Giao dịch với vùng supply demand hay còn gọi là cung cầu, là phương pháp trading dựa trên ý tưởng đi tìm điểm mà tại đó thị trường sẽ giảm giá hay tăng giá cực mạnh, và các vùng này sẽ được đánh dấu là. Vùng supply demand. Vùng supply là vùng tại đó giá giảm điểm cực mạnh. Ngược lại, vùng demand là vùng tại đó giá tăng điểm cực mạnh.
💡
– Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày
– Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
* Ghi chú
Base Candle: Nến cơ sở, là nến có thân nhỏ, thân nến thường nhỏ hơn 50% toàn bộ cây nến
ERC Candle: Nến mở rộng, thường có thân nến dài, giá đóng cửa thường sát cao nhất/thấp nhất của cây nến.
RP level (Revesal Pattern) – Vùng cung/cầu đảo chiều
CP level (Continuation Pattern): Vùng Cung/Cầu tiếp diễn
PCP level (Potential Continuation Pattern): Vùng Cung/Cầu tiếp diễn tiềm năng
Arrival Zone: Vùng Cung/Cầu phá vùng Cầu/Cung đối diện + phá Trendline
HTF (High Time Frame): Khung thời gian lớn
LFT (Low Time Frame): Khung thời gian bé
High Curve/ Low Curve: Zone mạnh trên khung thời gian lớn
Nến OHCL: nến với đầy đủ các điểm: đóng cửa, mở cửa, cao nhất, thấp nhất
1. Khái nệm về Supply – Demand (Cung – Cầu)
Cung là khối lượng sẵn sàng để cung cấp tại 1 mức giá nhất định, Cầu là khối lượng mong muốn tại 1 mức giá nhất định
• Khi giá tăng, người bán muốn bán nhiều sản phẩm hơn, ta gọi là đường tổng cung
• Khi giá tăng, người mua sẽ muốn mua ít sản phẩm đó hơn, ta gọi là đường tổng cầu.
Nói cách khác, khi giá tăng thì cung tăng, cầu giảm và ngược lại.
Ví dụ minh họa: khi giá giảm từ P1 xuống P2, lượng cầu tăng từ Q1 lên Q2
Vậy :
Khi cung > cầu => Giá giảm
Khi cầu > cung => Giá tăng
Giá dịch chuyển trên các thị trường tài chính là do sự mất cân bằng giữa người mua và người bán … Tất cả những gì chúng ta cần phải làm đó là xác định đâu là vùng thể hiện sự mất cân bằng lớn và chúng ta đặt lệnh chờ ở đó để trade khi giá trở về vùng này .
Đây cũng là nguyên tắc cốt lõi của phương pháp giao dịch Supply Demand Trading.
2. Cấu tạo của SDz:
SDz được tạo thành bởi 2 đường là đường mép gần (Proximal line) và đường mép xa (Distal line). Hiểu đơn giản đường mép gần là đường gần mức giá hiện tại hơn, đường mép xa là đường xa mức giá hiện tại hơn.
Đường mép gần của vùng cung dùng để đặt lệnh Sell Limit, đường mép gần của vùng cầu dùng để đặt lệnh Buy limit
Đường mép xa của vùng cung dùng để đặt Stop Loss của lệnh Sell Limit (Stop loss cần thêm phần đệm, sẽ viết chi tiết trong các phần sau), đường mép xa của vùng cầu dùng để đặt Stop Loss của lệnh Buy Limit (Stop loss cần thêm phần đệm, sẽ viết chi tiết trong các phần sau),
Với giao dịch theo cung cầu, chúng ta chỉ sử dụng duy nhất lệnh Limit (Buy limit và Sell limit), chúng ta chờ các vùng cung cầu đẹp xuất hiện và đặt lệnh, nếu không có vùng cung cầu đẹp, chúng ta chỉ có thể chờ, trong trading chúng ta có 10% buy, 10% sell, và 80% chờ đợi, việc bạn hiểu được giá trị của việc chờ đợi là vô cùng quan trọng quyết định thành công của bạn trong nghề này.
2.1 Hai loại nến cần nhớ
Trước tiên để hiểu cách vẽ vùng cung cầu, chúng ta cần phân biệt 2 loại nến
– Base Candle – Nến cơ sở : là những cây nến nhỏ, thường có thân nến nhỏ hơn hoặc bằng 50% toàn bộ cây nến.
ERC Candle – Nến mở rộng : những cây nến lớn, thường có thân nến lớn hơn hoặc bằng 80% toàn bộ cây nến, hay nói cách khác, nó là các Bullish Engulfing, Bearis Engulfing.
2.2 Hai vùng cầu
– Hai vùng cầu là : Drop – Base – Rally và Rally – Base – Rally
2.2 Hai vùng cung
Hai vùng cung là : Drop – Base – Drop và Rally – Base – Drop
3. Hướng dẫn vẽ Supply and Demand Zone
– Khi chỉ có một cây nến trong vùng base Thì cây nến đó chính là base
– Khi có nhiều hơn 1 cây nến trong base thì bất cứ cây nến nào có thân nến bé hơn 50% toàn bộ nến thì được tính là một phần của base
– Khi nến có thân 10% L 1 và L 2 được vẽ trên đỉnh vàđuôi nến nếu không thì L 1 được vẽ ở điểm mở cửa đóng cửa của nến và L 2 được vẽ ở điểm kết thúc của nến
Để xác định Demand Zone. chúng ta bắt đầu từ giá hiện tại nhìn qua bên trái đến khi gặp được một cây nến mạnh (ERC) và sau đó thì kiếm base ở gần cây nến ERC này . Đó chính là vùng cầu
Ví dụ :
Supply Zone : Chúng ta sẽ lấy vùng thân nến bên trên đến hết phần đuôi nến phía dưới để vẽ
Demand Zone : Chúng ta sẽ lấy vùng thân nến bên dưới đến hết phần đuôi nến phía trên để vẽ:
4. Làm sao vẽ các vùng một cách nhất quán và cố định
4.1 Base tạo thành khi :
– Để vẽ vùng cung cầu theo một cách nhất quán thì chúng ta cần phải biết các vùng này được tạo thành bởi cái gì
– SDz luôn được tạo thành bởi 2 chân một chân vào và một chân ra
– Cần đặc biệt chú ý đến chân thứ 2 chúng ta luôn tìm kiếm một cây nến mạnh. Một cây nến có chiều dài vượt trội và có thân nến chiếm gần hết cây ERC
– Bất kể là ở khung thời gian nào trong vùng base chỉ có tối đa 6 cây nến
– Khi có nhiều hơn 1 cây nến Những cây nến có thân 50% được coi là một phần của base
4.2 Base không được tạo thành khi :
– Chỉ có một cây nến doji
– Có nhiều hơn 6 cây nến
– Những cây nến tạo thành mô hình bậc cầu thang stairsteps
– Những cây nến wick
Trên đây là định nghĩa và hướng dẫn vẽ vùng cung cầu đầy đủ, chúng ta học kỹ phần này rồi tới phần 2 tìm các vùng cung cầu mạnh và phần 3 sẽ hướng dẫn giao dịch theo cung cầu.
Lưu ý :
1. Tất cả bài viết trên đều là những kinh nghiệm mà đội ngũ admin đã từng trải qua, nó có thể đúng với đội ngũ chúng tôi hoặc đại đa số kiến thức chung, nhưng chưa chắc đã phù hợp với bạn. Để biến kiến thức của người khác thành kiến thức của bản thân thì bạn cần học KIẾN THỨC ĐÚNG và SUY NGẪM, RÈN LUYỆN thật kỹ.
2. Mọi bài viết mang tính chất tham khảo, không phải lời khuyên đầu tư.
3. Luôn tuân thủ nguyên tắc quản lý vốn.
💡
– Các bài viết và nhận định thị trường của Mạnh Quang (Bét Chây): Tại đây