Nguyên tắc đơn giản giúp trader xác định được khi nào nên giao dịch breakout, khi nào nên giao dịch pullback

Chiến lược giao dịch breakout và pullback có lẽ là 2 chiến lược được nhiều trader sử dụng để giao dịch nhất. Đặc biệt là trong điều kiện thị trường có xu hướng.

Breakout và pullback là một trong 2 kiểu vào lệnh khi giao dịch theo xu hướng. Trader có thể lựa chọn một trong hai cách thức giao dịch này hoặc có thể linh hoạt sử dụng cả 2. Điều quan trọng là bạn cần nắm được điều kiện thị trường nào thì phù hợp với giao dịch pullback, còn điều kiện nào thì phù hợp với giao dịch breakout.

Và đó cũng chính là nội dung mà chúng ta thảo luận trong bài viết này.

Giao dịch breakout

Giao dịch breakout thì có phần khá linh hoạt, vì thực tế kiểu giao dịch này có thể áp dụng cho khá nhiều điều kiện thị trường. Tuy nhiên đối với giao dịch theo xu hướng thì nó vẫn phù hợp hơn với các đợt giá pullback nông hoặc nhỏ, giao dịch breakout trong trường hợp này sẽ hiệu quả hơn.

Khi giá phá vỡ đỉnh của xu hướng tăng hoặc đáy của xu hướng giảm là thời điểm có thêt tham gia giao dịch breakout.

Giao dịch pullback

Pullback được áp dụng cho giao dịch theo xu hướng là nhiều. Theo đó, điểm vào lệnh là khi giá hồi về ngưỡng kháng cự hỗ trợ trong xu hướng và có tín hiệu cú hồi này đã yếu đi và xu hướng có khả năng tiếp tục.

Giao dịch pullback phù hợp hơn trong điều kiện thị trường có các cú pullback sâu hơn, như vậy điểm vào lệnh sẽ tốt hơn.

Điều kiện thị trường nào phù hợp với giao dịch breakout và pullback


Sử dụng đường trung bình động là cách đơn giản nhất để nắm được xu hướng hiện tại của thị trường, Một vài nguyên tắc đơn giản để xác định điểm vào lệnh khi sử dụng đường trung bình động:

  • Trong xu hướng tăng, giá phá vỡ và đóng cửa bên dưới đường trung bình động SMA 20, lúc này trader có thể xem xét vào lệnh theo xu hướng dựa vào cú pullback này.
  • Trong xu hướng tăng, nếu giá tiếp cận nhưng không phá vỡ và đóng cửa dưới đường trung bình động SMA 20, lúc này nên sử dụng chiến lược breakout sẽ tốt hơn.

Và tương tự ngược lại với xu hướng giảm. Anh em tự tư duy phần này nhé.

Như hình bên dưới chúng ta thấy, với điều kiện thị trường có nhiều cú pullback nông như vậy thì sẽ phù hợp với chiến lược giao dịch breakout hơn vì các bạn sẽ thấy các cú pullback gần với đỉnh xu hướng tăng. Nên giao dịch breakout sẽ có lợi hơn cho trader:

Nguyên tắc đơn giản giúp trader xác định được khi nào nên giao dịch breakout, khi nào nên giao dịch pullback

Nói đơn giản, cú pullback càng sâu thì càng có cơ hội để kiếm lợi nhuận khi giao dịch pullback hơn. Như hình bên dưới chúng ta thấy, giá đóng cửa bên dưới SMA 20, đều là những cơ hội giao dịch pullback tốt.

Nguyên tắc đơn giản giúp trader xác định được khi nào nên giao dịch breakout, khi nào nên giao dịch pullback

Một trường hợp ngoại lệ cho nguyên tắc này đó là các xu hướng có những đợt giá tích lũy nhỏ hoặc đi ngang với phạm vi nhỏ. Thì trong trường hợp này, chúng ta nên ưu tiên giao dịch breakout hơn mặc dù vẫn có những cú hồi sâu ở vùng này.

Nguyên tắc đơn giản giúp trader xác định được khi nào nên giao dịch breakout, khi nào nên giao dịch pullback

Có thể thấy, một nguyên tắc đơn giản là nắm được điều kiện thị trường là có thể xác định được khi nào nên giao dịch pullback và khi nào thì nên giao dịch breakout. Và nguyên tắc này rất hữu ích cho nhiều anh em trong giao dịch theo xu hướng.

💡

Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây

error: Content is protected !!