Hướng dẫn kết hợp Ichimoku và RSI để giao dịch hiệu quả

Kiến Thức

Ichimoku được biết đến là một chỉ báo toàn diện “All in one” nên việc kết hợp với các chỉ báo giao dịch khác thường được coi là không cần thiết. Tuy nhiên, điều này không hề đúng khi nhắc đến chiến lược kết hợp Ichimoku và RSI.

Hướng dẫn kết hợp Ichimoku và RSI để giao dịch hiệu quả

1. Chỉ báo RSI là gì? Đặc điểm của chỉ báo RSI

a. Khái niệm

Chỉ số RSI – Relative Strength Index, hay còn được gọi với một cái tên khác là Chỉ số sức mạnh tương đối. Đây là một chỉ báo dao động được sử dụng trong phân tích kỹ thuật, nó giúp đánh giá sức mạnh của các xu hướng và cung cấp thông tin về thị trường hiện tại. Theo đó, chỉ số RSI được biểu diễn dưới dạng biểu đồ đường di chuyển giữa hai mức cực trị từ 0 đến 100.

b. Đặc điểm

  • Mức biến động: Chỉ số RSI dao động trong khoảng giá trị từ 0 cho đến 100. Và nhà đầu tư có thể xác nhận các tín hiệu giao dịch, tín hiệu quá mua/quá bán nhờ vào mức biến động của RSI trên các giá trị này.
  • Chu kỳ: Với cài đặt mặc định, chu kỳ giao dịch được tính toán của RSI sẽ là 14 ngày. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn hoàn toàn có thể tùy chỉnh chu kỳ này để phù hợp hơn với phong cách giao dịch cá nhân.
  • Tín hiệu: Chỉ số RSI cung cấp tín hiệu về sức mạnh của xu hướng giá hiện tại. Dựa vào các thông tin này, nhà đầu tư có thể xác nhận các khu vực quá mua, quá bán, các khu vực giá chuẩn bị đảo chiều hay xác định tín hiệu giao dịch một cách dễ dàng. Cụ thể, dưới đây là cách xác nhận tín hiệu quá mua/ quá bán của thị trường:
  • Tín hiệu quá mua: Khi RSI > 70, nó thể hiện rằng thị trường đang rơi vào mức quá mua. Sau khi chạm mức quá mua, giá có thể giảm nhanh chóng.
  • Tín hiệu quá bán: Khi RSI < 30, nó thể hiện rằng thị trường đang bước vào giai đoạn quá bán. Sau khi chạm mức quá bán, giá có thể tăng lên nhanh chóng.

2. Chỉ báo Ichimoku là gì? Đặc điểm của chỉ báo Ichimoku

a. Khái niệm

Chỉ báo đám mây Ichimoku – Ichimoku Kinko Hyo, là một chỉ báo kỹ thuật được tạo ra với mong muốn tạo nên một loại chỉ báo ” All in one” và cho phép phân tích sâu hơn về các biểu đồ một cách toàn diện nhất.

Một chỉ báo Ichimoku hoàn chỉnh có bao gồm năm đường:

  • Tenkan-sen (Đường chuyển đổi, đường Signal) = (Mức thấp trong 9 kỳ + Mức cao trong 9 kỳ) / 2.
  • Kijun-sen (Đường cơ sở, đường Xu hướng) =(Mức cao nhất trong 26 kỳ + mức thấp nhất trong 26 kỳ) / 2.
  • Senkou Span A (Đường dẫn A) = (Đường chuyển đổi + Đường cơ sở) / 2
  • Senkou Span B (Đường dẫn B) = (Mức cao 52 kỳ + Mức thấp 52 kỳ) / 2
  • Chikou Span (Đường trễ) = Giá đóng cửa kỳ hiện tại được vẽ lùi với chu kỳ 26 trong quá khứ.
Hướng dẫn kết hợp Ichimoku và RSI để giao dịch hiệu quả
Tìm hiểu về chỉ báo Ichimoku trong giao dịch ngoại hối.

b. Đặc điểm

  • Hiển thị: Chỉ báo Ichimoku được biểu diễn bằng 5 đường biến động khác nhau. Các đường này luôn di chuyển dựa theo các thông tin của thị trường. Từ đó, nhà đầu tư cũng sẽ dựa trên sự biến động của các đường này để xác nhận các thông tin và tin hiệu giao dịch.
  • Tín hiệu: Chỉ báo Ichimoku cung cấp rất nhiều thông tin quan trọng cho nhà đầu tư dựa trên sự phân kỳ và giao cắt, cụ thể như:
  • Xác định xu hướng thị trường;
  • Đo lường động lượng và sức mạnh của xu hướng;
  • Tìm kiếm các vùng kháng cự/ hỗ trợ quan trọng;
  • Xác nhận các điểm vào lệnh và đóng lệnh chính xác.

3. Chiến lược kết hợp Chỉ báo RSI và chỉ báo Ichimoku

a. Cơ sở hình thành chiến lược

Trong chiến lược kết hợp Ichimoku và RSI, ta có hệ thống mây Ichimoku vốn đã là một chỉ báo khá đầy đủ để setup cho một giao dịch. Trong đó, nhà đầu tư sẽ sử dụng Ichimoku với các chức năng chính là Xác định xu hướng, đánh giá mức kháng cự/ hỗ trợ và sự giao cắt của Tenkan-sen và Kijun-sen.

Ở phía ngược lại, Chỉ báo RSI trong chiến lược kết hợp Ichimoku và RSI sẽ có chức năng xác định các khu vực quá bán/ quá mua của thị trường. Thông qua các tín hiệu phân kỳ của chỉ báo, nhà đầu tư có thể dễ dàng tìm kiếm các vị thể giao dịch với xác suất thành công cao nhất.

Cơ sở hình thành của chiến lược kết hợp Ichimoku và RSI chính là sự bổ sung cho nhau của hai chỉ báo này. Việc tiếp nhận thêm thông tin từ nhiều công cụ khác nhau sẽ giúp gia tăng khả năng thành công với các vị thế sẽ mở trong tương lai.

b. Sự kết hợp của RSI và Ichimoku trong giao dịch

Trên thực tế, các thông tin có thể nhận được từ cả hai chỉ báo RSI và Ichimoku đều không liên quan đến nhau. Đây đều là tin hiệu được xác nhận từ các điều kiện khác nhau trên thị trường. Điều này giúp đảm bảo rằng sẽ không có sự xung đột xảy ra và các tín hiệu mà nhà đầu tư nhận được sẽ luôn là tín hiệu giao dịch tốt nhất.

Trong trường hợp hai chỉ báo cung cấp tín hiệu khác nhau về cùng một xu hướng giá. Rất có thể là một trong hai đang cung cấp các tín hiệu nhiễu. Vì vậy, nhà đầu tư cần hạn chế giao dịch với các tín hiệu xung đột này.

c. Cách nguyên tắc khi giao dịch với chiến lược kết hợp

Set up và nguyên tắc của chiến lược:

  • Bước 1: Xác định tín hiệu phân kỳ giữa chỉ báo RSI và giá. Tín hiệu phân kỳ cảnh báo xu hướng giá hiện tại đang bị suy yếu. Đây là điều kiện đầu tiên để dẫn tới sự đổi hướng của giá.
  • Nếu xảy ra phân kỳ dương, ta cần chuẩn bị cho một vị thế mua.
  • Nếu xảy ra phân kỳ âm, ta cần chuẩn bị cho một vị thế bán
  • Bước 2: Tín hiệu đường Tenkan sen cắt đường Kijun Sen từ trên xuống để xác nhận lệnh bán hoặc cắt từ dưới lên để xác nhận lệnh mua. Điểm giao cắt ở chính giữa hai đường sẽ là điểm vào lệnh của nhà đầu tư.
  • Bước 3: Dựa trên những thông tin chính xác mà cả hai chỉ báo Ichimoku và RSI cung cấp, nhà đầu tư có thể dễ dàng xác nhận chốt lời ở mức hỗ trợ/ kháng cự hoặc gần các đỉnh/ đáy để có được nhiều lợi thế nhất.
Hướng dẫn kết hợp Ichimoku và RSI để giao dịch hiệu quả
Cách cài đặt chỉ báo RSI và Ichimoku.

Nguyên tắc mua

  • Xác nhận giá cặp tiền phải nằm trên Mây Ichimoku.
  • Xác nhận MACD Histogram đang nằm phía trên đường Zero.
  • Vào lệnh mua khi thị trường có xu hướng thoái lui lần đầu tới đường Tenkan-Sen hoặc Kijun Sen
  • Stoploss có thể cài đặt ở phía dưới đường Kijun Sen.
  • Điểm chốt lời được thực hiện theo kỳ vọng của nhà đầu tư.
Hướng dẫn kết hợp Ichimoku và RSI để giao dịch hiệu quả
Nguyên tắc mua khi kết hợp hai chỉ báo RSI và Ichimoku.

Nguyên tắc bán

  • Xác nhận giá cặp tiền đang nằm phía dưới Mây Ichimoku.
  • Xác nhận tín hiệu MACD Histogram phải nằm dưới đường Zero
  • Vào lệnh bán khi nhận thấy thị trường thoái lui lần đầu tới đường Tenkan-Sen hoặc Kijun Sen.
  • Stoploss có thể cài đặt ở phía trên đường Kijun Sen.
  • Điểm chốt lời có thể thay đổi theo kỳ vọng của mỗi nhà đầu tư.
Hướng dẫn kết hợp Ichimoku và RSI để giao dịch hiệu quả
Nguyên tắc bán khi kết hợp Ichimoku và RSI để giao dịch ngoại hối.

4. Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng chiến lược này trong giao dịch

Ưu điểm

  • Tín hiệu giao dịch tốt nhất: Việc kết hợp Ichimoku và RSI giúp nhà đầu tư nhận thêm nhiều thông tin từ thị trường. Nó có bao gồm cả những đánh giá về xu hướng và trạng thái giá quá mua/ quá bán ở hiện tại. Điều này giúp đảm bảo các giao dịch được xác nhận khi kết hợp Ichimoku và RSI sẽ luôn là giao dịch tốt nhất.
  • Cung cấp thêm nhiều thông tin về thị trường: Kể cả khi chiến lược kết hợp Ichimoku và RSI không giúp nhà đầu tư xác nhận các tín hiệu giao dịch mới thì lượng thông tin nhà đầu tư nhận được từ cả hai chỉ báo cũng sẽ được đánh giá cao.
  • Ít khả năng xung đột: Ichimoku cung cấp thông tin về xu hướng, đánh giá mức kháng cự hỗ trợ của thị trường. Còn RSI cung cấp các thông tin về sự quá mua, quá bán. Những đánh giá này đều được thực hiện đối với các dữ liệu khác nhau. Do đó, chiến lược kết hợp Ichimoku và RSI luôn hạn chế khả năng xung đột giữa các tín hiệu.

Nhược điểm

  • Khó sử dụng: Để có thể tận dụng toàn bộ những lợi thế có được khi kết hợp RSI và Ichimoku, nhà đầu tư cần rất nhiều kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm giao dịch. Do đó, chiến lược kết hợp này không được khuyến khích sử dụng bởi các nhà đầu tư mới.
  • Điều kiện giao dịch khắt khe: Nhà đầu tư cần xác nhận ít nhất 3 tín hiệu để có thể thực hiện giao dịch với chiến lược kết hợp RSI và Ichimoku. Tuy nhiên, không phải lúc nào các tín hiệu này cũng sẽ xảy ra đồng thời theo như nguyên tắc mua và nguyên tắc bán. Do đó, khả năng tìm kiếm các lệnh giao dịch với RSI và Ichimoku sẽ bị hạn chế ở một mức nhất định.

5. Những lưu ý khi sử dụng chiến lược kết hợp RSI và Ichimoku

  • Lưu ý về việc sử dụng khung thời gian lớn: Chiến lược kết hợp RSI và Ichimoku được thực hiện dựa trên việc xác nhận xu hướng chung của thị trường. Nên việc sử dụng các khung thời gian lớn sẽ giúp nhà đầu tư xác nhận rõ xu hướng giá và giao dịch dễ dàng hơn.
  • Lưu ý về kiến thức: Cả hai chỉ báo Ichimoku và RSI đều yêu cầu một lượng kiến thức và kinh nghiệm nhất định để có thể sử dụng thành thạo. Vì thế, nhà đầu tư cần đảm bảo nắm rõ các thông tin này để có thể tận dụng tối đa lợi thế khi giao dịch với chiến lược kết hợp Ichimoku và RSI.

Ichimoku và RSI đều là hai chỉ báo mạnh mẽ trong phân tích kỹ thuật. Chính vì vậy, không khó để ta có thể nhận thấy sự hiệu quả của chiến lược kết hợp Ichimoku và RSI. Với những chia sẻ cụ thể về cách cài đặt và nguyên tắc giao dịch phía trên,An mong rằng bạn đọc sẽ sớm có thể ứng dụng và có được những giao dịch thuận lợi nhất với hai chỉ báo này.

💡

Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

error: Content is protected !!