EMA 200 – Tại sao nên dùng đường EMA 200 thay vì MA 200 hay SMA 200?
Đơn giản là tốc độ của nó. Đường EMA 200 có tốc độ nhanh nhất so với các đường MA còn lại, và vì tốc độ là thứ anh em cần để lọc nhiễu và bắt được xu hướng hiện tại nhanh nhất. Đường EMA 200 sẽ lấy các dữ liệu giá gần nhất để tính ra các số liệu, ta cần các dữ liệu giá gần hiện tại nhất để thấy được tình trạng hiện tại của thị trường. Khi đó các dữ liệu quá xa trong quá khứ sẽ không còn quan trọng nữa.
EMA 200 – Cách lướt con sóng dài với EMA 200
EMA là công cụ rất tốt để trailing stop và lướt con sóng dài. Nếu anh em trade trên các xu hướng dài hạn, hãy dùng EMA 200 để trailing stop và chỉ đóng lệnh khi giá đóng cửa dưới EMA 200.
Với các xu hướng trung hạn, có thể thay bằng EMA 50, xu hướng ngắn hạn là EMA 20.
EMA 200 – Xác định đúng các chu kỳ của thị trường bằng EMA 200
Thị trường luôn luôn thay đổi. Nó đi từ 1 range giá tích luỹ sang xu hướng, rồi từ xu hướng sang tích luỹ.
Theo quy tắc của Wyckoff, thị trường sẽ trải qua chu kỳ gồm 4 giai đoạn:
- Tích luỹ (accumulation)
- Tăng trưởng (advancing)
- Phân phối (distribution)
- Suy giảm (declining)
1. Giai đoạn tích luỹ
Giai đoạn tích luỹ xuất hiện sau khi thị trường trải qua 1 xu hướng giảm kéo dài. Lúc này giá đi trong 1 range nằm ngang. Đặc điểm quan trọng là đường EMA 200 sẽ cắt qua cắt lại giá liên tục mà không tạo ra xu hướng nào cụ thể. Như vậy phe mua và phe bán đang cân bằng nhau và thị trường chưa quyết định được hướng đi tiếp theo.
Nên nhớ, trong giai đoạn tích luỹ, giá có thể phá theo bất kỳ hướng nào (lên hoặc xuống). Nếu phá xuống, xu hướng giảm tiếp tục và ta có thể tiếp tục sell. Ngược lại ta có thể tìm cơ hội buy nếu giá phá lên. Lúc đó 1 xu hướng tăng mới bắt đầu.
2. Giai đoạn tăng trưởng
Giai đoạn tăng trưởng bắt đầu khi giá phá ra khỏi đoạn tích luỹ, có dạng 1 xu hướng tăng với các đỉnh cao hơn và đáy cao hơn.
Lúc này anh em sẽ thấy giá vượt lên trên đường EMA 200 và EMA 200 bắt đầu cong lên. Xu hướng càng mạnh, giá càng vượt cao hơn so với EMA 200. Lúc này EMA 200 trở thành 1 bệ đỡ, 1 vùng hỗ trợ cho xu hướng tăng. Lúc này anh em có thể:
- Buy cú pullback đầu tiên sau khi giá phá vỡ ra khỏi đoạn tích luỹ;
- Chờ kháng cự đầu tiên bị phá vỡ trở thành hỗ trợ và buy;
- Chờ buy khi giá retest EMA 200.
Lưu ý nên đặt stop loss rộng vì ta đang ở đoạn đầu của 1 xu hướng tăng, lợi nhuận có thể rất khủng nếu anh em biết cách gồng lời.
3. Giai đoạn phân phối
Thị trường không bao giờ đi lên mãi. Phe bán cuối cùng sẽ nhập cuộc, hoặc phe mua cuối cùng phải chốt lời làm cho giá không thể tăng cao hơn được nữa. Lúc này giá bắt đầu đi ngang (range-bound) trong 1 đoạn tích luỹ. Đường EMA 200 tạo giao cắt với giá liên tục và có thiên hướng nằm ngang.
Lúc này ta không nên giao dịch, hãy chờ cho giá phá vỡ khỏi range và đi theo sau.
4. Giai đoạn suy giảm
Đây là giai đoạn cuối cùng của chu kỳ, ngược lại với tăng trưởng, bắt đầu khi giá phá xuống khỏi đoạn phân phối và bắt đầu 1 xu hướng giảm với các đỉnh thấp hơn và các đáy thấp hơn.
Lúc này anh em sẽ thấy giá vượt thấp xuống đường EMA 200, xu hướng giảm càng mạnh, giá càng vượt thấp hơn đường EMA 200. Lúc này EMA 200 trở thành 1 vùng kháng cự mạnh đè các đà hồi lên của giá xuống. Anh em có thể:
- Sell cú pullback đầu tiên sau khi giá phá vỡ ra khỏi đoạn tích luỹ;
- Chờ hỗ trợ đầu tiên bị phá vỡ thành kháng cự và sell cú retest vùng này;
- Chờ sell khi giá retest đường EMA 200.
Trên đây là vài cách sử dụng EMA 200 trong giao dịch để tăng xác suất thắng lên, hi vọng anh em thấy hữu ích!
💡
– Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày
– Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây .