1. Nguồn cung vàng là hữu hạn dẫn đến giá vàng tăng
Vàng là một loại hàng hoá đặc biệt và chính vì mang tính chất của một loại hàng hoá nên vàng cũng chịu tác động của quy luật cung cầu trên thị trường.
Xét về nguồn cung của vàng, vàng chủ yếu được cung cấp bởi những nước có trữ lượng vàng lớn, sản lượng xuất khẩu lớn có tầm ảnh hưởng đến thị trường vàng thế giới: Nam Phi, Mỹ, Nga, Canada, Úc, Trung Quốc và Peru.
Trung Quốc đã là quốc gia sản xuất vàng lớn thứ hai thế giới, vượt cả Nam Phi trong khi lượng vàng dự trữ chính thức của Trung Quốc chỉ còn kém Mỹ, Đức, Pháp, Italia và Thụy Sĩ. Việc tích lũy vàng của Trung Quốc đã góp phần làm vàng lên giá.
Tuy nhiên sản lượng khai thác vàng đã giảm trong những năm 2000. Một nguyên nhân chính là tất cả những vàng “dễ khai thác” đều đã được khai thác; các thợ mỏ bây giờ phải đào sâu hơn để để có thể tìm được nguồn vàng chất lượng. Việc vàng trở nên khó khai thác hơn đã gây ra thêm một số vấn đề: các thợ mỏ đối diện với nhiều nguy hiểm hơn, và việc khai thác vàng tác động nhiều hơn đến môi trường. Nói tóm lại, chúng ta đang tốn nhiều tiền hơn để có được ít vàng hơn. Điều này làm tăng chi phí sản xuất vàng, dẫn đến giá vàng tăng.
2. Nhu cầu đối với vàng ảnh hưởng đến giá vàng như thế nào?
“Văn hóa trọng vàng” đã tồn tại hàng nghìn năm và vẫn được giữ cho đến ngày nay. Có thể vàng không phải là kim loại quý hiếm nhất thế giới nhưng nhu cầu của xã hội về vàng đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử và ngày càng tăng khiến cho vàng trở thành một thứ hàng hóa rất hấp dẫn và vật lưu trữ quý giá.
Ngoài vai trò tiền tệ và tài sản lưu trữ thì vàng còn là thành phần vô cùng quan trọng sử dụng trong trang sức và công nghiệp. Hơn một nửa nhu cầu vàng đến từ trang sức, trong đó 2 quốc gia đông dân nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ có nhu cầu lớn nhất. Thậm chí ở nhiều nơi trên Ấn Độ, vàng vẫn được coi là thước đo thể hiện sự giàu có, là món quà quý giá dùng để tặng vào những dịp quan trọng, điều này đã đẩy giá vàng ở Ấn Độ tăng lên.
Ngoài đồ trang sức, các sản phẩm công nghiệp điện tử cũng cần 1 lượng vàng khá lớn, tương đương khoảng 12% để sản xuất các thiết bị điện tử, máy tính, hệ thống GPS và các thiết bị y tế như khác.
Tương tự như bất kỳ loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào, nhu cầu tăng trong khi nguồn cung bị hạn chế có xu hướng tác động đến giá của hàng hóa hoặc dịch vụ đó cao hơn. Như trên đã nói, vàng là một nguồn tài nguyên hữu hạn và khi điều kiện kinh tế toàn cầu làm cho vàng trở nên hấp dẫn sẽ khiến nhu cầu sở hữu vàng tăng, làm cho giá tăng theo.
💡
– Tham gia cộng đồng ZALO tại: Giao Lộ Đầu Tư để học hỏi kinh nghiệm, chiến lược đầu tư cùng Zoom giao dịch thực chiến tin tức hàng ngày
– Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại CHANNEL TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
3. Hoạt động của các quỹ ETF vàng
Bên cạnh các ngân hàng trung ương, các quỹ giao dịch trao đổi (ETF) – như SPDR Gold Shares (GLD) và iShares Gold Trust (IAU), cho phép các nhà đầu tư mua vàng bằng các chứng chỉ do chính những quỹ này cấp và hiện các quỹ này nắm giữ một khối lượng vàng vô cùng lớn.
Chính vì nắm giữ lượng lớn như vậy, nên khi những quỹ này bán ra hoặc mua vào 1 cách ồ ạt sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới giá vàng trên thị trường.
Một 1 ví dụ tiêu biểu như SPDR từng bán ra 20,5 tấn vàng vào 25/4/2008, đã khiến giá vàng trên thế giới đã bị đẩy xuống mức thấp nhất chỉ đạt gần 900 USD/ounce hay vào năm 2016 khi dòng tiền cho các quỹ ETF vàng đã tăng mạnh, khiến hoạt động mua của các quỹ ETF cũng tăng theo. Hoạt động mua này có thể có tác động tích cực đến giá vàng.
4. Khủng hoảng kinh tế – chính trị
Vàng luôn được xem là hầm trú ẩn an toàn trong bối cảnh kinh tế hoặc địa chính trị bất ổn do đó sự bất ổn về kinh tế, chính trị là một trong những nguyên nhân khiến cho giá vàng tăng mạnh.
Giới đầu tư tài chính luôn có sẵn công cụ phòng ngừa rủi ro cho mình, đặc biệt trong các giai đoạn thị trường chao đảo. Khi bán tháo các danh mục cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ tìm đến các tài sản trú ẩn tạm thời như kim loại quý (vàng, bạc), đồng tiền mạnh (USD, CHF), trái phiếu Mỹ hay thậm chí là tiền mã hóa (Bitcoin, Ethereum) để bảo vệ giá trị tài sản của mình.
Nhiều nhà kinh tế cho rằng việc lưu trữ vàng sẽ bảo vệ giới đầu tư khỏi những rủi ro liên quan đến sự sụt giá của đồng đô la Mỹ và kim loại màu vàng này cũng được nhiều người sử dụng như một “vịnh tránh bão” trước sự bất ổn của kinh tế toàn cầu hay lo sợ sự sụp đổ của thị trường chứng khoán hay nỗi lo về giảm phát và lạm phát.
Theo một số nghiên cứu về vai trò của vàng trong cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu 2008-2009, vàng đã thể hiện hiệu quả là một kênh đầu tư trú ẩn an toàn. Trong đại dịch Covid-2019, giá vàng thế giới từ cuối tháng 3-2020 tăng liên tục và có lúc đạt đỉnh cao nhất mọi thời đại vượt mốc 2.000 USD/ounce.
Tuy nhiên, điều mà các nhà đầu tư phải ghi nhớ là sự bất ổn kinh tế – chính trị không phải là một thống kê có thể định lượng như nhiều yếu tố khác. Đó là một yếu tố tâm lý hoàn toàn phụ thuộc vào nhà đầu tư và nó có thể khác nhau từ sự kiện này sang sự kiện tiếp theo.
💡
Các bài viết và nhận định thị trường của Mr. Phan Trọng: TẠI ĐÂY