Chắc là anh em hầu như ai cũng biết đến việc “Dời dừng lỗ về hòa vốn”. Đây là một thủ thuật để quản trị rủi ro trong giao dịch khi chúng ta xóa bỏ hoàn toàn những yếu tố có thể khiến cho chúng ta “mất tiền”. Vậy thì bài viết sau đây sẽ chỉ ra một chút sai lầm trong việc “dời dừng lỗ” của chúng ta mà theo mình anh em nên xem xét!
Thắt chặt mức dừng lỗ là một khái niệm quản lý rủi ro quan trọng, nhưng việc dời nó về hòa vốn mà không có bất cứ lý do kỹ thuật đằng sau thể hiện sự chủ quan trong việc ra quyết định của bạn, có khả năng ngăn cản việc đạt được lợi nhuận về lâu dài.
Một số nhà giao dịch thiếu kinh nghiệm không biết rằng những tổn thất nhỏ là điều bình thường và sẽ làm mọi cách để tránh chúng. Chính vì thế, có một điều kỳ lạ mà họ vẫn thường làm đó chính là điều chỉnh mức dừng lỗ từ vị trí ban đầu thành hòa vốn ngay khi giao dịch có lãi mà không có bất kỳ lý do nào. Họ đơn giản chỉ nghĩ rằng họ không thể mất tiền, và kết quả tồi tệ nhất họ nhận được sẽ chỉ là hòa vốn.
Trên thực tế, giảm thiểu rủi ro một cách nhanh chóng và dời dừng lỗ về điểm mức hòa vốn là điều mà nhiều khóa học và những nhà đào tạo khuyên mọi người nên làm, nhưng họ đã đưa ra lời khuyên này mà không giải thích cách thức cũng như không thảo luận đầy đủ về hậu quả đi kèm của nó.
Đi vào chi tiết:
Hãy nghĩ một chút về điều này.!
Giả sử bạn đang mua cổ phiếu Apple (AAPL) ở mức hỗ trợ 150$ dựa trên các phân tích và hệ thống giao dịch của mình, với mức dừng lỗ ngay dưới 149$ và mục tiêu giá ở 152$.
Giá cổ phiếu AAPL nhanh chóng tăng lên 150,70 $. Lúc đó trong đầu bạn chỉ hiện lên 3 chữ “Thật tuyệt vời!”, bạn quyết định dời điểm dừng lỗ (SL) của bạn về hòa vốn (BE), không phải vì bất kỳ tín hiệu kỹ thuật nào mà chỉ bởi vì bạn không muốn mất tiền cho giao dịch này.
Thật tồi tệ, giá cổ phiếu đã quay trở lại giao dịch ở mức 149,93$ trước khi đạt được mục tiêu mà bạn ước lượng ở 152$. Giá đã chạm mục tiêu, nhưng nó đã bỏ rơi bạn vì lệnh dừng lỗ điều chỉnh của bạn đã được kích hoạt.
Điều mà bạn vừa thực hiện trên đây là bạn đã bán cổ phiếu của mình tại hỗ trợ 150$. Hãy nghĩ về điều đó: Bạn đã bán tại hỗ trợ!. Thay vì làm việc đó, bạn nên mua nó ở hỗ trợ và bán ở kháng cự chứ?
Tất nhiên, điều quan trọng là giảm rủi ro và điều chỉnh mức dừng lỗ của bạn khi giao dịch đi theo hướng có lợi, nhưng bạn chỉ nên làm điều này nếu nó có ý nghĩa thực tế từ quan điểm kỹ thuật. Ví dụ, nếu giá cổ phiếu Apple tiếp tục tăng trưởng, hồi quy và tạo một đáy mới cao hơn 150,20$, trước khi phá vỡ lên trên đỉnh trước đó là 150,70$, thì việc thắt chặt dừng lỗ về điểm hòa vốn hoặc cao hơn một chút sẽ mang rất nhiều ý nghĩa. Khi đó, 150,2$ sẽ trở thành hỗ trợ mới và việc dời dừng lỗ về đó là một điều đương nhiên.
Để minh họa chính xác những gì tôi muốn nói và cũng để bạn tránh mắc phải lỗi này, hãy xem xét ví dụ về chỉ số S&P 500 trong hình bên trên,. Trong ví dụ này, hợp đồng tương lai S&P 500 đã tạo ra một cây nến nhấn chìm tăng lớn vượt lên trên mức giá đóng cửa của ngày hôm trước, nó báo hiệu một sự đảo ngược trong xu hướng. Giả sử bạn là một tín đồ price action và bạn quyết định mua vào ngày hôm sau tại giá mở cửa ở 2.471.
Trong trường hợp này, mức dừng lỗ ban đầu nằm dưới mức nến nhấn chìm tăng ở mức 2.316, mục tiêu giá là 2.729, chúng ta sẽ có một tỷ lệ R/R phù hợp là 1: 2. Trong ba ngày tới, thị trường tiếp tục tăng và bạn quyết định giảm thiểu rủi ro cho giao dịch này. Vị trí chính xác để dời điểm dừng lỗ sẽ nằm bên dưới ngọn nến được hình thành sau cây cặp nến nhấn chìm tăng, ở 2.394. Tuy nhiên, bạn lại quyết định dời stoploss về hòa vốn, để bạn không mất gì trong giao dịch này rủi như thị trường đảo chiều trở lại. Ngạc nhiên thay, thị trường giống như có mắt, nó quay trở lại và kích hoạt lệnh dừng lỗ đã được điều chỉnh. Sau đó bật nảy mạnh và tiến về phía mục tiêu dự định, để rồi cuối cùng đạt được mục tiêu một tháng sau đó. Vì vậy, sai lầm của bạn ở đây là bán ngay tại hỗ trợ mặc dù xu hướng tăng đã xuất hiện trên khung thời gian ngày. Bạn đã không nghĩ về điều này khi điều chỉnh mức dừng lỗ.
Tất nhiên, ví dụ này dựa trên khung thời gian ngày và mức dừng lỗ khá rộng cho một giao dịch khiến nhiều người sẽ cảm thấy không thoải mái với điểm dừng lỗ đó. Tuy nhiên, ngay cả khi điều này diễn ra trên một khung thời gian nhỏ hơn, chẳng hạn như H1 và với một mức dừng lỗ ngắn hơn, vẫn sẽ có nhiều người hành động như vậy.
💡
– Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày
– Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
Đừng giới hạn lợi nhuận của bạn:
Thắt chặt mức dừng lỗ là một khái niệm quản lý rủi ro quan trọng nhưng việc dời nó về điểm hòa vốn mà không có bất cứ lý do kỹ thuật nào đi kèm sẽ khiến nó trở nên dở tệ, vì thông thường, vị trí mà bạn mua vào về mặt lý thuyết là một ngưỡng hỗ trợ. Vậy tại sao chúng ta lại bán nó ở đó?
Vì thế, khi dời điểm dừng lỗ về ngưỡng hòa vốn, chúng ta nên chắc chắn rằng giá đã phải tăng trưởng đồng thời tạo được một đáy cao hơn so với điểm vào lệnh. Và nếu giá phá vỡ xuống dưới đáy đó, đồng thời chạm vào điểm dừng lỗ thì chúng ta mới chấp nhận là giao dịch không đi đúng hướng. Đó là một cách khách quan hơn để biết rằng xu hướng tăng đã kết thúc. Còn khi bạn điều chỉnh điểm dừng lỗ mà không có bất kỳ lý do kỹ thuật nào đi kèm, bạn đang vấp phải một sự chủ quan trong việc ra quyết định và ngăn bản thân khỏi việc kiếm lợi nhuận cao.
💡
– Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày
– Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư