Bear Trap là gì? Cách nhận biết Bear Trap và phòng tránh bẫy giảm giá

💡

Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Trong một xu hướng tăng, khi giá bắt đầu phá vỡ ngưỡng hỗ trợ, nhiều nhà đầu tư cho rằng thị trường sắp đảo chiều giảm nên nhanh chóng vào lệnh Sell để đón đầu xu hướng.

Tuy nhiên, giá chỉ giảm xuống một chút sau đó nhanh chóng quay đầu tăng trở lại để tiếp tục xu hướng tăng ban đầu. Lúc này trader đã dính bẫy Bear Trap và dẫn đến thua lỗ.

Bẫy giảm giá Bear Trap có thể xảy ra trong bất kỳ giai đoạn nào và bất cứ thị trường tài chính nào, không chỉ riêng Forex. Vì vậy, trader cần phải hết sức cẩn thận để không dính phải nó.

Bear Trap là gì? Cách nhận biết Bear Trap và phòng tránh bẫy giảm giá

Có 3 mẫu hình thái Bear Trap phổ biến như sau:

  1. Loại 1: Xuất hiện một cây nến giảm thân lớn phá vỡ vùng hỗ trợ và đóng cửa dưới vùng này. Cây nến thứ 1, 2 sau nến phá vỡ là nến tăng bên trên mức hỗ trợ.
  2. Loại 2: Nến break out khỏi hỗ trợ nhưng sau đó nhanh chóng rút râu, đóng cửa bên trên mức mở cửa tạo thành nến tăng.
  3. Loại 3: Kết hợp của 2 trường hợp trên. Tức là sẽ có một cây nến giảm dài phá vỡ hỗ trợ và đóng cửa bên dưới hỗ trợ. Cây nến thứ 2 cũng phá vỡ hỗ trợ nhanh chóng rút râu, đóng cửa bên trên mức mở cửa tạo thành nến tăng.

Beartrap xảy ra khi nào?

Việc nhận biết được chính xác khi nào bear trap xảy ra sẽ giúp nhà đầu tư có những biện pháp phòng tránh kịp thời, bảo vệ tài sản của mình được an toàn trước rủi ro có thể xảy ra. Sau đây là một vài trường hợp bear trap thường xảy ra, nhà đầu tư cần phải lưu tâm.

1. Thị trường bị các cá mập lớn thao túng

Các nhà đầu tư sở hữu số lượng vốn lớn có khả năng tạo nên tín hiệu giảm giá giả thông qua việc đặt lệnh mua bán ảo hoặc tung ra các tin tức bất lợi. Điều này tạo nên cung – cầu thị trường giả, đẩy giá cặp tiền xuống thấp khiến các nhà đầu tư nhỏ lẻ, chưa có kinh nghiệm nhận định sai, đặt lệnh bán.

=> Lúc này, các cá mập lớn có thể mua được số lượng tài sản với giá thấp, chờ cơ hội bán ra với giá cao.

2. Khi các nhà đầu tư chốt lời

Bear trap còn có thể xảy ra khi một số lượng lớn các nhà đầu tư chốt lời do nhận thấy thị trường đã tăng lên đủ mạnh hoặc sau một đoạn tăng dài cần nghỉ ngơi. Điều này tạo nên hiện tượng điều chỉnh giá trong tạm thời.

Ngoài ra, trong các dịp lễ, tết các nhà đầu tư đều đồng loạt đóng lệnh cũng khiến giá điều chỉnh tạm thời. Tuy nhiên, sau thời gian này, thị trường sẽ tăng giá trở lại, theo đúng xu hướng ban đầu.

3. Do tin tức, sự kiện

Trước khi công bố tin tức, sự kiện lớn nhà đầu tư thường có xu hướng thoát bớt lệnh để đề phòng rủi ro. Điều này cũng khiến giá bị điều chỉnh tạm thời. Và khi có tin tức, sự kiện xấu tung ra nhiều nhà đầu tư sẽ rơi vào trạng thái bi quan và chốt lời khiến giá cũng sẽ giảm một thời gian.

Dấu hiệu nhận biết Bear Trap

Nhận biết chính xác dấu hiệu của bear trap giúp các nhà đầu tư tránh được bẫy giảm giá của thị trường, từ đó đưa ra quyết định giao dịch đúng đắn nhất. Dưới đây là một số dấu hiệu cơ bản của bear trap:

Bear Trap là gì? Cách nhận biết Bear Trap và phòng tránh bẫy giảm giá

Thông thường khi giá breakout khỏi hỗ trợ và chuẩn bị đảo chiều thì khối lượng giao dịch cũng theo đó mà tăng lên. Tuy nhiên, nếu như thị trường đang trong xu hướng tăng sau đó đổi hướng nhưng khối lượng giao dịch vẫn không đổi hoặc thấp thì đây chính là một dấu hiệu của bẫy giảm giá bear trap, nhà đầu tư cần phải cẩn thận.

2. Nhận biết bear trap thông qua tín hiệu phân kỳ

Bear Trap là gì? Cách nhận biết Bear Trap và phòng tránh bẫy giảm giá

Ngoài dựa vào thông tin về khối lượng thì các nhà đầu tư cũng có thể nhận biết dấu hiệu của bear trap thông qua việc xác định phân kỳ giữa đường giá với chỉ báo. Cụ thể ở đây nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ báo RSI. Thông thường, nếu giá đảo chiều thì tại vùng này sẽ xảy ra tín hiệu phân kỳ (giá đi xuống nhưng RSI đi lên)

Ngoài tín hiệu phân kỳ, trader có thể tham khảo tín hiệu RSI đi vào vùng quá bán. Khi này giá sẽ không thể giảm tiếp mà sẽ quay đầu tăng thuận theo xu hướng cũ.

3. Nhận biết thông qua mức Fibonacci

Bear Trap là gì? Cách nhận biết Bear Trap và phòng tránh bẫy giảm giá

Thông thường, khi thị trường có xu hướng đảo chiều, mức Fibonacci quan trọng sẽ bị phá vỡ. Nếu bạn nhận thấy thị trường có tín hiệu đảo chiều nhưng mức Fibonacci không bị phá vỡ thì đây rất có thể chỉ là một tín hiệu giả. Bạn hãy thật cẩn thận nhé!

4. Dựa vào các tin tức

Như đã chia sẻ ở trên thì bear trap có thể xuất hiện trước một sự kiện lớn hoặc khi có tin tức, sự kiện xấu. Do vậy, để đề phòng bear trap trader cần phải thường xuyên theo dõi lịch kinh tế. Nếu thấy một tin tức xấu được tung ra nhưng cộng đồng có thái độ khá tích cực thì đây cũng có thể là bear trap.

Cách phòng tránh bẫy Bear Trap

Tương tự như bull trap thì bear trap chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn. Khi bear trap xảy ra, thua lỗ là điều khó tránh khỏi đặc biệt là đối với những nhà đầu tư lựa chọn mức đòn bẩy tài chính quá cao. Chính vì vậy, để chủ động hơn, bạn nên có những biện pháp phòng tránh bear trap hiệu quả. Cụ thể:

1. Trang bị nền tảng kiến thức đầy đủ

Khi tham gia đầu tư, việc các trader cần làm đầu tiên đó là chuẩn bị đầy đủ những kiến thức để phân tích thị trường một cách chính xác nhất, hạn chế rủi ro và tránh các bẫy hiệu quả.

2. Tìm hiểu thị trường thật kỹ

Thị trường forex luôn biến động không ngừng, đôi khi chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể khiến giá của các cặp tiền lên xuống. Chính vì vậy, các nhà đầu tư trước khi giao dịch cần tìm hiểu thị trường thật kỹ.

bên cạnh đó, phải kết hợp sử dụng nhiều công cụ để phân tích như phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật, các chỉ báo, chỉ số…để nhận biết chính xác đâu là tín hiệu đảo chiều, đâu chỉ là một bẫy giảm giá.

3. Có kế hoạch quản lý vốn hiệu quả

Trong quá trình giao dịch forex, đây là nguyên tắc mà các nhà đầu tư cần phải lưu ý. Cụ thể, các nhà đầu tư nên lựa chọn mức đòn bẩy tài chính phù hợp, nếu chưa chắc chắn thì không nên sử dụng mức đòn bẩy quá cao. Bên cạnh đó, các trader cũng luôn nhớ phải đặt mức cắt lỗ stop loss, chốt lời (Take Profit) để hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

Kết luận

Trên thực tế, Bear Trap là một điều mà bất cứ trader nào cũng gặp ít nhất một lần trong sự nghiệp đầu tư của mình. Mong rằng qua bài viết trader đã hiểu bear trap là gì, biết cách nhận biết và phòng tránh.

Việc nhận biết và phòng tránh bear trap sẽ không quá khó nếu bạn dành thời gian phân tích, vì vậy, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ để đạt hiệu quả hơn trong các giao dịch nhé. Chúc bạn may mắn và thành công!

💡

– Các bài viết và nhận định thị trường của Mạnh Quang (Bét Chây): Tại đây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!