💡
– Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày
– Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
Xem lại phần 2
Mô hình con bướm (The Butterfly)
Mô hình con bướm sẽ có cấu tạo như sau:
Đối với sóng tăng:
Mô hình con bướm đối với sóng giảm như sau:
Các nguyên tắc chuẩn hoá mô hình con bướm như sau:
- Sóng AB sẽ hồi về ngưỡng 0.786 retracement của sóng XA.
- Sóng BC sẽ hồi về ngưỡng Fibonacci Retracement 0.382 hoặc là ngưỡng 0.886 so với sóng AB.
- Sóng CD sẽ vươn khỏi sóng BC và lên ngưỡng Fibonacci Extension là 1.618 hoặc là ngưỡng 2.618.
- Tổng quan con sóng AD sẽ vượt đến ngưỡng Fibonacci Extension là 1.27 hoặc là 1.618 của sóng XA.
Sau đây sẽ là một ví dụ cụ thể về mô hình con bướm trong thực tế:
3 bước để giao dịch với mô hình Harmonic
Để có thể giao dịch với mô hình Harmonic một cách dễ dàng và đạt hiệu quả cao thì chúng ta nên thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Đánh dấu các vị trí điểm sóng của mô hình
Trong thực tế sẽ tương đối khó để nhìn ra các mô hình Harmonic nâng cao như là Gartley hay các mô hình con vật khi mà giá còn đang diễn biến.
Đôi khi nó đã hình thành xong rồi mà chúng ta vẫn không hay biết vì không để ý đến và không kịp định hình được mô hình Harmonic tạo thành.
Cho nên khi bắt đầu hình thành những con sóng manh nha có khả năng tạo ra các mô hình Harmonic thì chúng ta nến đánh dấu các điểm sóng để lần sau khi mở chart lên chúng ta không phải mất công định hình lại các con sóng của mô hình nữa.
Cụ thể chúng ta có thể sử dụng công cụ Draw Text trong các phần mềm MT4 và MT5 cụ thể như sau:
Hình trên là công cụ Draw Text trên phần mềm MT4
Hình trên là công cụ Draw Text trên phần mềm MT5
Và chúng ta sẽ đấu dấu những mô hình Harmonic trên chính biểu đồ giá như ví dụ sau:
Bước 2: Tiến hành đo các ngưỡng Fibonacci với các con sóng đã định hình
Chắc chắn khi đã ước lượng được các con sóng thì chúng ta phải tiến hành đo đạc theo các ngưỡng Fibonacci vì nó chính là căn cứ để có thể xác định được mô hình Harmonic là gì.
Cụ thể với ví dụ trên chúng ta sẽ tiến hành đo đạc từng con sóng để xem nó có các ngưỡng Fibonacci như thế nào nhé:
Khi đo Fibonacci con sóng XA thì chúng ta có thể thấy con sóng AB đã hồi về đến ngưỡng 78.6% (0.786) so với con sóng XA.
Ta sẽ đo đến con sóng AB để ước lượng sóng BC
Có thể thấy sóng BC đã hồi về đến ngưỡng 88.6% so với con sóng AB.
Chúng ta đo đến con sóng BC
Khi đo Fibonacci Extension thì có thể thấy sóng CD đã ở ngưỡng 161.8% so với con sóng BC. Có thể nói các đỉnh đáy nằm ở những vị trí Fibonacci rất đẹp trong mô hình giá này.
Cuối cùng ta sẽ ước lượng con sóng AD theo sóng XA
Đỉnh D nằm ở vị trí ngưỡng 127.2% so với con sóng XA.
Như vậy các con số đo đạc Fibonacci đã được cụ thể hoá rõ ràng rồi. Bây giờ các bạn hãy thử so với các mô hình giá Harmonic ở trên và nhận định xem nó thuộc mô hình nào?
Đó chính là mô hình con bướm (Butterfly harmonic pattern) phải không nào.
Bước 3: Tìm mô hình nến phù hợp để vào lệnh
Khi mà mô hình Harmonic đã được hoàn thành thì chắc chắn công việc cuối cùng là chúng ta tìm kiếm cơ hội tốt để vào lệnh mà thôi.
Với vị dụ trên thì tại đỉnh D không có được một mẫu hình đẹp nào để vào lệnh, nếu tự tin bạn có thể vào lệnh với cây nến giảm mạnh tại vị trí nến số 3 sau đỉnh D. Tuy nhiên có thể bị dính Stop loss nếu như bạn đặt lệnh dừng lỗ trên đỉnh cây nến này vì sau đó giá đi chưa được đến Take Profit tỷ lệ là 2:1 thì nó đã quay đầu về test lại đỉnh D.
Chúng ta có thể thấy là đỉnh D đã tạo thành một ngưỡng kháng cự mạnh khi mà cù hồi test về sau đó giá tiếp tục giảm, phải đến lần tạo đỉnh thứ 3 thì mới giảm thực sự sâu.
Ở vị trí đỉnh thứ 3 cũng là một mô hình giá Evening Star tương đối đẹp và nếu vào được lệnh tại vị trí này là rất tuyệt vời.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ rất chi tiết về mô hình giá Harmonic là gì và cấu tạo sóng chi tiết của mỗi một mô hình Harmonic.
Các mô hình Harmonic cần nhiều thời gian để hình thành và nó cũng không phải dễ nhận ra, bạn có thể tăng khả năng phát hiện các mẫu hình giá Harmonic bằng cách luyện tập trên biểu đồ thực tế thường xuyên, chắc chắn sẽ tăng được khả năng phản xạ và nhìn ra mô hình giá. Chúc các bạn thành công!
💡
– Các bài viết và nhận định thị trường của Mạnh Quang (Bét Chây): Tại đây