18 Năm giao dịch đã để lại cho Cory Mitchell những bài học thâm thuý nào?

Sau đây sẽ là chia sẻ của Cory Mitchell – một day trader và swing trader chuyên nghiệp từ năm 2005, tập trung chủ yếu vào cổ phiếu và tiền tệ.

Ông có bằng CMT với chuyên môn về các chiến lược kỹ thuật ngắn hạn đến trung hạn.

Bây giờ, nếu bạn vẫn còn chật vật trong hành trình trading và muốn học hỏi ở một trader sống sót trên thị trường trong 18 năm, thì bài viết này là dành cho bạn!

Tôi đã là một day trader trong 18 năm.

Và sau đây là những bài học quan trọng tôi đã học được. Chính chúng đã giúp tôi kiếm được tiền và tiếp tục ở lại với cuộc chơi trong suốt quãng thời gian đó.

1. Kiểm soát thua lỗ hàng ngày

Ngay cả với một chiến lược tuyệt phẩm, chúng ta vẫn có thể có những lúc bốc đồng và có những ngày mà chiến lược không phù hợp với hành động giá.

Nếu tôi lỗ 3% tài khoản của mình trong ngày, tôi coi như đã hoàn thành công việc trong ngày đó. Bạn có thể chọn cho mình giới hạn thua lỗ ít hơn.

Tôi lỗ 3% tài khoản đồng nghĩa với việc tôi đã có 3 trade thua với rủi ro 1% trên mỗi trade.

2. Rủi ro % cố định của tài khoản trên mỗi giao dịch

Tôi chẳng thể nào biết giao dịch nào sẽ có lợi nhuận, chỉ biết rằng qua nhiều giao dịch, chiến lược của tôi sẽ tạo ra lợi nhuận.

Do đó, tôi sẽ mạo hiểm số tiền như nhau trên mọi giao dịch. Tôi mạo hiểm 1% tài khoản của mình.

Khi mới bắt đầu, bạn có thể mạo hiểm ít hơn (chẳng hạn như 0,1%).

3. Tôi sử dụng lệnh dừng lỗ cho mọi giao dịch

18 Năm giao dịch đã để lại cho Cory Mitchell những bài học thâm thuý nào?

Trước khi giao dịch, tôi đặt ra mức dừng lỗ và nó sẽ được thực hiện cùng lúc với điểm vào lệnh của tôi. LUÔN LUÔN là như vậy!

Nếu lệnh stoploss bị hit, hãy tìm giao dịch tiếp theo. Cú trade kia đã không còn hiệu lực. Hãy để nó ra đi.

Đừng bao giờ để thua lỗ nhiều hơn dự kiến vì không đặt stoploss.

💡

Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

4. Rủi ro tài khoản và điểm dừng lỗ sẽ quyết định quy mô vị thế

% tài khoản bạn mạo hiểm trên mỗi giao dịch cho bạn biết số tiền bạn có thể mất cho giao dịch đó.

Nếu bạn biết điểm dừng lỗ của mình, bạn có thể tính toán quy mô vị thế lý tưởng để trong trường hợp bạn thua, bạn sẽ mất 1% tài khoản.

5. Chỉ thực hiện những giao dịch với tỷ lệ R:R là 1,5:1 HOẶC LỚN HƠN

Gần như tất cả các giao dịch trong ngày của tôi đều có R:R từ 2:1 đến 3:1. Nếu tôi không thể có được tỷ lệ đó (sẽ thảo luận sau), dựa trên các động thái điển hình, thì tôi sẽ không trade.

Bạn đã biết số tiền dừng lỗ của mình như thế nào rồi. Bây giờ, phần tiếp theo của phương trình chính là mục tiêu chốt lời.

6. Mục tiêu chốt lời phải nằm trong các động thái điển hình

Giá có thể di chuyển rất nhiều, nhưng mục tiêu chốt lời của tôi phải nằm trong các động thái điển hình.

Nếu giá di chuyển $0,5 theo một hướng trước một cú pullback lớn, thì mục tiêu của tôi phải nhỏ hơn $0,5… có thể là $0,25 đến $0,4… trừ khi tôi sẵn sàng giữ lệnh qua một cú pullback.

Tỷ lệ R:R sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu mục tiêu chốt lời không có khả năng được chạm đến.

Hãy lấy kích thước dừng lỗ của bạn (chênh lệch giữa điểm vào lệnh và stoploss) và nhân nó với 2. Đó chính là khoảng cách giá phải di chuyển để đạt được mục tiêu của bạn…

Hãy nhìn vào những động thái giá gần đây.

Dựa trên điểm vào lệnh của bạn, giá có di chuyển đủ để đạt được mục tiêu đó DỄ DÀNG không?

Hãy xem giá đã mất bao lâu để di chuyển xa như vậy trong quá khứ và giá đã di chuyển như thế nào.

Bạn có sẵn sàng giữ lệnh này lâu như vậy và thông qua các điều kiện tương tự không?

7. Tôi thích điểm dừng lỗ gần hơn là điểm dừng lỗ xa

18 Năm giao dịch đã để lại cho Cory Mitchell những bài học thâm thuý nào?

Hầu hết các trader đều “cho giao dịch của họ có không gian để cọ quậy”. Đó thường là một sai lầm, bởi vì bạn sẽ hi sinh tỷ lệ R:R của bạn.

Nếu một cổ phiếu chỉ di chuyển $0,5 trong một giờ (hoặc bất kỳ khung thời gian nào), dừng lỗ càng xa thì không gian còn lại cho lợi nhuận càng ít…

Nếu tôi đặt stoploss $0,05, tôi có thể vào và thoát lệnh nhiều lần, thu được lợi nhuận $0,1.

Vì tôi đang mạo hiểm 1% tài khoản của mình, nên tài khoản của tôi kiếm được 2% cho mỗi giao dịch có lãi. Tôi thường có thể làm điều này 1-4 lần trong một giờ.

Ngay cả khi bạn chỉ thắng 50% số giao dịch của mình. Hãy thử nhẩm tính…

Nếu tôi “cho nó không gian” và sử dụng stoploss $0,2, thì giá phải di chuyển $0,4 (gần như là toàn bộ động thái hàng giờ của nó) chỉ để mang lại cho tôi một giao dịch có tỷ lệ R:R là 2:1 duy nhất.

Tệ hơn nữa, điểm dừng lỗ của nhiều trader xa đến mức giá hầu như không có cơ hội đạt được mục tiêu chốt lời của họ trong nhiều giờ với tỷ lệ R:R là 2:1 hoặc 3:1.

💡

– Cộng đồng giao lưu và học hỏi phương pháp quản lý vốn, xử lý lệnh âm tài khoản, phương pháp giao dịch, chiến lược đầu tư vàng, ngoại tệ ngắn – trung – dài hạn, cùng ZOOM giao dịch thực chiến tin tức phiên Mỹ hàng ngày từ thứ hai đến thứ sáu.

– Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY

– Tham khảo tín hiệu giao dịch trên TELEGRAM: TẠI ĐÂY

8. Mơ tưởng sẽ giết chết bạn


Hãy giao dịch những gì đang diễn ra ở thời điểm hiện tại. Nếu giá đang có xu hướng, đừng cho rằng nó sẽ thay đổi cho đến khi nó cho bạn thấy bằng chứng.

Nếu thị trường “choppy” (biến động lên xuống trong vùng giá đi ngang), đừng cho rằng nó sẽ thay đổi cho đến khi nó thay đổi.

Điều này đưa chúng ta quay trở lại với tỷ lệ R:R. Mục tiêu của bạn phải nằm trong phạm vi những gì thị trường đang cung cấp.

9. Vậy còn “stop hunting” thì sao?

Nếu tôi bị “stop-out”, coi như tôi thua. Tôi sẽ tìm kiếm cơ hội tiếp theo. Nếu chúng ta có một tỷ lệ R:R thuận lợi, chúng ta vẫn sẽ kiếm được tiền dù cho có thua lỗ hơn 50% số giao dịch của mình…

Nếu bạn luôn thua, bạn không thể đổ lỗi cho “stop hunters” (cá mập săn stoploss). Chiến lược cần phải làm việc.

Nếu lệnh stoploss của bạn bị kích hoạt và sau đó giá đi theo hướng dự đoán ban đầu của bạn, thì tức là bạn đã vào lệnh quá sớm. Hãy đợi cho động thái “stop-out” diễn ra và sau đó vào lệnh lại.

Và bạn vẫn sẽ thua, thỉnh thoảng hoặc thường xuyên. Chuyện đó chẳng thành vấn đề!

10. Nhắc nhở bản thân trong khi giao dịch

Chúng ta vốn dĩ rất dễ bị phân tâm. Để tập trung, hãy liên tục nhắc đi nhắc lại setup giao dịch mà bạn đang chờ đợi và giá phải làm gì để tạo ra cơ hội đó.

Nếu giá không hình thành setup của bạn, hãy nói với bản thân điều đó và nhắc nhở bản thân chờ đợi…

Điều này nghe có vẻ ngớ ngẩn, khi tự nói với chính mình, nhưng nếu bạn không tập trung một cách có ý thức vào những gì bạn cần, thì tâm trí của bạn sẽ tìm thứ khác để nghĩ đến, hoặc sự bốc đồng sẽ giành quyền kiểm soát và bạn sẽ bỏ lỡ các giao dịch, hoặc thực hiện các giao dịch ngẫu nhiên, trước khi bạn ý thức về điều đó.

11. Tâm lý “chỉ những trade tốt nhất” tốt hơn là tâm lý “tôi muốn trade”

Những người thất bại thường rất thích động tay động chân. Họ MUỐN giao dịch. Họ không hiểu rằng thị trường mới là người mang lại cơ hội cho chúng ta. Họ muốn trade, vì vậy họ thực hiện giao dịch khi các điều kiện hoặc setup giao dịch tốt chưa xuất hiện…

Tôi sẽ ngồi xuống và tự nhủ (liên tục trong lúc giao dịch) rằng: “Tôi sẽ không trade trừ khi tôi thấy thứ gì đó tuyệt vời.”

Nếu bạn hi sinh chất lượng, sẽ có vô số giao dịch chất lượng thấp mà bạn có thể thực hiện. Và hầu hết trong số chúng sẽ là trade thua.

Một giao dịch chất lượng mỗi ngày sẽ tốt hơn 5 giao dịch chất lượng thấp.

Một hoặc một vài giao dịch chất lượng mỗi ngày sẽ đảm bảo lợi nhuận trong suốt tháng với tỷ lệ R:R tốt, thậm chí với winrate 40%.

Rất nhiều giao dịch chất lượng thấp đồng nghĩa với việc tài khoản của bạn sẽ ra đi. Winrate cũng sẽ rớt theo chất lượng.

12. Đánh giá và chuẩn bị tinh thần

Mỗi tuần, hãy đánh giá lại các giao dịch. Để ý đến những sai lầm phổ biến. Chọn ra sai lầm phổ biến tốn kém nhất và suy nghĩ về cách để cải thiện nó.

Cách nhanh nhất để cải thiện là giảm thiểu những sai lầm. Đó là số tiền mà chiến lược của bạn đã mang lại cho bạn, nhưng bạn lại là người vứt nó đi…

Hoạt động đánh giá này sẽ diễn ra mỗi tuần. Không bao giờ kết thúc. Nó là một phần của trading.

Tôi cũng làm việc với trò chơi tinh thần của mình mỗi tuần. Tôi viết ra những điều tôi cần nhớ cho tuần tới, tôi viết hoặc nghĩ về những gì đang giúp ích hoặc gây hại cho giao dịch của tôi. Tôi lập chiến lược phải làm gì với những thông tin đó.

13. Tận hưởng cuộc hành trình

Tôi yêu cuộc sống của mình với tư cách là một trader. Tôi có thời gian rảnh và tiền bạc để làm những việc khác mà tôi thích. Nhưng tôi cũng tận hưởng thời gian giao dịch của mình.

Cho dù tôi thắng hay thua một cú trade hay một ngày giao dịch, tôi đều có những thông tin feedback phản hồi mà tôi có thể sử dụng để cải thiện chiến lược và cải thiện chính bản thân tôi.

Hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những bài học hữu ích!

💡

– Cộng đồng giao lưu và học hỏi phương pháp quản lý vốn, xử lý lệnh âm tài khoản, phương pháp giao dịch, chiến lược đầu tư vàng, ngoại tệ ngắn – trung – dài hạn, cùng ZOOM giao dịch thực chiến tin tức phiên Mỹ hàng ngày từ thứ hai đến thứ sáu.

– Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY

– Tham khảo tín hiệu giao dịch trên TELEGRAM: TẠI ĐÂY

error: Content is protected !!