“Technician” vs “Chartist”
Đây là hai thuật ngữ thường được sử dụng thay thế cho nhau: Technician (Kỹ thuật viên) và Chartist (hiểu nôm na là nhà biểu đồ học). Nhưng nhiều khi làm như vậy sẽ dẫn đến việc hiểu sai bản chất của chúng. Bạn thấy đấy, theo định nghĩa, tất cả các chartist đều là technician, nhưng không phải tất cả các technician đều là chartist.
Một biểu đồ là gì?
Đối với tôi, biểu đồ chỉ là một hình ảnh đại diện cho những thay đổi trong trạng thái cân bằng giữa cung và cầu.
Đó là tất cả những gì về biểu đồ.
Cách chartist diễn giải dữ liệu trên biểu đồ là nơi kỹ năng và kinh nghiệm xuất hiện. Chỉ riêng biểu đồ sẽ không giúp được gì nhiều cho bạn, giống như cách mà một người thợ mộc sử dụng công cụ của mình tốt hơn tôi vậy.
Techinical Analysis (Phân tích Kỹ thuật) là gì?
Đối với tôi, Phân tích kỹ thuật là nghiên cứu về hành vi của thị trường, hay chính xác là của những người tham gia thị trường, trái ngược với việc phân tích hàng hóa và dịch vụ mà một thị trường cụ thể giao dịch (hay còn gọi là “Fundamental Analysis” – Phân tích Cơ bản).
Trên thực tế, trước đây tôi đã nghe nói rằng, chúng ta không nên tách riêng thành 2 phần “Kỹ thuật” và “Cơ bản”, mà hai nguyên tắc này nên được sử dụng kết hợp cùng nhau.
Tuy nhiên, cá nhân tôi không theo trường phái Phân tích Cơ bản, bởi lẽ tôi có thể tận dụng thời gian đó để thực hiện việc phân tích giá và kỹ thuật tốt hơn. Bạn biết đấy, tất cả chúng ta đều có khoảng thời gian hữu hạn để thực hiện phân tích của mình. Vì vậy, chúng ta sẽ muốn sử dụng thời gian đó hiệu quả nhất có thể. Và bằng cách bỏ qua hoàn toàn các nguyên tắc cơ bản của công ty, nó mang lại cho chúng tôi một lợi thế rất lớn.
Bên cạnh đó, trên thị trường crypto chẳng hạn, chúng ta chẳng có nguyên tắc cơ bản nào. Đây không phải công ty, chúng không có thu nhập hoặc dòng tiền. Chúng hoàn toàn là một trò chơi cung và cầu.
Nhưng liệu bạn có thể giao dịch crypto mà phớt lờ mức giá đi không?
Câu trả lời cho câu hỏi này cũng tương tự như câu trả lời cho câu hỏi: Liệu bạn có thể đầu tư vào bất cứ thứ gì và phớt lờ đi xu hướng giá không?
Như tôi thì không!
Tôi không ở đây để nói với mọi người phải làm gì. Chúng tôi ở đây để chia sẻ những gì chúng tôi làm.
Okay, sau đây là một đoạn trích từ cuốn “Technical Analysis of Financial Markets” của John Murphy:
“Có một số chức danh khác nhau được áp dụng cho những người thực hành phương pháp tiếp cận kỹ thuật: technical analyst (nhà phân tích kỹ thuật), chartist (nhà biểu đồ học), market analyst (nhà phân tích thị trường) và visual analyst (nhà phân tích hình ảnh). Cho đến gần đây, tất cả đều có ý nghĩa giống nhau. Tuy nhiên, với sự chuyên môn hóa ngày càng cao trong lĩnh vực này, chúng ta cần phải phân biệt thêm và xác định các thuật ngữ cẩn thận hơn một chút. Tính đến thập kỷ trước, bởi vì hầu như tất cả các phân tích kỹ thuật đều dựa trên việc sử dụng các biểu đồ, nên thuật ngữ “technician” và “chartist” có nghĩa giống nhau. Nhưng điều này không nhất thiết còn đúng nữa.
Lĩnh vực rộng lớn hơn của phân tích kỹ thuật ngày càng được chia thành hai tuýp người thực hành, người lập biểu đồ truyền thống và kỹ thuật viên thống kê (một thuật ngữ tốt hơn). Phải thừa nhận rằng, có rất nhiều sự chồng chéo ở đây và hầu hết các kỹ thuật viên đều phải kết hợp cả hai lĩnh vực ở một mức độ nào đó. Còn trong trường hợp của nhà phân tích kỹ thuật với người theo chủ nghĩa phân tích cơ bản, hầu hết dường như rơi vào trường phái này hoặc trường phái khác.
Cho dù chartist truyền thống có sử dụng công việc định lượng để bổ sung cho phân tích của mình hay không, thì biểu đồ vẫn là công cụ làm việc chính của họ. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu. Việc đọc biểu đồ là một kỹ năng mang tính chủ quan. Sự thành công của phương pháp này phần lớn phụ thuộc vào kỹ năng của cá nhân chartist. Thuật ngữ “nghệ thuật charting” đã được áp dụng cho cách tiếp cận này vì việc đọc biểu đồ phần lớn là một nghệ thuật.
Ngược lại, nhà phân tích thống kê hoặc định lượng sử dụng các nguyên tắc chủ quan này, định lượng, kiểm tra và tối ưu hóa chúng cho mục đích phát triển các hệ thống giao dịch cơ học. Sau đó, các hệ thống hoặc mô hình giao dịch này được lập trình thành một máy tính tạo ra các tín hiệu “mua” và “bán” cơ học. Các hệ thống này bao gồm từ đơn giản đến rất phức tạp. Tuy nhiên, mục đích là để giảm bớt hoặc loại bỏ hoàn toàn yếu tố chủ quan của con người trong trading, để làm cho nó trở nên khoa học hơn. Các nhà thống kê này có thể sử dụng hoặc không sử dụng biểu đồ giá trong công việc của họ, nhưng họ được coi là kỹ thuật viên (technician) miễn là công việc của họ chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu hành động thị trường.
Một cách để phân biệt giữa chartist và nhà thống kê là: tất cả các chartist đều là technician, nhưng không phải tất cả các technician đều là chartist. Mặc dù các thuật ngữ này được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng cần nhớ rằng charting (đọc biểu đồ) chỉ đại diện cho một lĩnh vực trong chủ đề rộng hơn của các nhà phân tích kỹ thuật.”
Tôi hy vọng điều này sẽ giúp cung cấp cho bạn một số góc nhìn về Techinician và Chartist, và liệu bạn có phải là tuýp này hoặc tuýp kia hay không; hoặc liệu cả hai thuật ngữ đều phù hợp với quy trình của bạn.
Tôi là một technician và là một chartist. Tôi hạnh phúc khi được là cả hai. Tôi thấy nó vô cùng hữu ích cho việc xác định xu hướng và quản lý rủi ro. Và nếu mục tiêu của bạn là kiếm tiền trên thị trường, thì cả hai kỹ năng đó đều có thể là tài sản khổng lồ.
💡
– Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày
– Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây .