Nghề Trader là thuật ngữ dùng để chỉ những người tham gia giao dịch mua hoặc bán các sản phẩm trên thị trường tài chính như: ngoại hối, chứng khoán, tiền điện tử, vàng, bạc.. Các Trader thành công đôi khi kiếm được khoảng lợi nhuận rất lớn, nhưng bên cạnh đó rất nhiều nhà đầu tư thất bại.
1. Nghề Trader là gì?
Nghề Trader là thuật ngữ dùng để chỉ những người tham gia giao dịch mua hoặc bán các sản phẩm trên thị trường tài chính như: ngoại hối, chứng khoán, tiền điện tử, vàng, bạc.
Thông thường trader sẽ thực hiện các lệnh mua bán ngắn hạn và thu về lợi nhuận thông qua sự chênh lệch giá giữa giữa các phiên mua vào – bán ra. Còn đối với các nhà đầu tư đơn thuần về giá trị, người ta thường gọi là Investor.
Người theo nghề Trader không hẳn chỉ là một cá nhân mà họ có thể đại diện cho một tổ chức hay một cá nhân khác tham gia thị trường. Nhưng dù hoạt động dưới hình thức nào thì mục đích cuối cùng của họ vẫn là thu về lợi nhuận thông qua sự chênh lệch giá cả.
Ngoài ra, trader còn được chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên nhiều yếu tố và đặc điểm trên nhiều khía cạnh đánh giá chúng ta cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo.
2. Phân loại các Trader hiện nay trên thị trường tài chính
Trader là thuật ngữ khá phổ biến hiện nay nhưng để hiểu rõ nó được chia ra những thành phần nào thì các bạn sẽ thấy Trader rất đa dạng dựa trên nhiều yếu tố và các lĩnh vực mà các Trader tham gia khác nhau.
2.1 Phân loại Trader theo tổ chức quản lý
- Trader cá nhân: Những nhà đầu tư sử dụng tiền cá nhân để tham gia giao dịch, họ có toàn quyền quản lý, sử dụng và chịu trách nhiệm với tài sản của mình.
- Trader dại diện cho tổ chức: Những trader này có thể là chuyên viên tài chính, nhà đầu tư có kinh nghiệm hay công ty uỷ thác đầu tư. Họ sẽ làm việc cho tổ chức, dùng tiền của tổ chức để giao dịch và nhận lương như những công việc khác.
2.2 Phân loại Trader theo tài sản giao dịch
- Forex trader: Trader giao dịch tài sản là các cặp tiền tệ, dự đoán biến động giá của các cặp tiền ngoại hối để mua vào và bán ra, ăn chênh lệch.
- Stock trader: Trader giao dịch tài sản là các mã chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu, hợp đồng phái sinh.
- Crypto trader: Trader giao dịch tài sản là các đồng coin/token trên thị trường tiền điện tử đang phát triển mạnh những năm gần đây.
- Commodity trader: Trader giao dịch tài sản là các loại hàng hóa khác có trên thị trường truyền thống lâu đời.
2.3 Phân loại Trader theo trường phái giao dịch
Dựa vào phong cách phân tích và giao dịch trên thị trường, Trader được chia thành 4 loại sau:
- Trader phân tích cơ bản: Những trader này thường sử dụng các thông tin, tin tức thị trường để đưa ra các quyết định giao dịch.
- Trader phân tích kỹ thuật: Trader sử dụng các biểu đồ giá, chỉ báo kỹ thuật để phân tích và đặt lệnh.
- Trader phân tích vĩ mô: Trader này cũng khá giống với Trader phân tích cơ bản nhưng thường sử dụng những thông tin lớn trên thị trường và giao dịch đa dạng thị trường.
- Trader phân tích cảm tính: Trader dựa vào cảm tính cá nhân để đưa ra kết luận về thị trường và giao dịch theo chúng.
3. Công việc của một người làm nghề trader
Công việc chính của trader là giao dịch, nhưng để có thể đưa ra quyết định vào lệnh/đóng lệnh chính xác họ sẽ phải làm rất nhiều công việc khác. Những công việc này sẽ góp phần nâng cao xác suất chiến thắng trước khi đặt lệnh giao dịch.
- Đọc tin để nắm bắt tình hình thị trường hàng ngày
Các trader thường bắt đầu một ngày làm việc bằng việc đọc báo, tin tức về thị trường để đưa ra các nhận định, phân tích. Công việc này sẽ diễn ra thường xuyên với các trader giao dịch theo tin tức hoặc theo phân tích tổng hợp.
- Phân tích biểu đồ giá
Thay vì đọc tin tức như các nhà đầu tư theo trường phái phân tích cơ bản, những trader theo trường phái phân tích kỹ thuật sẽ bắt đầu ngày mới bằng việc phân tích biểu đồ giá, sử dụng các chỉ báo, mô hình giá, mô hình nến… cùng kỹ năng của mình để phân tích xu hướng thị trường và tìm tín hiệu giao dịch.
- Lập kế hoạch giao dịch
Các trader sau khi nắm bắt được xu hướng của thị trường sẽ lựa chọn sản phẩm và đưa ra kế hoạch giao dịch có khả năng thu về lợi nhuận cao nhất cho mình. Tùy theo chiến lược đầu tư ngắn hạn, dài hạn, biến động của thị trường, tài chính mà trader sẽ có kế hoạch khác nhau
- Đặt lệnh và quản lý lệnh
Tùy thuộc vào kế hoạch giao dịch, trader đặt lệnh mua hoặc bán và quản lý lệnh, chốt lãi, cắt lỗ trên các nền tảng giao dịch. Khi đặt lệnh trader cần căn đúng thời điểm để có thể thu về nhiều lợi nhuận nhất.
4. Các thị trường giao dịch của Trader
Thị trường tài chính ngày càng mở rộng, kéo theo đó Trader cũng có nhiều lĩnh vực để tham gia hơn.
- Ngoại hối (Forex)
Forex là một trong những thị trường giao dịch lớn nhất, với doanh thu hàng ngày ước tính vượt mức 5 nghìn tỷ USD. Tại thị trường Forex, trader sẽ thực hiện giao dịch mua bán các cặp tiền tệ và thu lợi nhuận từ sự chênh lệch giá khi mua vào và bán ra.
- Chứng khoán
Trong thị trường chứng khoán, trader sẽ phân tích và nghiên cứu các mã cổ phiếu, trái phiếu, hợp đồng phái sinh tiềm năng…Sau đó, đặt lệnh mua bán để thu lợi nhuận từ sự tăng giá của các tài sản đã mua.
- Tiền điện tử
Đối với thị trường này, trader sẽ tiến hành phân tích các dự án tiền ảo và đánh giá đồng coin/token nào có tiềm năng tăng giá trong tương lai. Sau đó, tiến hành mua, tích trữ và tiến hành bán ra khi đồng coin/token đó tăng giá.
- Hàng hóa
Thị trường hàng hoá là nơi giao dịch các loại hàng hóa như vàng, bạc, đồng, cà phê, bông… Thị trường này được đánh giá là khá an toàn và ổn định hơn rất nhiều so với chứng khoán. Trader có thể thực hiện mua bán hàng hóa thông qua các sàn giao dịch lớn.
- Thị trường khác
Ngoài các thị trường trên thì trader hoàn toàn có thể mở rộng danh mục đầu tư của mình với các kênh như chỉ số, năng lượng, quỹ CFD, EFT…Để thực hiện các giao dịch này trader cũng cần phải thông qua một đơn vị trung gian là các sàn giao dịch.
5. Ưu và nhược điểm của nghề trader
Trader hiện nay đang dần trở thành một nghề đối với giới trẻ ngày nay. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội thì ngành nghề này cũng tồn tại những rủi ro nhất định. Nên trước khi tham gia bất kể lĩnh vực gì các bạn cần biết đến Ưu và nhược điểm của chúng.
Ưu điểm của nghề trader
- Cơ hội kiếm tiền: So với các ngành nghề khác Trader có mức lợi nhuận mang lại rất lớn và không có giới hạn thu nhập tuỳ theo năng lực và vốn của bạn.
- Tự do và linh hoạt: Nếu như các ngành nghề khác có sự gò bó về thời gian, địa điểm làm việc, thì Trader lại linh động hơn rất nhiều bạn có thể giao dịch ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.
- Không cần bằng cấp: Với các nghề đặc thù như giáo viên, bác sĩ, kế toán…cần phải có thời gian học tập và bằng cấp. Nhưng với nghề trader, bằng cấp, chứng chỉ không phải là yếu tố bắt buộc.
Nhược điểm của nghề trader
- Rủi ro thua lỗ cao: Việc tham gia giao dịch sai dẫn đến thua lỗ không phải là điều hiếm gặp trong thị trường tài chính. Và từ những thua lỗ này có thể sẽ cuốn sạch tài sản của bạn đang có.
- Chưa được pháp luật bảo hộ: Hiện nay ở Việt Nam, thị trường ngoại hối và tiền điện tử vẫn chưa được pháp luật bảo hộ. Chính vì vậy, khi gặp các vấn đề tranh chấp, các trader sẽ phải tự gánh chịu hoàn toàn rủi ro.
- Bị lừa đảo: Trên thị trường tài chính, bên cạnh các sàn giao dịch uy tín thì cũng không ít sàn lừa đảo. Nếu không tỉnh táo, dính phải các sàn lừa đảo, trader có thể bị mất trắng số tiền đầu tư của mình.
6. Các yếu tố cần có để có thể theo nghề Trader
Bất cứ ai cũng có thể theo nghề Trader, tuy nhiên để theo con đường này một cách chuyên nghiệp thì bạn cần phải hội tụ được rất nhiều yếu tố.
- Có kiến thức, nền tảng tốt
Theo thống kê, có khoảng 80 – 90% trader khi tham gia thị trường thị trường gặp phải thua lỗ. Chính vì vậy, trước khi muốn trở thành trader chuyên nghiệp, bạn phải dành thời gian tìm hiểu thị trường, trao dồi kiến thức và tập luyện thường xuyên, nhất là chuẩn bị tâm lý trong trường hợp thua lỗ.
- Có nguyên tắc quản lý vốn chặt chẽ
Trader nên xây dựng cho mình nguyên tắc quản lý vốn thật chặt chẽ. Đặc biệt, đối với mỗi lệnh giao dịch trader cần phải tuân thủ đặt cắt lỗ, chốt lời để giảm thiểu rủi ro cho bản thân và mức lợi nhuận hợp lí.
- Kiểm soát tâm lý
Nếu không kiểm soát tâm lý tốt sẽ rất dễ dẫn đến Fomo (sợ bỏ lỡ cơ hội). Điều này cực kỳ nguy hiểm, vì đây là con đường ngắn nhất khiến trader bị cháy tài khoản.
Khi giao dịch hãy giữ cho mình có một cái đầu lạnh, luôn tỉnh táo để phát hiện các “bẫy” thị trường. Tuyệt đối không giao dịch theo cảm xúc hoặc chạy theo đám đông. Đồng thời hãy luôn chuẩn bị tâm lý thua lỗ.
- Có tài chính tốt
Tham gia giao dịch tài chính bạn không nên chỉ đầu tư duy nhất một sản phẩm, mà phải đa dạng hoá danh mục đầu tư để đề phòng rủi ro. Do vậy, hãy chuẩn bị cho mình nguồn lực tài chính thật tốt.
- Kiên nhẫn, chờ đợi
Nếu không biết kiên nhẫn, chờ đợi mà mua vào bán ra nhanh chóng chính là một kiểu Fomo. Do đó, trader cần phải rèn luyện tính kiên nhẫn, thường xuyên quan sát thị trường để phát hiện ra các dấu hiệu chính xác, hiệu quả nhất.
Kết Luận
Như vậy bài viết trên Tôi đã giúp bạn hiểu phần nào nghề Trader là gì? Công việc của một trader cũng như cơ hội và rủi ro đối với nghề trader. Nhìn chung, đây là một nghề tương đối hot và có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Bạn hãy tìm hiểu thật kỹ, biết đâu trong tương lai bạn sẽ trở thành một trader chuyên nghiệp, kiếm được khoản lợi nhuận khổng lồ.
💡
– Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày
– Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư