Ed Seykota là một trong những “Phù thủy thị trường” đặc biệt ấn tượng trong cuốn Market Wizards kinh điển mà tài năng, kiến thức, thành tựu to lớn cộng với triết lý giao dịch sâu sắc của thiên tài giao dịch luôn được cộng đồng trader tôn trọng và đánh giá cao.
Trong khi tên tuổi của những chuyên gia thị trường như Benjamin Graham, Warren Buffett và Peter Lynch được hầu hết mọi người trong cộng đồng đầu tư biết đến, thì có một số nhà giao dịch tạo ra lợi nhuận vượt trội nhưng lại không muốn xuất hiện “dưới ánh đèn sân khấu”.
Một trong những cái tên như vậy là Ed Seykota, trader theo xu hướng (Trend following) điển hình và cũng thành công nhất trong thời đại của chúng ta, cha đẻ của hệ thống giao dịch qua máy tính (end-of-day computerized trading system).
Ed seykota chỉ thực sự được biết đến rộng rãi sau khi xuất hiện trong cuốn sách kinh điển “Market wizards – Những phù thủy trên thị trường chứng khoán” của Jack D.Schwager, trong đó tỷ suất sinh lời mà trader đại tài này tạo ra có thể sánh ngang với các tỷ phú như Warren Buffett, George Soros hay huyền thoại William J. O’Neil.
Trở thành phù thủy thị trường với thành tích lỷ lục tạo ra tỷ suất sinh lợi 250.000% trong 12 năm
Là một con người khiêm tốn và không xuất hiện nhiều trên truyền thông như những huyền thoại khác nhưng cuộc đời và sự nghiệp vủa là một trong những câu chuyện lịch sử truyền cảm hứng và được rất nhiều người ngưỡng mộ. Tài năng và trình độ xuất chúng, nhân cách được tôn trọng là những gì người ta nói về Ed Seykota.
Điều đặc biệt ấn tượng ở vị huyền thoại giao dịch này chính là hình mẫu trader lý tưởng: có tài năng bẩm sinh, trí thức có (tốt nghiệp MIT với hai bằng Cử nhân Khoa học ngành Kỹ thuật Điện và Quản trị), phương pháp giao dịch theo xu hướng đơn giản, dễ hiểu cộng tâm lý giao dịch bậc thầy.
Sinh ra tại Hà Lan vào năm 1946 nhưng gia đình Ed Seykota di cư sang Mỹ – miền đất hứa của nhiều người trong đó có cha ông, một trader chứng khoán chuyên nghiệp, cũng là người thầy đầu tiên chỉ dạy cho ông về phương pháp Trend Following khi mới 13 tuổi mà sau này vị thiên tài theo đuổi trong suốt sự nghiệp.
Được thừa hưởng sự giáo dục rất tốt, tốt nghiệp từ trường đại học hàng đầu thế giới, Ed Seykota đã góp công sức không nhỏ trong việc sử dụng các giải pháp công nghệ thông tin vào giao dịch, cải tiến công nghệ giao dịch.
Ed Seykota bắt đầu sự nghiệp giao dịch của mình tại một công ty môi giới lớn vào những năm 1970. Với nền tảng công nghệ xuất sắc, ý tưởng về một cỗ máy kiếm tiền bằng kỹ thuật tự động hay hệ thống mô phỏng giao dịch đã cuốn hút Edward để phát triển một trong những hệ thống giao dịch thương mại hóa đầu tiên để quản lý tiền tệ trong thị trường tương lai.
Và cứ thế, bậc thầy giao dịch trong tương lai đã bén duyên với Phân tích kĩ thuật.
Tuy nhiên, vì những bất đồng về định hướng phát triển hệ thống đặc biệt là việc công ty can thiệp quá nhiều vào hệ thống đã thúc đẩy Ed Seykota “dứt áo ra đi” ở độ tuổi 23 với khoảng nửa tá tài khoản có giá trị từ $10.000 – $25.000 – một con số đáng kinh ngạc mà Ed đã giúp khách hàng của mình thu về. Ước tính đến năm 1988, tức là sau 12 năm, Ed Seykota đã biến số vốn 5,000 đô thành 15 triệu đô và đạt tỷ suất sinh lợi kỷ lục lên tới 250,000%.
Cũng từ thành tựu nổi bật này mà Ed Seykota được người trong giới tin tưởng, hệ thống của ông cũng được tin dùng hơn. Cũng theo đó, hệ thống giao dịch nhanh mà ông gây dựng ngày càng hoàn thiện và được cộng đồng trader sử dụng rộng rãi hơn.
Khi đã có thành tựu nổi bật trên cương vị là trader, Ed Seykota tiếp tục thử sức với nhiều công việc khác như viết sách hay tạo nên một “Bộ tộc giao dịch- Trading Tribe” để truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm giao dịch đến các trader giúp họ có cuộc sống giàu có cả về vật chất lẫn tinh thần với triết lý rất con người: “Hãy sống tốt”.
Những câu danh ngôn có giá trị vượt thời gian của trader đại tài Ed Seykota
Có một điều thú vị mà mình ấn tượng nhất về Ed Seykota chính là việc ông là trader duy nhất là vừa sáng tác vừa biểu diễn ca khúc “The Whipsaw song” – Bài hát dành cho những ai bị quét lệnh”. Hình ảnh Ed Seykota vừa ôm đàn vừa cất lên giọng hát cho thấy một mặt hoàn toàn thú vị của một vị trader huyền thoại vốn quen thuộc với hình ảnh nghiêm túc trong bộ cổ cồn trắng.
Nhưng hơn cả việc đưa triết lý giao dịch đầy sâu sắc của bản thân vào bài hát thì nó lại mang nhiều ý nghĩa hơn. Dưới đây là link bài hát The whipsaw song do ông và nhóm nhạc Trading Tribe Band của ông biểu diễn.
Từng say sưa hát với cây đàn như một nghệ sĩ đích thực nhưng bản thân Ed Seykota là một trader rất tôn trọng nguyên tắc, cực kỳ kỷ luật và đặc biệt quan tâm đến tâm lý giao dịch.
Các nhà đầu tư trong những năm qua đã học được nhiều bài học vô giá khi tuân theo triết lý giao dịch của Ed Seykota, vậy những triết lý đó như thế nào?
#1 Quy tắc giao dịch giúp tôi sinh tồn bao gồm: (1) Cắt lỗ, (2) Duy trì các vị thế đang thắng, (3) Đặt cược nhỏ, (4) Tuân thủ nguyên tắc mà không hoài nghi và (5) Biết khi nào nên phá vỡ nguyên tắc.
- (1) Cắt lỗ: Với Ed Seykota, kiếm lợi nhuận nên là mục tiêu thứ 2 trong danh sách ưu tiên của các trader và họ nên chấp nhận chuyện thua lỗ trong giao dịch cũng như học cách “thua” giống như người chiến thắng. Ông cũng cho rằng: “Cách tốt nhất để đảm bảo bạn không bao giờ mất bình tĩnh là cắt lỗ sớm. Đó là một trong những cách đơn giản nhất để duy trì kỷ luật và tránh đưa ra quyết định theo cảm tính”.
- (2) Duy trì những vị thế đang thắng: Giao dịch không có nghĩa là đạt tỉ lệ thắng 70-80%, mà chung quy nằm ở chỗ kiếm được bao nhiêu tiền khi bạn tiên đoán đúng và thua lỗ bao nhiêu tiền khi bạn tiên đoán sai. Theo ông điều quan trọng là có ti lệ R/R phù hợp khi lợi nhuận phải áp đảo rủi ro. Và cách duy nhất để đạt được lợi nhuận áp đảo ấy chính là tiếp tục duy trì những vị thế đang có lãi.
- (3) Đặt cược nhỏ: “Hãy đầu cơ số tiền dưới 10% giá trị ròng thanh khoản của bạn và cược với số tiền dưới 1% tài khoản đầu cơ của bạn đối với một giao dịch” là những gì Ed Seykota khuyên các trader.
- (4) Tuân thủ nguyên tắc mà không hoài nghi: Ông cho rằng giao dịch có nguyên tắc là điều mang tính sống còn cũng như có tính quyết định đến thành công của trader.
- (5) Biết khi nào nên phá vỡ nguyên tắc: Là người giao dịch cực kỳ nguyên tắc nhưng Ed Seykota không quá cứng nhắc mà luôn biết cân bằng và kết hợp nhuần nhuyễn giữa phân tích kỹ thuật và niềm tin mạnh mẽ vào trực giác của bản thân.
#2 “Cắt lỗ, Cắt lỗ và Cắt lỗ! Hãy tuân theo đúng 3 quy tắc này có thể bạn sẽ có cơ hội thành công” – Ed Seykota
Ed Seykota là 1 Trader theo xu hướng điển hình, nên ông luôn nhắm tới việc bắt được nguyên một con sóng dài thay vì ra vào thị trường liên tục. Theo Ed, nhiệm vụ hàng đầu mà bất cứ trader nào khi tham gia giao dịch đều phải chú ý đến bảo toàn số vốn mình bỏ ra.
Tương tự như Warren Buffett, “Không để mất tiền” cũng chính là một trong những nguyên tắc cơ bản của Ed. Nếu nhận thấy bản thân vừa mắc sai lầm trong giao dịch, hãy ngay lập tức cắt lỗ và xây dựng lại các kế hoạch từ đầu thay vì cố chấp gỡ gạc để phải nếm trái đắng.
#3 Nếu tôi đang lạc quan về thị trường đang lên, tôi không bao giờ mua ở các đợt điều chỉnh cũng không chờ đợi cho xu hướng mạnh hơn; tôi sẽ lập tức tham gia vào thị trường. Tôi chuyển sang lạc quan khi lệnh Buy stop chạm tới và vẫn duy trì lệnh mua cho đến chạm vào lệnh Sell Stop.
Khi lạc quan về thị trường đang lên, Ed Seykota sẽ lập tức vào lệnh mà không cần chờ đợi điều chỉnh hay xu hướng mạnh lên.
#4 Thị trường sẽ giống như thời điểm cách đây 5 tới 10 năm trước bởi vì nó liên tục thay đổi, cũng như nó thay đổi tại thời điểm đó.
Thị trường dù ở thời điểm nào cũng có tính biến động như nhau. Dù hiện tại hay cách đây nhiều năm thì bản chất luôn thay đổi là không đổi,từ khoảng tích luỹ đến xu hướng mạnh.
Qua đó ta thấy được không có chiến lược nào hoạt động tốt mãi mãi và không nên quá phụ thuộc vào chiến lược hiện tại, thay vào đó nên điều chỉnh khi nhận thấy nó không còn phù hợp với thị trường nữa.
#5 Những trải nghiệm giao dịch đầy kịch tính và bị cảm xúc chi phối sẽ dẫn đến tiêu cực. Tự tin quá mức cũng như hy vọng, sợ hãi và tham lam đều là những cảm xúc tiêu cực như vậy. Sai lầm lớn nhất của tôi xảy ra ngay sau khi tôi đưa cảm xúc vào các vị thế của mình.
Ed Seykota muốn khuyên các trader hãy cố gắng dẹp bỏ cảm xúc bản thân trong các quyết định giao dịch, vì điều này chính là thủ phạm chính dẫn đến thua lỗ. Ed Seykota có quan điểm thị trường luôn đúng rằng: “Nếu bạn muốn biết mọi thứ về thị trường, hãy ra biển và dùng tay mình đẩy hay kéo những con sóng. Trên biển có cả những con sóng lớn lẫn sóng nhỏ nhưng dù thế nào bạn cũng không thể đẩy con sóng đi nếu nó đang tiến đến bạn. Thị trường cũng như thế và luôn đúng.”