4 hoặc cũng có thể ở khung tuần, để nắm bắt các xu hướng lớn, cố gắng loại bỏ những biến động nhỏ diễn ra hàng ngày.

Khi một xu hướng bị phá vỡ hoặc có tín hiệu kết thúc, các nhà giao dịch swing thường tìm kiếm cơ hội để vào lệnh với các quy tắc chặt chẽ dựa trên phân tích cơ bản hoặc phân tích kỹ thuật.

Nếu như phân tích cơ bản rất khó để áp dụng vào day trading hoặc scalping thì nó lại rất hữu ích đối với swing trading, giúp các nhà giao dịch nhận biết được các xu hướng quan trọng và nắm bắt thời điểm vào lệnh.

Không phải lúc nào các nhà giao dịch cũng có thể nắm bắt được các đỉnh hoặc đáy của một xu hướng mới, nhưng nhìn chung họ luôn cố gắng tận dụng sức mạnh của toàn bộ xu hướng, và tham gia vào thị trường ngay khi nhận biết được sự hình thành của nó.

Với cách giao dịch chủ yếu dựa vào xu hướng thì điều kiện thị trường sideway là điểm yếu và cũng là rủi ro với phong cách giao dịch này, bởi các bạn có thể sẽ không có lợi nhuận sau một thời gian dài giữ lệnh.

Một nhà giao dịch theo phong cách swing có thể giữ lệnh trong khoảng vài ngày cho đến vài tuần, đến khi đạt được mục tiêu, hoặc khi họ nhận thấy việc giữ lệnh không còn an toàn nữa.

Các thị trường giao dịch của trader và những kiểu Trader trong thị trường Forex
Swing trader là những người “thích phiêu lưu”, giữ lệnh trong thời gian dài

Position Trading

Đây là phong cách giao dịch dài hạn nhất trong số 4 phong cách giao dịch trên thị trường. Có thể nhiều bạn còn khá lạ lẫm với position trading so với các phong cách khác, bởi thực tế có rất ít nhà giao dịch giữ các lệnh của mình đủ lâu để theo phong cách này, đặc biệt là trong thị trường Forex.

Các thị trường giao dịch của trader và những kiểu Trader trong thị trường Forex
Position trader giống như những “lão tướng kiên nhẫn”, giữ lệnh trong thời gian “siêu dài”

Một số người vẫn còn băn khoăn rằng liệu position có thực sự là active trading hay không, bởi những người giao dịch theo phong cách này tham gia thị trường với tần suất vô cùng thấp, giống như chiến lược mua và nắm giữ trong dài hạn vậy.

Tuy nhiên, trên thực tế đây vẫn là một hình thức active trading, bởi dù không thực hiện nhiều lệnh giao dịch nhưng các position trader vẫn thường xuyên theo dõi và phân tích thị trường, và trực tiếp kiểm soát các lệnh giao dịch của mình.

Một nhà giao dịch theo phong cách này thường sử dụng các khung thời gian lớn, ít nhất là khung ngày, và đôi khi có thể là khung hàng tháng để theo dõi thị trường trong dài hạn. Bên cạnh đó, họ cũng sử dụng thêm phân tích cơ bản để xác định được các xu hướng lớn.

Các nhà giao dịch position cũng tận dụng những xu hướng lớn để kiếm lợi nhuận, tuy nhiên họ không cố gắng nắm bắt những điểm bắt đầu xu hướng, mà chỉ đơn giản là “nhảy vào và cưỡi trên con sóng”.

Họ không tốn quá nhiều công sức để dự báo các mức giá, mà sẽ tìm kiếm các tín hiệu xác nhận xu hướng để tham gia vào thị trường, và giữ các lệnh của mình cho đến khi nhận thấy xu hướng có thể sắp kết thúc.

Những xu hướng kéo dài sẽ là điều kiện lý tưởng để nắm giữ các lệnh giao dịch position, khoảng thời gian có thể chỉ từ vài ngày, nhưng cũng có thể kéo dài tới vài tháng, miễn là xu hướng vẫn còn tiếp tục thì lệnh vẫn còn có thể được giữ.

Ngược lại, những giai đoạn thị trường có nhiều biến động, xu hướng thay đổi liên tục thì các nhà giao dịch theo phong cách này sẽ gặp nhiều khó khăn, đôi khi họ sẽ quyết định đứng ngoài quan sát thay vì thực hiện các giao dịch.

Nhìn chung, ranh giới giữa swing trading và position trading thường khá mong manh, bởi chúng có tính chất giống nhau và thời gian giữ lệnh trong thời gian dài. Đây có thể cũng là một trong những lý do khiến cho khái niệm position trading còn khá lạ lẫm với các trader trong thị trường Forex tại Việt Nam.

💡

Các bài viết và nhận định thị trường của Mr. Phan Trọng: TẠI ĐÂY

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!