Dark Cloud Cover(mô hình nến Mây đen che phủ) là mô hình nến đảo chiều phổ biến, xuất hiện thường xuyên trên thị trường forex. Đây là một trong những tín hiệu đảo chiều giảm giá đáng tin cậy. Đặc điểm nhận dạng và cách giao dịch với mô hình nến Dark Cloud Cover sẽ được Giao Lộ Đầu Tư hướng dẫn chi tiết qua bài viết dưới đây.
💡
– Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày
– Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
Dark Cloud Cover là gì?
Dark Cloud Cover Pattern, có tên Tiếng Việt là mô hình nến mây đen che phủ, là một trong những mô hình nến Nhật báo hiệu xu hướng sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm. Mô hình này thường xuất hiện ở cuối các xu hướng tăng và là tín hiệu cảnh báo giá sẽ giảm mạnh trong tương lai. Đây được coi là mô hình nến Bearish Engulfing (nhấn chìm giảm) không hoàn hảo.
Mô hình nến này được cấu tạo từ một cây nến tăng giá mạnh (màu xanh) và một cây nến giảm mạnh (màu đỏ). Trên thực tế, các nhà đầu tư nên thực hiện giao dịch khi giá vẫn giảm ở cây nến thứ 3, bởi lúc này xu hướng giảm giá mới được xác nhận chính xác. Rất nhiều trader đã sử dụng thành công mô hình này để vào lệnh bán (SELL).
Đặc điểm của mô hình nến mây đen che phủ
Một chuyên gia nổi tiếng về Nến Nhật- Steve Nison cho rằng khi sử dụng mô hình nến để xác định xu hướng thị trường, có thể chỉ cần xác nhận bởi một vài cây nến tín hiệu. Thật vậy, tín hiệu đảo chiều phát ra từ Dark Cloud Cover đều bắt nguồn từ đặc điểm của mô hình. Cụ thể:
- Cây nến thứ nhất trong mô hình là nến tăng lớn (nến xanh) với phần thân dài.
- Cây nến thứ hai là nến giảm (nến đỏ) có giá đóng cửa nằm ở dưới 50% thân nến 1.
- Giá mở cửa của nến 2 không nhất thiết phải nằm phía trên giá đóng cửa của nến 1.
- Mô hình thường xuất hiện ở đỉnh một xu hướng tăng giá, báo hiệu xu hướng tăng đã kết thúc để chuẩn bị cho một xu hướng đảo chiều diễn ra.
Cách giao dịch với mô hình nến Dark Cloud Cover
Sau khi đã nắm được các đặc điểm nhận dạng của mô hình nến mây đen che phủ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách thức giao dịch với mô hình nến này để thu được mức lợi nhuận tối đa, đồng thời quản lý rủi ro hiệu quả. Cụ thể, khi gặp mô hình này các trader có thể thực hiện chiến lược giao dịch sau đây:
1. Bước 1: Xác định khung thời gian giao dịch
Trước khi tìm kiếm điểm vào lệnh hợp lý, các trader nên tìm hiểu các khung thời gian phù hợp để giao dịch với mô hình mây đen che phủ. Cụ thể:
- Khung thời gian M1 (1 phút): Đây là khung thời gian phổ biến trong giao dịch ngoại hối vì giá dao động mạnh và phí spread thấp. Với khung thời gian này nhà đầu tư nên áp dụng với những cặp tỷ giá biến động mạnh như: EUR/USD, GBP/USD, vàng… Đây cũng là khung thời gian phù hợp với những scalper, tiến hành giao dịch với thời gian cực ngắn.
- Khung thời gian M5 – H1 (5 phút – 1 giờ): Phù hợp với các nhà đầu tư giao dịch trong ngày – day trader và được áp dụng với mọi cặp tỷ giá. Mức lợi nhuận kỳ vọng tối thiểu khi giao dịch trong khung này là 20pips.
- Khung thời gian H4 (4 giờ): Phù hợp với các Swing trader và mức sinh lời mục tiêu trong khung thời gian này nằm trong khoảng 100 đến 250 pips. Các trader có thể hold lệnh qua đêm.
- Khung thời gian D1 (1 ngày): Đây là khung thời gian mang lại lợi nhuận tối ưu nhất cho các trader, mục tiêu kỳ vọng là từ 500 đến 1000 pip.
Theo kinh nghiệm của những nhà đầu tư chuyên nghiệp thì khung thời gian H4 và D1 là hợp lý và ít rủi ro nhất.
2. Bước 2: Xác định điểm vào lệnh
Mô hình Dark Cloud Cover là tín hiệu dự báo xu hướng giảm giá, do đó khi mô hình xuất hiện là cơ hội thích hợp để các trader thực hiện bán ra. Để xác định các điểm entry, stop loss và take profit lý tưởng, các bạn có thể tham khảo theo hướng dẫn dưới đây:
Có 2 cách vào lệnh khi giao dịch với mô hình mây đen che phủ:
- Điểm entry tiêu chuẩn: vào lệnh SELL ngay khi mô hình được hoàn thành, tức là tại mức giá thấp nhất của cây nến thứ 2
- Điểm entry thứ hai: chờ thêm cây nến tiếp theo (sau cây nến thứ 2) xuất hiện, nếu nó là nến giảm và phá vỡ đáy của mô hình thì các trader có thể vào lệnh SELL ngay tại điểm break out.
Nhìn chung, cách vào lệnh thứ 2 an toàn và ít rủi ro hơn nhưng tỷ lệ R:R (risk: return) lại không cao như cách thứ nhất.
3. Bước 3: Tìm điểm stop loss và take profit
- Điểm cắt lỗ: Stop loss tại đỉnh gần nhất trước khi xu hướng bắt đầu giảm giá
- Điểm chốt lời: Tại vị trí giá giảm xuống chạm tới ngưỡng hỗ trợ,
Lưu ý khi sử dụng nến Dark Cloud Cover
Về cơ bản, tín hiệu đảo chiều giảm phát ra từ mô hình Mây đen che phủ được đánh giá là không mạnh bằng mô hình nhấn chìm giảm (bearish Engulfing). Do đó, để tránh mắc một số sai lầm cơ bản khi giao dịch, các nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:
– Volume giao dịch tại thời điểm mở phiên của cây nến thứ 2 tương đối lớn. Nguyên nhân vì một bộ phận lớn các trader đã sập bẫy nhưng vẫn có thể thoát lệnh.
– Nến đỏ (nến 2) có xu hướng lùi sâu xuống nến tăng (nến 1) nên phần trăm đỉnh bị phá vỡ là rất lớn.
– Thực tế, khi mô hình dark cloud cover được hình thành, thị trường vẫn đang dao động trong xu hướng tăng.
– Mô hình Mây đen che phủ sẽ phát huy hiệu quả cao nhất khi đường giá di chuyển vào vùng quá mua. Khi đó, các nhà đầu tư nên sử dụng kết hợp các chỉ báo kỹ thuật khác như chỉ báo Stochastic, RSI… để tăng cao độ chính xác cho giao dịch.
– Đặc biệt khi mô hình xuất hiện ở khu vực kháng cự, tín hiệu đảo chiều giảm giá tỏ ra cực kỳ đáng tin cậy và an toàn.
– Không nên thực hiện giao dịch với mô hình Dark cloud cover khi giá đang trong giai đoạn sideway (đi ngang) hoặc không có xu hướng rõ ràng.
Kết luận
Như vậy, bài viết trên đã hệ thống đầy đủ những kiến thức trọng tâm liên quan đến mô hình nến Dark cloud cover. Nhờ vào tín hiệu cảnh báo đảo chiều sớm của mô hình, các trader có thể dễ dàng đưa ra quyết định vào lệnh và thoát lệnh chuẩn xác. Vậy nên, hãy không ngừng học hỏi và trau dồi thêm kiến thức cũng như kinh nghiệm giao dịch cho bản thân, thành công sẽ đến với bạn. Nhà tỷ phú vĩ đại Warren Buffett từng nói rằng “Cách tốt nhất để đạt được sự giàu có là luôn trả tiền trước cho bản thân.”
💡
– Các bài viết và nhận định thị trường của Mạnh Quang (Bét Chây): Tại đây