Tỷ phú đầu cơ Ray Dalio được xem là một “folk hero – anh hùng dân gian” được nhắc đến nhiều nhất trong giới đầu tư và quản lý quỹ bởi sự nghiệp phi thường và cô cùng đặc sắc.
Từng trải qua tình cảnh “tán gia bại sản”, người con trai của một nhạc sĩ nhạc Jazz này đã nỗ lực trở thành nhà sáng lập và quản lý quỹ đầu tư lớn nhất thế Bridgewater Associates.
Ông cũng là tác giả của cuốn sách best-seller trên New York Times “Principles: Life and Work – Nguyên tắc Cuộc sống và Công việc” từng được nhiều danh nhân nổi tiếng như Bill Gates, Michael Bloomberg và thậm chí cả Tony Robbins đánh giá cao.
Hơn cả, nhà đầu tư vĩ đại này có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đến giới đầu tư toàn cầu như một tấm gương sáng chói để học theo.
Mặc dù “Các nguyên tắc” này không phải là một công cụ đầu tư nhưng Ray Dalio – một trong những nhà đầu tư thành công và nổi tiếng nhất trong giới tài chính đã rất kiên định với triết lý và phương pháp đầu tư của mình trong những năm qua.
Sau khi nghiên cứu cách Dalio có thể tạo ra một câu chuyện tăng trưởng đáng kinh ngạc như vậy đã chắt lọc triết lý đầu tư của ông thành 5 quy tắc mà mọi nhà đầu tư có thể áp dụng mà anh em có thể tham khảo trong phần sau của bài viết.
Hành trình từ hai bàn tay trắng đến thành công phi thường
Ray Dalio (Raymond Thomas Dalio) sinh năm 1949 tại New York trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật. Thay vì theo đuổi sự nghiệp âm nhạc giống cha, Ray lại đam mê tài chính và sớm tham gia vào thị trường chứng khoán từ tuổi thiếu niên cho đến những năm tháng ngồi trên ghế giảng đường đại học.
Ray đã sớm bộ lộ tài năng từ những phi vụ đầu tư cổ phiếu và Hợp đồng tương lai hàng hóa thành công. Nhưng tài năng nở sớm cùng với những thành công bước đầu không phải liều xúc tác để ông trở thành ông trùm quản lý quỹ hàng đầu thế giới, mà chính bởi lần “tán gia bại sản” sau đó.
Sau 2 năm tốt nghiệp MBA tại trường đại học danh tiếng Harvard Bussiness, năm 1975 ông thành lập công ty tư vấn tài sản Bridgewater Associates ngay tại căn hộ 2 phòng ngủ của mình.
Cái tên Bridgewater nổi tiếng khi ấy được lấy cảm hứng từ ý tưởng bán hàng hóa từ Mỹ sang các quốc gia khác và trở thành cầu nối giữa các vùng biển. Công ty của ông tập trung vào tư vấn chủ yếu trong lĩnh vực tiền tệ và lãi suất và nhanh chóng trở nên nổi tiếng cũng như phát triển lớn mạnh với nhiều khách hàng lớn.
Nhưng chính trong những năm kinh tế không mấy khả quan (1979 đến 1981), Ray đã đặt cược vào một “canh bạc” cực lớn khi tự tin dự báo Mexico sẽ vỡ nợ và kêu gọi nhà đầu tư cũng như khách hàng của mình đầu tư vào trái phiếu chính phủ.
Đúng như Ray dự đoán, tháng 8-1982 Bộ trưởng Tài chính Mexico Jesus Silva Herzog tuyên bố nước này không đủ khả năng chi trả các khoản vay và chính thức vỡ nợ. Tuy nhiên điều mà Ray không dự đoán được là: do lo ngại sự sụp đổ của thị trường Mexico sẽ kéo theo sự sụp đổ của toàn bộ các quốc gia Mỹ Latin, IMF, Fed và các ngân hàng trên thế giới đã thành lập một chiến dịch giải cứu Mexico.
Ngân hàng Trung ương lớn nhất thế giới Fed đã cắt giảm lãi suất đột ngột khiến Ray trở tay không kịp, thị trường cổ phiếu chạm đáy và Ray bất lực chấp nhận thực tế Bridgewater Associates phá sản sau 7 năm hoạt động.
Ray gần như tay trắng và phải vay 4.000 USD của cha để trả lương cho nhân viên rồi gần như sa thải toàn bộ số nhân viên của Bridgewater.
Vực dậy ngoạn mục, hồi sinh Bridgewater Associates từ hai bàn tay trắng
Dù đang đứng dưới vực sâu của sự nghiệp, Ray Dalio không hề bỏ cuộc mà tiếp tục duy trì hoạt động của Bridgewater với vỏn vẹn 6 nhân viên: gõ cửa từng doanh nghiệp trên phố Wall, bán gói nghiên cứu thị trường và tiến sâu vào lĩnh vực quản lý quỹ phòng hộ.
Mọi nỗ lực của nhà đầu tư tài năng này đã được đền đáp khi Bridgewater Associates từng bước “hồi sinh” từ vũng bùn phá sản.
Sau 2 phi vụ thành công là chiến lược cạnh tranh thị phần của hãng thức ăn nhanh McDonald’s với đối thủ KFC và thuyết phục Ngân hàng thế giới để ông quản lý quỹ hưu trí, quỹ phòng hộ Bridgewater của ông đã trở quỹ phòng hộ hàng đầu nước Mỹ với việc nắm giữ khối tài sản 32 tỷ USD.
Cũng nhờ tài tiên đoán chính xác khủng khoảng kinh tế năm 2007-2008 mà quỹ đầu tư của ông đã ghi nhận tăng trưởng đến 14%, trong khi các quỹ đầu tư khác ghi nhận thiệt hại đến 30%.
Ở thời điểm hiện tại, Bridgewater Associates vẫn giữ vị trí là quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới với số tài quản lý lên tới 140 tỷ USD (năm 2022) và Ray là một trong những nhà đầu tư giàu có nhất trong giới với khối tài sản 22 tỷ USD (theo Forbes năm 2022).
Những bài học giá trị từ 5 nguyên tắc đầu tư của Ray Dalio
Có rất nhiều bài học giá trị từ cuộc đời của Ray Dalio cũng như hành trình đầu tư xuất chúng của ông, dưới đây là 5 bài học quan trọng nhất mà mọi nhà đầu tư có thể áp dụng:
#1 Đa dạng hóa danh mục đầu tư
Mặc dù mọi nhà đầu tư đều không lạ lẫm gì đối với nguyên tắc đa dạng hóa danh mục đầu tư nhưng chiến lược đa dạng hóa của Dalio dựa trên thực tế. Ông cho rằng nhà đầu tư nên xây dựng một danh mục đầu tư cân bằng và hoạt động tốt trong các môi trường khác nhau.
#2 Thấu hiểu được rủi ro lạm phát
Cân bằng danh mục đầu tư dựa trên rủi ro lạm phát là nguyên tắc đầu tư quan trọng tiếp theo của Ray Dalio. Lạm phát có tác động đáng kể đến thị trường tài chính. Biết cách tối ưu hóa danh mục đầu tư của anh em bất kể tỷ lệ lạm phát thay đổi như thế nào là chìa khóa để mang lại lợi nhuận ổn định theo thời gian. Thay vì cố gắng dự đoán áp lực giảm phát và lạm phát, Ray xem xét dữ liệu qua lăng kính môi trường kinh tế hiện tại để xây dựng một danh mục đầu tư cân bằng.
Dalio từng có phát biểu mang tính biểu tượng rằng:
“Trái phiếu sẽ hoạt động tốt nhất trong thời kỳ suy thoái lạm phát, cổ phiếu sẽ hoạt động tốt nhất trong thời kỳ tăng trưởng và tiền mặt sẽ hấp dẫn nhất trong môi trường tiền tệ thắt chặt.”
#3 Bán người kẻ chiến thắng – winners và Mua kẻ thua cuộc – losers
Dalio dạy nhà đầu tư cách chốt lời với những cổ phiếu được định giá đầy đủ. Điều này có nghĩa là ông khuyên nhà đầu tư không nên tiếp tục nắm giữ cổ phiếu sau khi đã thu được lợi nhuận đáng kể mà thay vào đó nên bán chúng để tái đầu tư lợi nhuận vào những cổ phiếu được định giá rẻ so với ngành hoặc thị trường. Ông gọi điều này là “xoay vòng danh mục đầu tư.”
#4 Loại bỏ mọi thiên kiến trong đầu tư
Thực tế rất nhiều nhà đầu tư đã bị thổi bay tài khoản khi nắm giữa các vị thế do những thái độ thiên kiến của mình. Thiên kiến được xem là một “account killer-” đích thực. Hầu hết nhà đầu tư đều có thiên kiến bullish hoặc bearish khi tiếp cận thị tường. Những thiên kiến này dẫn đến việc nhà đầu tư nắm giữ vị thế quá lâu và đầu tư không dựa trên thực tế. Cách tốt nhất để tránh thiên kiến trong giao dịch là quay lại Quy tắc số 1 – đa dạng hóa danh mục đầu tư.
#5 Tìm hiểu điều gì dẫn đến thay đổi chính sách lãi suất
Dalio có một câu hỏi nổi tiếng thế này:
Tất cả đều phụ thuộc vào lãi suất. Là một nhà đầu tư, tất cả những gì chúng ta làm là thanh toán một lần cho dòng tiền trong tương lai… Câu hỏi đặt ra là: Khi nào cấu trúc lãi suất thay đổi? Đó là câu hỏi đáng lo ngại. Những ai cố gắng dự báo lãi suất thông qua quả cầu pha lê cuối cùng sẽ nhận được những mảnh vỡ thủy tinh mà thôi”.
Hiểu nôm na là Ray khuyên anh em không nên cố gắng dự đoán lãi suất; thay vào đó, hiểu cấu trúc của chúng và lý do tại sao chúng thay đổi.
💡
Các bài viết và nhận định thị trường của Mr. Phan Trọng: TẠI ĐÂY