Trendline (đường xu hướng) là khái niệm đơn giản và cơ bản nhất của phân tích kỹ thuật. Nghịch lý thay, nó cũng là một trong những công cụ hiệu quả nhất. Vì hầu hết tất cả các mô hình giá đều cần đến đường trendline, nên nó cũng là thành phần cơ bản trong các mô hình.
Bây giờ, chúng ta sẽ cùng thảo luận đường trendline là gì, cách sử dụng nó và cách xác định xem nó có hoạt động hay không.
Đường trendline là gì?
Đường trendline là một đường thẳng nối các đáy trong một thị trường đang tăng hoặc các đỉnh trong một thị trường đang giảm.
Đường kết nối các mức đáy được gọi là đường trendline tăng và đường kết nối các mức đỉnh được gọi là đường trendline giảm,
Để vẽ đường trendline giảm, chúng ta sẽ nối đỉnh đầu tiên với đỉnh thứ hai tiếp theo. Khi giá phá vỡ đường trendline đó, đây là dấu hiệu cho thấy xu hướng có thể sắp thay đổi.
Nguyên tắc tương tự cũng áp dụng với một đường trendline tăng.
Làm sao để vẽ một đường trendline?
Để một đường trendline được hình thành, nó phải kết nối các mức đỉnh hoặc đáy trước đó. Nếu không thì sẽ chẳng có đường xu hướng nào cả.
Đường trendline quan trọng là đường kết nối mức đáy đầu tiên của xu hướng giảm với mức đáy trung gian đầu tiên.
Trong ví dụ bên dưới, đường trendline không đặc biệt dốc (góc của nó tương đối nhỏ, và các góc này rất quan trọng trong một đường trendline). Thật không may, giá sau đó đã tăng mạnh sau mức đáy thứ hai (second low).
Trong tình huống như thế này, tốt nhất bạn chỉ cần vẽ lại đường trendline khi giá di chuyển ra xa hơn. Đây được gọi là đường trendline mới và nó phản ánh xu hướng thay đổi tốt hơn nhiều. Đường này sẽ là đường trendline thứ cấp. Vâng, các đường trendline giảm được vẽ theo cách tương tự, nhưng ngược lại.
Vì xu hướng có thể đi ngang nên đường trendline cũng hoàn toàn được vẽ theo chiều ngang. Điều này thường xảy ra khi chúng ta tìm thấy các mô hình giá như “Vai-Đầu-Vai” (phần đường viền cổ) hoặc mô hình tam giác (phần viền trên và viền dưới). Trong những mô hình như vậy, nếu đường trendline bị cắt ngang thì đó là dấu hiệu cho thấy xu hướng sắp thay đổi. Điều tương tự cũng đúng với xu hướng tăng và giảm.
Điều quan trọng đó là bạn phải nhận ra rằng, việc vẽ đường trendline là vấn đề mang tính trực giác hơn là áp dụng một bộ quy tắc quá nghiêm ngặt.
Một cú phá vỡ khỏi đường trendline có thể chỉ ra sự đảo chiều hoặc tích luỹ.
Việc hoàn thành một mô hình giá có thể cho thấy:
- Một cú đảo chiều khỏi xu hướng trước đó, hay còn gọi là mô hình đảo chiều;
- Một đợt tiếp diễn xu hướng trước đó, hay còn gọi là mô hình tiếp diễn hoặc mô hình tích luỹ.
Tương tự, một cú phá vỡ khỏi đường trendline có thể chỉ ra sự đảo chiều xu hướng hoặc tiếp diễn xu hướng.
Ví dụ minh hoạ về đường trendline
Trong trường hợp này, đường trendline nối đỉnh này đến đỉnh khác của một xu hướng giảm, đã bị phá vỡ. Đỉnh thứ tư sẽ là điểm cao nhất của xu hướng giảm, do đó, một cú phá vỡ lên phía trên đường trendline trong trường hợp này sẽ cho thấy sự bắt đầu của một xu hướng tăng.
Trong hình trên, chúng ta lại thấy một xu hướng tăng và một cú phá vỡ khỏi đường trendline, nhưng tín hiệu này có một kết quả hoàn toàn khác. Nguyên nhân là do đường trendline bị phá vỡ khiến xu hướng tiếp diễn, nhưng ở một tốc độ chậm hơn nhiều. Kịch bản thứ ba là khi giá đi vào giai đoạn tích luỹ (đi ngang) thay vì đảo chiều như trong hình. Theo đó, khi một đường trendline bị phá vỡ, đó là dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy xu hướng đảo chiều. Một xu hướng sau khi tăng hoặc giảm, cuối cùng sẽ phải đảo chiều, hoặc là đi ngang.
💡
– Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày
– Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
Thật không may, trong hầu hết các trường hợp, chúng ta không thể biết chính xác điều gì sẽ xảy ra sau khi đường trendline bị phá vỡ. Tuy nhiên, có thể có một số manh mối khá tốt, chẳng hạn như góc của đường trendline.
Các đường trendline có góc nhọn sẽ kém ổn định hơn, nên cú phá vỡ khỏi chúng thường dẫn đến cấu trúc thị trường đi ngang hơn là đảo chiều. Ngoài ra, cú phá vỡ khỏi đường trendline thường xảy ra khi một mô hình giá đã hình thành thành công ngay lúc đó hoặc ngay trước đó.
Đường trendline mở rộng
Khi thấy đường trendline bị phá vỡ, nhiều người mới bắt đầu sẽ tự động kết luận rằng xu hướng sắp thay đổi và ngay lập tức quên mất đường đó. Xét cho cùng, một đường trendline mở rộng có thể cũng quan trọng như cú phá vỡ khỏi nó. Ví dụ: Nếu một đường trendline tăng bị phá vỡ, giá thường sẽ quay trở lại đường đó nhưng muộn hơn. Đây còn được gọi là hiện tượng “throwback”.
Tầm quan trọng của đường trendline
Vậy, chúng ta đã hiểu rằng, một cú phá vỡ khỏi đường trendline sẽ dẫn đến một pha đảo chiều xu hướng hoặc làm xu hướng chậm lại. Tất nhiên, không phải lúc nào cũng có thể nói chính xác điều gì xảy ra ở đó, nhưng chúng ta cần phải hiểu mức độ hiệu quả của một cú phá vỡ đường trendline nói chung.
Tầm quan trọng của sự kiện này phụ thuộc vào 3 yếu tố sau:
1. Độ dài của đường trendline
Đường trendline được sử dụng để đo lường xu hướng. Đường này càng dài thì xu hướng càng dài và đường này càng trở nên quan trọng đối với chúng ta.
Nếu các đỉnh thấp dần nối tiếp nhau trong 3-4 tuần thì đường trendline như vậy sẽ ít có giá trị hơn. Nếu đường trendline kéo dài 1-3 năm thì cú phá vỡ khỏi nó là cực kỳ quan trọng đối với chúng ta.
Một cú phá vỡ khỏi đường trendline cũ là rất quan trọng, đó là một tín hiệu mạnh mẽ. Còn cú phá vỡ khỏi đường trendline tương đối mới là một tín hiệu ít quan trọng hơn.
2. Số lần chạm hoặc tiếp cận đường trendline
Giá càng chạm hoặc tương tác nhiều với đường trendline thì nó càng quan trọng. Tại sao lại như thế?
Bởi vì đường trendline đại diện cho một vùng hỗ trợ hoặc kháng cự động. Mỗi lần chạm thành công vào đường này sẽ củng cố cho nó, củng cố tầm quan trọng của nó như một vùng hỗ trợ hoặc kháng cự. Do đó, vai trò định hướng xu hướng của đường trendline cũng được tăng cường.
Việc tiếp cận đường trendline cũng không kém phần quan trọng so với việc chạm vào nó. Xét cho cùng, trong một đường trendline mở rộng, ngưỡng hỗ trợ có thể trở thành ngưỡng kháng cự và ngược lại.
3. Độ dốc đường trendline
Một xu hướng dốc nhiều thường không ổn định và dễ bị phá vỡ, ngay cả khi bởi một động thái đi ngang ngắn. Đó là sự thật.
Tuy nhiên, xu hướng dốc phá vỡ nhanh hơn nhiều. Cú phá vỡ khỏi một xu hướng dốc ít quan trọng hơn cú phá vỡ khỏi một xu hướng ổn định và di chuyển từ từ.
Nghe có vẻ nghịch lý, nhưng vấn đề là ở chỗ – cú phá vỡ khỏi một xu hướng dốc thường gây ra một đợt điều chỉnh ngắn, một chuyển động giá đi ngang, sau đó xu hướng mới tiếp tục trở lại, nhưng kém mạnh mẽ và suôn sẻ hơn nhiều. Theo đó, cú phá vỡ khỏi xu hướng dốc là một mô hình xác nhận, chứ không phải một mô hình đảo chiều.
Kết luận
Đường trendline là một công cụ dễ hiểu, nhưng chúng phải được sử dụng đúng cách và kỹ lưỡng.
Một cú phá vỡ khỏi đường trendline cho thấy sự gián đoạn tạm thời của xu hướng hoặc sự đảo chiều xu hướng chính.
Tầm quan trọng của đường trendline được quyết định bởi độ dài của nó, số lần chạm/ tiếp cận nó và độ dốc của nó.
Một đường trendline tốt luôn phán ảnh xu hướng cơ bản và hình thành các vùng hỗ trợ và kháng cự quan trọng. Các đường trendline mở rộng sẽ biến các ngưỡng hỗ trợ trước đây thành ngưỡng kháng cự và ngược lại, điều này cần được đặc biệt chú ý!
💡
– Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày
– Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư