Các mô hình nến Nhật theo tín hiệu phổ biến trong hoạt động đầu tư

Mô hình nến Nhật đảo chiều

Các mẫu nến đảo chiều sẽ cung cấp cho trader các tín hiệu đảo chiều tăng và đảo chiều giảm. Việc trader cần làm là nắm rõ vị trí của các mẫu nến đó cũng như xác định được xu hướng giá để vào lệnh và thoát lệnh hợp lý.

Các mô hình nến đảo chiều tăng giá xuất hiện ở cuối xu hướng giảm bao gồm:

  • Nến Doji chuồn (Dragonfly Doji);
  • Nến Nhấn chìm tăng (Bullish Engulfing);
  • Nến Đường nhọn (Piercing Pattern);
  • Nến Harami tăng (Bullish Harami);
  • Nến Búa (Hammer);
  • Nến Búa ngược (Inverted Hammer);
  • Nến Sao mai (Morning Star);
  • Nến Em bé bị bỏ rơi (Bullish Abandoned Baby);
  • Nến 3 chàng lính trắng (Three White Soldiers).
Các mô hình nến Nhật theo tín hiệu phổ biến trong hoạt động đầu tư
Mô hình nến Hammer là một mô hình nến đảo chiều tăng điển hình

Các mô hình nến đảo chiều giảm giá xuất hiện ở cuối xu hướng tăng bao gồm:

  • Nến Doji bia mộ (Gravestone Doji);
  • Nến Nhấn chìm giảm (Bearish Engulfing);
  • Nến Sao băng (Shooting Star);
  • Nến Sao Hôm (Evening Star);
  • Nến người treo cổ (Hanging man);
  • Nến ba con quạ đen (Three Black Crows).

Mô hình nến Nhật tiếp diễn

Mô hình nến tiếp diễn thường xuất hiện ở giữa xu hướng, cung cấp tín hiệu rằng xu hướng giá trên thị trường đang rất mạnh và vẫn còn tiếp tục trong tương lai.

Khi các mô hình nến này xuất hiện, trader có thể nắm bắt lấy cơ hội vào lệnh thuận theo xu hướng với độ an toàn là khá cao.

Các mô hình nến tiếp diễn xu hướng tăng phổ biến bao gồm:

  • Mô hình Rising Three Methods;
  • Mô hình Bullish Side by Side White Lines;
  • Mô hình nến Separating Lines tiếp tục xu hướng tăng;
  • Mô hình Three Line Strike tiếp tục xu hướng tăng.

Các mô hình nến tiếp diễn xu hướng giảm bao gồm:

  • Mô hình nến Falling Three Methods;
  • Mô hình nến Bearish Side by Side White Lines;
  • Mô hình nến Separating Lines tiếp tục xu hướng giảm;
  • Mô hình Three Line Strike tiếp tục xu hướng giảm.
Các mô hình nến Nhật theo tín hiệu phổ biến trong hoạt động đầu tư
Mô hình nến tiếp diễn

Mô hình nến Nhật trung tính

Mô hình nến trung tính được tạo thành từ những cây nến có thân nhỏ so với chiều dài nến và thường nằm ở giữa. Bóng nến thường sẽ quét hai đầu.

Ý nghĩa: Nến trung tính thể hiện sự lưỡng lự giữa hai bên mua và bán. Nó thường xuất hiện khi một chu kì tăng, giảm đã quá dài và bắt đầu chững lại cho thấy việc hai bên đang chờ một động lực tiếp theo để bứt phá.

Cách sử dụng: Dùng để quan sát xem đà của giá có còn mạnh hay không, nếu liên tục xuất hiện những cây nến lưỡng lự ngay vùng cản mạnh thì rất có thể giá sẽ bắt đầu đảo chiều.

Nến con xoay (Spinning tops) và nến doji chuồn (Dragonfly Doji) là những mô hình nến trung tính điển hình.

Các mô hình nến Nhật theo tín hiệu phổ biến trong hoạt động đầu tư
Hình minh họa nến Spinning Tops trên biểu đồ nến Nhật cặp EUR/USD

💡

– Cộng đồng giao lưu và học hỏi phương pháp quản lý vốn, xử lý lệnh âm tài khoản, phương pháp giao dịch, chiến lược đầu tư vàng, ngoại tệ ngắn – trung – dài hạn, cùng ZOOM giao dịch thực chiến tin tức phiên Mỹ hàng ngày từ thứ hai đến thứ sáu.

– Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY

– Tham khảo tín hiệu giao dịch TELEGRAM: TẠI ĐÂY

Cách đọc mô hình nến Nhật thông qua màu sắc và bóng nến

Cách đọc mô hình nến Nhật thông qua màu sắc của nến

Dựa vào màu sắc của thân nến nhà đầu tư có thể nắm được hành vi mua/bán của những người tham gia thị trường:

  • Thân nến màu xanh dài – nến số 1 và 4 cho biết bên mua đang chiếm ưu thế trên thị trường.
  • Thân nến màu đỏ dài cho biết bên bán đang áp đảo trên thị trường.
Các mô hình nến Nhật theo tín hiệu phổ biến trong hoạt động đầu tư
Cách đọc mô hình nến Nhật thông qua màu sắc và bóng nến

Cách đọc mô hình nến Nhật thông qua màu sắc của bóng nến

Thông qua bóng nến, nhà đầu tư có thể nắm được tình hình biến động của giá trong suốt phiên giao dịch. Nhìn vào độ dài của bóng nến (bóng nến trên và bóng nến dưới), nhà đầu tư cũng có thể biết được hành động của bên mua và bên bán.

  • Bóng nến ngắn (cả bóng trên và bóng dưới – nến số 4): Cho thấy giao dịch được giới hạn gần giá mở cửa và giá đóng cửa của phiên, cho thấy không có sự giằng co mạnh mẽ nào giữa hai bên mua và bán, giá đang đi theo hướng của bên chiếm ưu thế.
  • Bóng nến dài (cả bóng trên và bóng dưới – nến số 2): Cho thấy giá bị đẩy quá mức mở cửa hoặc đóng cửa, bóng càng dài thì sẽ cho ta biết bên mua đẩy giá lên quá cao và bị bên bán kéo lại hay ngược lại bên bán đã đẩy giá xuống quá thấp và được bên mua đẩy lên.
  • Bóng trên dài và bóng dưới ngắn – nến số 6: Cho thấy bên mua ban đầu chiếm ưu thế nhưng bên bán tác động quá mạnh khiến cho sự tăng lên của giá bị kìm hãm, cuối cùng đã ép giá xuống từ mức cao ban đầu.
  • Bóng dưới dài và bóng trên ngắn – nến số 5: Cho thấy lúc đầu bên bán chiếm ưu thế và đang cố gắng ép để giá giảm thấp hơn. Tuy nhiên, bên mua sau đó lại xuất hiện để đẩy giá cao hơn vào cuối phiên.

Ngoài ra, trường hợp không có bóng nến cho biết cả bên mua và bên bán đều đang lưỡng lự và không gây tác động gì khiến giá thay đổi.

Mô hình nến Nhật là công cụ thiết yếu và quan trọng hàng đầu trong phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên, đây chỉ là một công cụ không phải một hệ thống giao dịch hoàn chỉnh. Do đó, trader nên sử dụng kết hợp mô hình nến với các chỉ báo kỹ thuật khác để nhìn nhận đầy đủ diễn biến thị trường và gia tăng xác suất dự đoán của mình.

💡

– Các bài viết và nhận định thị trường của Phan Trọng: TẠI ĐÂY

error: Content is protected !!